Nhân lực bán hàng: Cung, cầu đều giảm?
Mạng tuyển dụng VietnamWorks.com vừa công bố ngành bán hàng có chỉ số cung-cầu nhân lực đều giảm quí trong 3/2007
Vừa qua, mạng tuyển dụng VietnamWorks.com đã công bố thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam quí 3/2007, trong đó bán hàng là ngành có chỉ số cung-cầu nhân lực đều giảm.
Chỉ số cầu nhân lực (số lượng việc làm) của ngành bán hàng tuy đạt mức cao nhất quí này nhưng lại tụt 22 điểm so với quí trước (1577/1599). Chỉ số cung nhân lực (số lượng hồ sơ tìm việc) của ngành này, một trong sáu chỉ số cao nhất quí, cũng bị tụt 58 điểm (655/713).
Điều này cho thấy, bán hàng tuy vẫn là nghề thu hút nhân lực (do đạt chỉ số cao trong quí) nhưng dường như đã có sự “chuyển hướng nhận thức” từ phía doanh nghiệp và người lao động?
Các chuyên gia của VietnamWorks.com lý giải, sự “xuống hạng” chỉ số cung-cầu nhân lực cho thấy xu hướng nhảy việc trong lĩnh vực bán hàng đã giảm trong quí, dù đây vẫn được xem là ngành có tỷ lệ chuyển đổi công việc cao. Nguồn nhân lực này có xu hướng ổn định công việc và chờ đợi các khoản thưởng cuối năm, trước khi nghĩ đến việc chuyển sang môi trường mới.
Lý giải trên xem ra chỉ đúng phần nào, nhất là trong tình hình kinh doanh bán lẻ đang diễn ra rất sôi động hiện nay. Hệ thống siêu thị Vinatexmart (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đang đi gần đến con số 50. Saigon Co-op cũng dự tính phát triển lên 30 siêu thị trong thời gian tới.
Sự nhộn nhịp của thị trường, định hướng phát triển tương lai của các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước đã khiến nhu cầu về nhân sự bán hàng không thể... không “nóng”. Chẳng hạn, kế hoạch phát triển đội ngũ bán hàng từ 2.000 lên 5.000 nhân viên trong thời gian tới để phát triển chuỗi cửa hàng của Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, là một minh chứng cho nhận định trên.
Tuy nhiên, công việc bán hàng hiện đại không chỉ đòi hỏi người nhân viên phải có kiến thức về kinh tế mà còn phải hiểu biết về chuyên ngành để thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm như hậu mãi, chăm sóc khách hàng... Vì thế, chức danh “nhân viên bán hàng” đã được thay bằng “kỹ sư bán hàng” khi đăng tuyển dụng ở một số lĩnh vực đặc thù như kỹ thuật, công nghệ...
Chính yêu cầu về chuyên môn như trên đã khiến việc tuyển dụng nhân viên bán hàng trở nên khó hơn. Phó giám đốc một công ty kinh doanh thức ăn gia súc cho biết công ty ông luôn có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư nông lâm để bán hàng, vì người ngoài ngành chăn nuôi sẽ không biết chăm sóc thú y, tiêm phòng bệnh gia súc... nên khó tiếp cận nông dân.
Tuy nhiên, sinh viên ngành nông lâm ra trường thường thích đi về các viện, trung tâm khoa học để làm công tác nghiên cứu, hơn là gia nhập một công ty kinh doanh thức ăn gia súc để... bán hàng. Các lĩnh vực khác như công nghệ cao, hóa chất, thực phẩm... cũng trong tình trạng tương tự.
Một khả năng khác lý giải sự tụt giảm chỉ số cung-cầu nhân lực trong ngành bán hàng, theo công bố của mạng tuyển dụng VietnamWorks.com, có thể là do số lượng các đơn đặt hàng trực tuyến giảm. Khoảng 2-3 năm trước, khi các mạng tuyển dụng trực tuyến rộ lên hoạt động, môi trường Internet được xem là lý tưởng về tính tương tác cho doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên, hiện tại cả hai đối tượng này đã chủ động tạo cơ hội tiếp xúc thực tế với nhau nhiều hơn qua các kỳ hội chợ việc làm, giao lưu với sinh viên, chương trình đào tạo của doanh nghiệp... Tính tương tác qua môi trường ảo trên mạng vì thế sẽ không còn thuyết phục bằng các cơ hội giao lưu thật ngoài đời.
Chỉ số cầu nhân lực (số lượng việc làm) của ngành bán hàng tuy đạt mức cao nhất quí này nhưng lại tụt 22 điểm so với quí trước (1577/1599). Chỉ số cung nhân lực (số lượng hồ sơ tìm việc) của ngành này, một trong sáu chỉ số cao nhất quí, cũng bị tụt 58 điểm (655/713).
Điều này cho thấy, bán hàng tuy vẫn là nghề thu hút nhân lực (do đạt chỉ số cao trong quí) nhưng dường như đã có sự “chuyển hướng nhận thức” từ phía doanh nghiệp và người lao động?
Các chuyên gia của VietnamWorks.com lý giải, sự “xuống hạng” chỉ số cung-cầu nhân lực cho thấy xu hướng nhảy việc trong lĩnh vực bán hàng đã giảm trong quí, dù đây vẫn được xem là ngành có tỷ lệ chuyển đổi công việc cao. Nguồn nhân lực này có xu hướng ổn định công việc và chờ đợi các khoản thưởng cuối năm, trước khi nghĩ đến việc chuyển sang môi trường mới.
Lý giải trên xem ra chỉ đúng phần nào, nhất là trong tình hình kinh doanh bán lẻ đang diễn ra rất sôi động hiện nay. Hệ thống siêu thị Vinatexmart (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đang đi gần đến con số 50. Saigon Co-op cũng dự tính phát triển lên 30 siêu thị trong thời gian tới.
Sự nhộn nhịp của thị trường, định hướng phát triển tương lai của các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước đã khiến nhu cầu về nhân sự bán hàng không thể... không “nóng”. Chẳng hạn, kế hoạch phát triển đội ngũ bán hàng từ 2.000 lên 5.000 nhân viên trong thời gian tới để phát triển chuỗi cửa hàng của Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim, là một minh chứng cho nhận định trên.
Tuy nhiên, công việc bán hàng hiện đại không chỉ đòi hỏi người nhân viên phải có kiến thức về kinh tế mà còn phải hiểu biết về chuyên ngành để thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm như hậu mãi, chăm sóc khách hàng... Vì thế, chức danh “nhân viên bán hàng” đã được thay bằng “kỹ sư bán hàng” khi đăng tuyển dụng ở một số lĩnh vực đặc thù như kỹ thuật, công nghệ...
Chính yêu cầu về chuyên môn như trên đã khiến việc tuyển dụng nhân viên bán hàng trở nên khó hơn. Phó giám đốc một công ty kinh doanh thức ăn gia súc cho biết công ty ông luôn có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư nông lâm để bán hàng, vì người ngoài ngành chăn nuôi sẽ không biết chăm sóc thú y, tiêm phòng bệnh gia súc... nên khó tiếp cận nông dân.
Tuy nhiên, sinh viên ngành nông lâm ra trường thường thích đi về các viện, trung tâm khoa học để làm công tác nghiên cứu, hơn là gia nhập một công ty kinh doanh thức ăn gia súc để... bán hàng. Các lĩnh vực khác như công nghệ cao, hóa chất, thực phẩm... cũng trong tình trạng tương tự.
Một khả năng khác lý giải sự tụt giảm chỉ số cung-cầu nhân lực trong ngành bán hàng, theo công bố của mạng tuyển dụng VietnamWorks.com, có thể là do số lượng các đơn đặt hàng trực tuyến giảm. Khoảng 2-3 năm trước, khi các mạng tuyển dụng trực tuyến rộ lên hoạt động, môi trường Internet được xem là lý tưởng về tính tương tác cho doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên, hiện tại cả hai đối tượng này đã chủ động tạo cơ hội tiếp xúc thực tế với nhau nhiều hơn qua các kỳ hội chợ việc làm, giao lưu với sinh viên, chương trình đào tạo của doanh nghiệp... Tính tương tác qua môi trường ảo trên mạng vì thế sẽ không còn thuyết phục bằng các cơ hội giao lưu thật ngoài đời.