“Nhân lực bất động sản vừa thiếu vừa yếu!”
"Thị trường bất động sản đã phát triển quá nhanh so với sự phát triển của công tác đào tạo nhân sự cho lĩnh vực này"
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Vũ Quốc Thái, Công ty Nghiên cứu và Tư vấn bất động sản Vietrees.
Ông nhận định như thế nào về thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay?
Những khảo sát mà Vietrees thực hiện trong thời gian vừa qua cho thấy, nguồn nhân lực làm việc trong ngành bất động sản của Việt Nam hiện còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tình trạng thiếu hụt không chỉ diễn ra đối với những nhân sự cao cấp mà gần như là thiếu hụt ở tất cả các khâu, các lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bất động sản.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu hụt là do thị trường bất động sản đã phát triển quá nhanh so với sự phát triển của công tác đào tạo nhân sự cho lĩnh vực này. Chúng ta đều biết rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay còn non trẻ so với thị trường của các ngành nghề khác.
Tuy nhiên, dù mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu, nhưng tốc độ phát triển của thị trường bất động sản thực sự mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Không kể những doanh nghiệp đã hoạt động và đã tạo dựng được tên tuổi trong thị trường này thì từ nhiều năm nay, chúng ta có thể thấy được không ít tập đoàn bất động sản lớn của nước ngoài đã quan tâm và đầu tư vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các công ty bất động sản trong nước khác, bao gồm cả những đơn vị từ lĩnh vực khác mở rộng sang hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Những yếu tố này đã dẫn đến sự thiếu hụt khá nhiều về nhân lực vì nguồn “cung” không đáp ứng nổi “cầu”.
Có một thực trạng nữa là hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản muốn cho nhân viên đi học các lớp chuyên về lĩnh vực bất động sản, nhưng các doanh nghiệp đó đều bối rối vì không biết tìm ở đâu những trường lớp đào tạo và do vậy cũng khó tìm kiếm, tuyển dụng được những nhân sự đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Số lượng và chất lượng đội ngũ lao động như trên ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong nước?
Chắc chắn sự thiếu hụt về chất và lượng như vậy, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả thị trường bất động sản Việt Nam (xét về tính chuyên nghiệp của dịch vụ, chất lượng của bất động sản và các giao dịch bất động sản) thì đây cũng chính là một trong những rào cản lớn trên đường phát triển của bất kỳ doanh nghiệp bất động sản nào.
Đặc biệt là trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài quan tâm và nhảy vào đầu tư tại thị trường “nóng bỏng” và hấp dẫn này.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của thị trường đầy tiềm năng này cũng tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp càng “bị bắt buộc” phải thể hiện mình ngày một chuyên nghiệp, bài bản hơn trong cách điều hành, quản lý, kinh doanh, tiếp thị hình ảnh...
Để đảm bảo được các yếu tố đó, những chủ doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư nhiều hơn cho doanh nghiệp của mình, mà cốt lõi chính yếu là phải đầu tư “chất xám” để tạo nên những thay đổi đột biến cho doanh nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp bất động sản làm thế nào để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực?
Hiện nay, để đối phó tình trạng này một cách cục bộ thì các doanh nghiệp chiêu dụ nhân tài từ các doanh nghiệp cùng ngành khác bằng phương thức đưa ra nhiều phúc lợi và mức lương hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, cũng có không ít những công ty đã chọn nhiều hướng đi mới tích cực hơn như thu hút nhân lực từ nước ngoài (Việt kiều) về làm việc cho mình hoặc cử nhân viên của mình sang nước ngoài để theo học các lớp đào tạo chuyên ngành về bất động sản nhằm bù đắp những mặt còn yếu.
Tuy nhiên có một thách thức song song đặt ra đối với doanh nghiệp khi đó là: làm sao để tránh được sự “cám dỗ” đối với nguồn nhân sự sau khi được đào tạo trở về?
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu cân nhắc và chọn cho mình giải pháp tạo sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và nhân viên bằng cách đưa họ vào những vị trí trọng yếu, hoặc đưa ra những lợi ích lâu dài gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy theo ông, trong thời gian tới, đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực bất động sản sẽ phát triển ra sao?
Trong thời gian tới, do nhu cầu đào tạo ngày càng tăng và với sự quan tâm đúng mực của Nhà nước, chắc chắn sẽ có những khoá học và lớp đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Nhờ đó mà nhu cầu về nhân sự bất động sản cũng sẽ bớt “nóng”.
Tuy nhiên, trong hiện tại cũng như tương lai gần, ít nhất là 2 năm nữa, chúng ta vẫn ở trong tình trạng thiếu hụt và các doanh nghiệp vẫn phải tự phát huy “sức hấp dẫn” của mình, phải tự đào tạo và giữ lấy nhân sự, đồng thời thu hút những nhân tài về với công ty của mình.
Ông nhận định như thế nào về thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay?
Những khảo sát mà Vietrees thực hiện trong thời gian vừa qua cho thấy, nguồn nhân lực làm việc trong ngành bất động sản của Việt Nam hiện còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tình trạng thiếu hụt không chỉ diễn ra đối với những nhân sự cao cấp mà gần như là thiếu hụt ở tất cả các khâu, các lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bất động sản.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu hụt là do thị trường bất động sản đã phát triển quá nhanh so với sự phát triển của công tác đào tạo nhân sự cho lĩnh vực này. Chúng ta đều biết rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay còn non trẻ so với thị trường của các ngành nghề khác.
Tuy nhiên, dù mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu, nhưng tốc độ phát triển của thị trường bất động sản thực sự mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Không kể những doanh nghiệp đã hoạt động và đã tạo dựng được tên tuổi trong thị trường này thì từ nhiều năm nay, chúng ta có thể thấy được không ít tập đoàn bất động sản lớn của nước ngoài đã quan tâm và đầu tư vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các công ty bất động sản trong nước khác, bao gồm cả những đơn vị từ lĩnh vực khác mở rộng sang hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Những yếu tố này đã dẫn đến sự thiếu hụt khá nhiều về nhân lực vì nguồn “cung” không đáp ứng nổi “cầu”.
Có một thực trạng nữa là hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản muốn cho nhân viên đi học các lớp chuyên về lĩnh vực bất động sản, nhưng các doanh nghiệp đó đều bối rối vì không biết tìm ở đâu những trường lớp đào tạo và do vậy cũng khó tìm kiếm, tuyển dụng được những nhân sự đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Số lượng và chất lượng đội ngũ lao động như trên ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong nước?
Chắc chắn sự thiếu hụt về chất và lượng như vậy, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả thị trường bất động sản Việt Nam (xét về tính chuyên nghiệp của dịch vụ, chất lượng của bất động sản và các giao dịch bất động sản) thì đây cũng chính là một trong những rào cản lớn trên đường phát triển của bất kỳ doanh nghiệp bất động sản nào.
Đặc biệt là trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài quan tâm và nhảy vào đầu tư tại thị trường “nóng bỏng” và hấp dẫn này.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của thị trường đầy tiềm năng này cũng tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp càng “bị bắt buộc” phải thể hiện mình ngày một chuyên nghiệp, bài bản hơn trong cách điều hành, quản lý, kinh doanh, tiếp thị hình ảnh...
Để đảm bảo được các yếu tố đó, những chủ doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư nhiều hơn cho doanh nghiệp của mình, mà cốt lõi chính yếu là phải đầu tư “chất xám” để tạo nên những thay đổi đột biến cho doanh nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp bất động sản làm thế nào để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực?
Hiện nay, để đối phó tình trạng này một cách cục bộ thì các doanh nghiệp chiêu dụ nhân tài từ các doanh nghiệp cùng ngành khác bằng phương thức đưa ra nhiều phúc lợi và mức lương hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, cũng có không ít những công ty đã chọn nhiều hướng đi mới tích cực hơn như thu hút nhân lực từ nước ngoài (Việt kiều) về làm việc cho mình hoặc cử nhân viên của mình sang nước ngoài để theo học các lớp đào tạo chuyên ngành về bất động sản nhằm bù đắp những mặt còn yếu.
Tuy nhiên có một thách thức song song đặt ra đối với doanh nghiệp khi đó là: làm sao để tránh được sự “cám dỗ” đối với nguồn nhân sự sau khi được đào tạo trở về?
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu cân nhắc và chọn cho mình giải pháp tạo sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và nhân viên bằng cách đưa họ vào những vị trí trọng yếu, hoặc đưa ra những lợi ích lâu dài gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy theo ông, trong thời gian tới, đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực bất động sản sẽ phát triển ra sao?
Trong thời gian tới, do nhu cầu đào tạo ngày càng tăng và với sự quan tâm đúng mực của Nhà nước, chắc chắn sẽ có những khoá học và lớp đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Nhờ đó mà nhu cầu về nhân sự bất động sản cũng sẽ bớt “nóng”.
Tuy nhiên, trong hiện tại cũng như tương lai gần, ít nhất là 2 năm nữa, chúng ta vẫn ở trong tình trạng thiếu hụt và các doanh nghiệp vẫn phải tự phát huy “sức hấp dẫn” của mình, phải tự đào tạo và giữ lấy nhân sự, đồng thời thu hút những nhân tài về với công ty của mình.