Nhân lực ICT Việt Nam thiếu kỹ năng mềm
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lao động trong ngành công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam còn thiếu các kỹ năng mềm
Hôm qua (31/3) tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị với các đối tác quốc tế để triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đề án được Chính phủ phê duyệt ngày 22/9/2011 đã tạo ra bước ngoặt mới, hướng tới mục tiêu quan trọng là đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đề án đã nêu ra những mục tiêu cụ thể như: từ nay đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8-10% và nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số; Chính phủ điện tử phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu trên thế giới...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong 10 năm qua, Chính phủ luôn dành sự quan tâm và đầu tư cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp công nghệ thông tin những năm gần đây luôn duy trì ở mức 20%/năm.
Với ưu điểm là đội ngũ nhân lực trẻ, chăm chỉ, thông minh, nhạy bén cùng giá thành nhân công rẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất thế giới và đang từng bước gia nhập thị trường lao động quốc tế.
Đây là những yếu tố quan trọng mà nhiều công ty, tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài coi Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư, kinh doanh. Để tăng thêm sự uy tín này, Chính phủ sẽ chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước đã khẳng định được vị trí của mình tại thị trường nội địa và hướng ra nước ngoài như: Tập đoàn Viettel, FPT, VNPT, VTC... Từ những yếu tố trên, Việt Nam có cơ sở để hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế của ngành công nghệ thông tin truyền thông nước nhà, như đội ngũ lao động còn thiếu các kỹ năng mềm, yếu về ngoại ngữ; cơ sở hạ tầng và dịch vụ băng thông rộng đã được đầu tư xây dựng nhưng khả năng tận dụng lợi thế sẵn có chưa triệt để.
Vì vậy, Phó Thủ tướng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam; xây dựng các trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, trung tâm máy tính theo tiêu chuẩn tiên tiến thế giới.
Ông Frank Donovan, Giám đốc Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nhận xét, trong năm 2010, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều triển vọng về phát triển công nghệ thông tin.
Triển vọng này sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, để trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông, nguồn nhân lực có kỹ năng thành thạo đạt trình độ quốc tế, sử dụng tốt ngoại ngữ có vai trò then chốt.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đề án được Chính phủ phê duyệt ngày 22/9/2011 đã tạo ra bước ngoặt mới, hướng tới mục tiêu quan trọng là đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đề án đã nêu ra những mục tiêu cụ thể như: từ nay đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8-10% và nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số; Chính phủ điện tử phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu trên thế giới...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong 10 năm qua, Chính phủ luôn dành sự quan tâm và đầu tư cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp công nghệ thông tin những năm gần đây luôn duy trì ở mức 20%/năm.
Với ưu điểm là đội ngũ nhân lực trẻ, chăm chỉ, thông minh, nhạy bén cùng giá thành nhân công rẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất thế giới và đang từng bước gia nhập thị trường lao động quốc tế.
Đây là những yếu tố quan trọng mà nhiều công ty, tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài coi Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư, kinh doanh. Để tăng thêm sự uy tín này, Chính phủ sẽ chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước đã khẳng định được vị trí của mình tại thị trường nội địa và hướng ra nước ngoài như: Tập đoàn Viettel, FPT, VNPT, VTC... Từ những yếu tố trên, Việt Nam có cơ sở để hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế của ngành công nghệ thông tin truyền thông nước nhà, như đội ngũ lao động còn thiếu các kỹ năng mềm, yếu về ngoại ngữ; cơ sở hạ tầng và dịch vụ băng thông rộng đã được đầu tư xây dựng nhưng khả năng tận dụng lợi thế sẵn có chưa triệt để.
Vì vậy, Phó Thủ tướng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam; xây dựng các trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, trung tâm máy tính theo tiêu chuẩn tiên tiến thế giới.
Ông Frank Donovan, Giám đốc Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nhận xét, trong năm 2010, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều triển vọng về phát triển công nghệ thông tin.
Triển vọng này sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, để trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông, nguồn nhân lực có kỹ năng thành thạo đạt trình độ quốc tế, sử dụng tốt ngoại ngữ có vai trò then chốt.