Nhân lực du lịch: Vẫn "lệch" cung - cầu
Nhu cầu nhân lực cao của ngành du lịch tăng mạnh nhưng các cơ sở đào tạo vẫn chưa đáp ứng được
Mặc dù quy mô đào tạo tăng, mạng lưới cơ sở đào tạo mở rộng, ngành nghề đào tạo phong phú… nhưng ngành du lịch trong nước vẫn đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực qua đào tạo.
Đó là nội dung được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại hội thảo “ Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội” được tổ chức ngày 17/8, tại Hà Nội.
Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyện nghiệp và đồng bộ, có tính cạnh tranh.
Cụ thể, mục tiêu đặt ra đến năm 2015 đón 7 đến 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 đến 35 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du dịch đạt 10 – 11 tỷ USD, đóng góp 6%GDP, tạo ra khoảng 2,2 triệu việc làm, trong đó có khoảng 620 nghìn việc làm trực tiếp.
Đến năm 2020, phấn đấu đón từ 11 đến 12 triệu lượt khách quốc tế, 45 đến 48 triệu lượt khách nội địa, thu nhập khoảng 18 – 19 tỷ USD, tạo 3 triệu việc làm, trong đó khoảng 870 nghìn việc làm trực tiếp.
Theo TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, nhân lực du lịch ngày càng đòi hỏi cao về trình độ, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt chuẩn. Lao động phổ thông du lịch dần trở nên kém hấp dẫn và được thay thế bằng lao động thời vụ, lao động tự chủ tăng cao với mô hình kinh tế hộ gia đình.
Dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cũng cho thấy, giai đoạn 2011 - 2015, sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm là 9,6%.
Số liệu dự báo của cơ quan này cho thấy, hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2016 – 2020, tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Nhu cầu đào tạo ở trình độ trên đại học tăng 13,1% giai đoạn 2011 – 2015 và tăng 9,2% giai đoạn 2016 – 2020, tăng hơn mức tăng trưởng chung. Nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch trình độ cao đẳng và đại học tăng lần lượt là 10,6% và 7,5% giai đoạn tiếp theo.
Với nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực như thế, hàng năm hệ thống giáo dục và đào tạo phải đáp ứng trên dưới 20.000 người tốt nghiệp ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, nhiều chuyên gia cho rằng, đang có quá nhiều bất cập từ vấn đề này.
Ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, cơ sở đào tạo đang không nắm được nhu cầu từ phía doanh nghiệp; các chương trình giảng dạy thì nặng lý thuyết và kiến thức cơ bản, thiếu các kỹ năng nghề, kỹ năng thực tế và giao tiếp, vì thế sinh viên ra trường thường không đáp ướng được yêu cầu công việc. Vì thế, nguồn nhân lực du lịch luôn trong tình trạng vừa thiếu vừa yếu.
Điều này được minh chứng qua tỷ lệ lao động du lịch đang khá khiêm tốn khi đặt trong tổng số lao động cả nước, chỉ chiếm 2,38%. Nếu tính nguồn lao động trực tiếp thì chỉ chiếm 0,58% trong tổng số 45 triệu lao động. Trong khi đó, du lịch đang được hướng tới mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Yếu và thiếu ở đây còn được nhìn nhận ở phần “chất”. Theo ông Lê Văn Tạo, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa, tỷ lệ lao động ở ngành du lịch hiện nay được đào tạo rất thấp.
Ông Tạo lấy ví dụ, ở Thanh Hóa có trên 500 khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh du lịch, cần ít nhất trên 5.000 lao động có kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay chưa đến 5% số lao động trên được đào tạo ở bậc trung cấp, 3% đại học và cao đẳng. Đặc biệt, nhóm hướng dẫn viên, lễ tân, buồng, bar gần như không được đào tạo chuyên sâu.
Cùng quan điểm, ông Trần Hải Sơn, đại biểu tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết, tính đến tháng 6/2009, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có gần 74.000 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có hơn 24 nghìn lao động trực tiếp. Tuy nhiên, số lượng chưa qua đào tạo chiếm hơn 70% tổng số lao động toàn khu vực.
Trước thực trạng này, theo TS Hà Văn Siêu, đã đến lúc phải nhìn nhận một cách nghiêm túc với thương hiệu nhân lực của ngành di lịch, bởi du lịch chính là bộ mặt, là nơi thể hiện rõ nhất văn hóa của một quốc gia.
“Vì thế, nếu nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ gây thiệt hại lớn cho quốc gia cả về kinh tế, chính trị và xã hội”, ông Siêu bày tỏ.
Đó là nội dung được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại hội thảo “ Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội” được tổ chức ngày 17/8, tại Hà Nội.
Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyện nghiệp và đồng bộ, có tính cạnh tranh.
Cụ thể, mục tiêu đặt ra đến năm 2015 đón 7 đến 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 đến 35 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du dịch đạt 10 – 11 tỷ USD, đóng góp 6%GDP, tạo ra khoảng 2,2 triệu việc làm, trong đó có khoảng 620 nghìn việc làm trực tiếp.
Đến năm 2020, phấn đấu đón từ 11 đến 12 triệu lượt khách quốc tế, 45 đến 48 triệu lượt khách nội địa, thu nhập khoảng 18 – 19 tỷ USD, tạo 3 triệu việc làm, trong đó khoảng 870 nghìn việc làm trực tiếp.
Theo TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, nhân lực du lịch ngày càng đòi hỏi cao về trình độ, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt chuẩn. Lao động phổ thông du lịch dần trở nên kém hấp dẫn và được thay thế bằng lao động thời vụ, lao động tự chủ tăng cao với mô hình kinh tế hộ gia đình.
Dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cũng cho thấy, giai đoạn 2011 - 2015, sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm là 9,6%.
Số liệu dự báo của cơ quan này cho thấy, hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2016 – 2020, tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Nhu cầu đào tạo ở trình độ trên đại học tăng 13,1% giai đoạn 2011 – 2015 và tăng 9,2% giai đoạn 2016 – 2020, tăng hơn mức tăng trưởng chung. Nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch trình độ cao đẳng và đại học tăng lần lượt là 10,6% và 7,5% giai đoạn tiếp theo.
Với nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực như thế, hàng năm hệ thống giáo dục và đào tạo phải đáp ứng trên dưới 20.000 người tốt nghiệp ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, nhiều chuyên gia cho rằng, đang có quá nhiều bất cập từ vấn đề này.
Ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, cơ sở đào tạo đang không nắm được nhu cầu từ phía doanh nghiệp; các chương trình giảng dạy thì nặng lý thuyết và kiến thức cơ bản, thiếu các kỹ năng nghề, kỹ năng thực tế và giao tiếp, vì thế sinh viên ra trường thường không đáp ướng được yêu cầu công việc. Vì thế, nguồn nhân lực du lịch luôn trong tình trạng vừa thiếu vừa yếu.
Điều này được minh chứng qua tỷ lệ lao động du lịch đang khá khiêm tốn khi đặt trong tổng số lao động cả nước, chỉ chiếm 2,38%. Nếu tính nguồn lao động trực tiếp thì chỉ chiếm 0,58% trong tổng số 45 triệu lao động. Trong khi đó, du lịch đang được hướng tới mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Yếu và thiếu ở đây còn được nhìn nhận ở phần “chất”. Theo ông Lê Văn Tạo, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa, tỷ lệ lao động ở ngành du lịch hiện nay được đào tạo rất thấp.
Ông Tạo lấy ví dụ, ở Thanh Hóa có trên 500 khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh du lịch, cần ít nhất trên 5.000 lao động có kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay chưa đến 5% số lao động trên được đào tạo ở bậc trung cấp, 3% đại học và cao đẳng. Đặc biệt, nhóm hướng dẫn viên, lễ tân, buồng, bar gần như không được đào tạo chuyên sâu.
Cùng quan điểm, ông Trần Hải Sơn, đại biểu tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết, tính đến tháng 6/2009, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có gần 74.000 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có hơn 24 nghìn lao động trực tiếp. Tuy nhiên, số lượng chưa qua đào tạo chiếm hơn 70% tổng số lao động toàn khu vực.
Trước thực trạng này, theo TS Hà Văn Siêu, đã đến lúc phải nhìn nhận một cách nghiêm túc với thương hiệu nhân lực của ngành di lịch, bởi du lịch chính là bộ mặt, là nơi thể hiện rõ nhất văn hóa của một quốc gia.
“Vì thế, nếu nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ gây thiệt hại lớn cho quốc gia cả về kinh tế, chính trị và xã hội”, ông Siêu bày tỏ.