Nhận lỗi, sửa lỗi và đòi hỏi từ nghị trường
Thủ tướng nhận lỗi về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong điều hành, nhưng các thành viên khác thì sao?
“Theo tư tưởng nhà Phật, biết lỗi, quyết tâm sửa lỗi là đệ nhất giác ngộ”, hòa thượng Thích Thanh Quyết, đại biểu đoàn Quảng Ninh phát biểu tại phiên họp toàn thể sáng 31/10 của Quốc hội.
Lời bình này được hòa thượng dành cho phần nhận lỗi của người đứng đầu Chính phủ trước toàn Đảng, toàn dân trong công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành, ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp.
Đây cũng là điều được không ít đại biểu nhắc đến trong 7 phút ít ỏi khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội trong suốt một ngày rưỡi qua, với cả tin tưởng và âu lo. Bởi, Thủ tướng nhận lỗi về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, nhưng các thành viên khác thì sao? Và còn bởi, quan trọng hơn nhận lỗi, là quyết tâm và giải pháp để sửa chữa.
Ở phiên thảo luận đầu tiên, đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) băn khoăn: “Thủ tướng đã nhận lỗi trước Quốc hội, nhưng chưa thấy lãnh đạo các bộ, ngành là chủ thể của những sai phạm, yếu kém kéo dài công khai lên tiếng nhận trách nhiệm để cử tri yên tâm trước khả năng khắc phục yếu kém đưa đất nước đi lên”.
Nhấn mạnh yêu cầu về đã hứa thì phải thực hiện, đại biểu Huệ nêu một ví dụ, khi ông chất vấn bằng văn bản về việc sử dụng không thống nhất mẫu Quốc huy, một biểu tượng linh thiêng của đất nước, Bộ Nội vụ hứa sẽ hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nhưng đến nay hình như vẫn chưa có động thái gì.
“Ngay tại Quốc hội, Quốc huy treo trên phông của hội trường là chuẩn, còn Quốc huy in trên bìa cuốn sổ ghi chép phát cho các đại biểu màu mè lòe loẹt, không chuẩn về tỷ lệ quy định. Về biểu tượng quốc gia thì như thế, những lời hứa cụ thể khác thì sao”, đại biểu Huệ quan ngại.
Điểm danh không ít những yếu kém trong chỉ đạo điều hành, nhất là sự chậm chạp trong tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng những nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành chưa được phân tích thấu đáo trong báo cáo của Chính phủ.
“Hàng loạt những vấn đề nổi cộm, nhưng tôi cảm giác rằng không ai chịu trách nhiệm, chúng ta chỉ nói chung chung”, đại biểu Thông nhấn mạnh.
Theo phân tích của vị đại biểu này thì người dân đang nộp thuế cho bộ máy nhà nước làm việc, song đến an toàn trong bữa ăn cũng không được đảm bảo, nhưng không biết hỏi ai.
“Nếu chúng ta không mổ xẻ trách nhiệm của các tư lệnh ngành một cách mạnh mẽ quyết liệt, thì vẫn chỉ là nói cho vui”, ông Thông phát biểu.
Đề nghị được ông Thông nhấn mạnh là Chính phủ cần phải đưa ra đánh giá hoạt động của mình, đặc biệt là của các bộ trưởng, cung cấp thông tin các đại biểu Quốc hội rằng trong năm qua bộ trưởng nào làm tốt, bộ trưởng nào có vấn đề cần phải lưu ý, để lấy căn cứ bỏ phiếu tín nhiệm.
Cũng sốt ruột về “tốc độ” của việc sửa lỗi, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng, trong thời gian vừa qua nhiều cán bộ, đảng viên chỉ lo che chắn khuyết điểm, dẫn đến không còn thời gian đầu tư suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ. Theo đại biểu Hà, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội không cao, không đồng bộ trong thời gian vừa qua.
Vị đại biểu này cũng không ngần ngại chỉ rõ khuyết điểm của từng bộ. Như Bộ Y tế buông lỏng quản lý nhà nước trong thời gian dài về dược liệu, qua kiểm tra 400 mẫu dược liệu có loại thuốc bốc nhầm, có loại trộn cả xi măng, có loại ngâm tẩm hóa chất độc hại gây ung thư, thậm chí có cả các loại hóa chất mà không biết là chất gì.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính buông lỏng quản lý tạm nhập tái xuất dầu, điển hình như chênh lệch giữa số tạm nhập với tái xuất xăng dầu của Petrolimex năm 2010 lên đến 31.200 tấn, năm 2011 là 23.300 tấn và 6 tháng đầu năm 2012 là 65.600 tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn buông lỏng công tác quản lý đất đai kéo dài trong nhiều năm đối với trên 10.000 ha đất của các nông trường, trạm, trại trực thuộc bộ nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội...
Liên quan đến những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng đề cập ở phần nhận lỗi, đại biểu Hà cho rằng, cần khắc phục ngay lợi ích nhóm hiện đang tồn tại giữa một bộ phận lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với một bộ phận cán bộ có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước để việc tái cơ cấu nền kinh tế, tập đoàn, tổng công ty nhà nước được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và có hiệu quả.
“Tôi đề nghị cần sớm xây dựng được văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ công chức để không cản đường hay kéo lùi sự phát triển của đất nước”, đại biểu Hà phát biểu.
Lời bình này được hòa thượng dành cho phần nhận lỗi của người đứng đầu Chính phủ trước toàn Đảng, toàn dân trong công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành, ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp.
Đây cũng là điều được không ít đại biểu nhắc đến trong 7 phút ít ỏi khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội trong suốt một ngày rưỡi qua, với cả tin tưởng và âu lo. Bởi, Thủ tướng nhận lỗi về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, nhưng các thành viên khác thì sao? Và còn bởi, quan trọng hơn nhận lỗi, là quyết tâm và giải pháp để sửa chữa.
Ở phiên thảo luận đầu tiên, đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) băn khoăn: “Thủ tướng đã nhận lỗi trước Quốc hội, nhưng chưa thấy lãnh đạo các bộ, ngành là chủ thể của những sai phạm, yếu kém kéo dài công khai lên tiếng nhận trách nhiệm để cử tri yên tâm trước khả năng khắc phục yếu kém đưa đất nước đi lên”.
Nhấn mạnh yêu cầu về đã hứa thì phải thực hiện, đại biểu Huệ nêu một ví dụ, khi ông chất vấn bằng văn bản về việc sử dụng không thống nhất mẫu Quốc huy, một biểu tượng linh thiêng của đất nước, Bộ Nội vụ hứa sẽ hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nhưng đến nay hình như vẫn chưa có động thái gì.
“Ngay tại Quốc hội, Quốc huy treo trên phông của hội trường là chuẩn, còn Quốc huy in trên bìa cuốn sổ ghi chép phát cho các đại biểu màu mè lòe loẹt, không chuẩn về tỷ lệ quy định. Về biểu tượng quốc gia thì như thế, những lời hứa cụ thể khác thì sao”, đại biểu Huệ quan ngại.
Điểm danh không ít những yếu kém trong chỉ đạo điều hành, nhất là sự chậm chạp trong tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng những nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành chưa được phân tích thấu đáo trong báo cáo của Chính phủ.
“Hàng loạt những vấn đề nổi cộm, nhưng tôi cảm giác rằng không ai chịu trách nhiệm, chúng ta chỉ nói chung chung”, đại biểu Thông nhấn mạnh.
Theo phân tích của vị đại biểu này thì người dân đang nộp thuế cho bộ máy nhà nước làm việc, song đến an toàn trong bữa ăn cũng không được đảm bảo, nhưng không biết hỏi ai.
“Nếu chúng ta không mổ xẻ trách nhiệm của các tư lệnh ngành một cách mạnh mẽ quyết liệt, thì vẫn chỉ là nói cho vui”, ông Thông phát biểu.
Đề nghị được ông Thông nhấn mạnh là Chính phủ cần phải đưa ra đánh giá hoạt động của mình, đặc biệt là của các bộ trưởng, cung cấp thông tin các đại biểu Quốc hội rằng trong năm qua bộ trưởng nào làm tốt, bộ trưởng nào có vấn đề cần phải lưu ý, để lấy căn cứ bỏ phiếu tín nhiệm.
Cũng sốt ruột về “tốc độ” của việc sửa lỗi, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng, trong thời gian vừa qua nhiều cán bộ, đảng viên chỉ lo che chắn khuyết điểm, dẫn đến không còn thời gian đầu tư suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ. Theo đại biểu Hà, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội không cao, không đồng bộ trong thời gian vừa qua.
Vị đại biểu này cũng không ngần ngại chỉ rõ khuyết điểm của từng bộ. Như Bộ Y tế buông lỏng quản lý nhà nước trong thời gian dài về dược liệu, qua kiểm tra 400 mẫu dược liệu có loại thuốc bốc nhầm, có loại trộn cả xi măng, có loại ngâm tẩm hóa chất độc hại gây ung thư, thậm chí có cả các loại hóa chất mà không biết là chất gì.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính buông lỏng quản lý tạm nhập tái xuất dầu, điển hình như chênh lệch giữa số tạm nhập với tái xuất xăng dầu của Petrolimex năm 2010 lên đến 31.200 tấn, năm 2011 là 23.300 tấn và 6 tháng đầu năm 2012 là 65.600 tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn buông lỏng công tác quản lý đất đai kéo dài trong nhiều năm đối với trên 10.000 ha đất của các nông trường, trạm, trại trực thuộc bộ nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội...
Liên quan đến những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng đề cập ở phần nhận lỗi, đại biểu Hà cho rằng, cần khắc phục ngay lợi ích nhóm hiện đang tồn tại giữa một bộ phận lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với một bộ phận cán bộ có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước để việc tái cơ cấu nền kinh tế, tập đoàn, tổng công ty nhà nước được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và có hiệu quả.
“Tôi đề nghị cần sớm xây dựng được văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ công chức để không cản đường hay kéo lùi sự phát triển của đất nước”, đại biểu Hà phát biểu.