“Nhân lực là chìa khoá thành công của Techcombank”
Tại những thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn, không ít ngân hàng sa thải hàng loạt nhân lực, hạn chế tuyển mới thì ở Techcombank, vẫn tiếp tục chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”
Tại những thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, không ít ngân hàng sa thải hàng loạt nhân lực, hạn chế tuyển mới thì ở Techcombank, vẫn tiếp tục chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”. Đây chính là một giá trị cốt lõi được ngân hàng này gìn giữ trong suốt 22 năm thành lập và hoạt động.
Khi được hỏi chìa khoá thành công của một doanh nghiệp chính là nhân lực, ông Phạm Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã chia sẻ, Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào những năm đầu tiên của đổi mới. Thời điểm đó, vốn điều lệ của Techcombank chỉ 20 tỷ đồng, vẻn vẹn 16 cán bộ nhân viên, và khi chúng tôi kỷ niệm 22 năm thành lập, con số này đã tăng lên 15.755 tỷ đồng, với đội ngũ cán bộ hơn 7.200 người.
Ở góc độ của "người trong cuộc" đã kinh qua nhiều vị trí tại Techcombank, tôi khẳng định rằng, sự lớn mạnh của Techcombank xuất phát từ chiến lược phát triển rõ ràng, sự kiên định và quyết liệt trong triển khai chiến lược của ban lãnh đạo.
Và để biến chiến lược đó thành hiện thực, Techcombank có trong tay đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và giàu nhiệt huyết. Đây là khối “tài sản vô giá” của ngân hàng mà ban lãnh đạo luôn sẵn sàng đầu tư để phát triển ngân hàng lên tầm cao hơn.
Có thể nói, trong hành trình đi tới thành công ngày hôm nay, điểm nổi bật nhất ở Techcombank mà hầu hết những ai quan tâm và yêu quý Techcombank đều cảm nhận thấy đó là Techcombank luôn có sự vận động, thay đổi tích cực để thích ứng với từng giai đoạn phát triển của mình, nhưng có một điều bất biến không thay đổi, đó là cam kết đầu tư phát triển nội lực của ngân hàng.
Nhiều ngân hàng coi vốn chủ sở hữu, mối quan hệ với bạn hàng“tay to” là yếu tố tạo ra điểm nhấn thành công trong kinh doanh nhưng lại xem nhẹ yếu tố công nghệ và nhân lực. Quan điểm của ông như thế nào?
Techcombank cũng rất coi trọng năng lực nguồn vốn chủ sở hữu và các quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, trong 22 năm qua, chúng tôi luôn ưu tiên phát triển bền vững dựa trên hai yếu tố trọng tâm là con người và công nghệ.
Về công nghệ, Techcombank không chỉ đầu tư vào công nghệ theo nghĩa đen là nền tảng công nghệ, hệ thống máy móc hiện đại, đã đem lại cho Techcombank rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Techcombank còn đầu tư và áp dụng các “công nghệ” quản trị và phát triển kinh doanh của các nước tiên tiến một cách linh hoạt, sáng tạo theo từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng.
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hợp tác chiến lược với đối tác nước ngoài - HSBC, để công nghệ quản trị tiên tiến của một định chế tài chính hàng đầu thế giới "thẩm thấu" vào Techcombank tạo nên sự phát triển đồng bộ và quản trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, Techcombank còn chú trọng đầu tư phát triển con người thông qua nhiều chương trình, hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tổ chức định kỳ, bài bản, và dài hạn. Đặc biệt, năm 2015 được ban lãnh đạo ngân hàng lựa chọn là "năm phát triển nguồn nhân lực". Trong năm nay, Techcombank đã đẩy mạnh toàn diện các hoạt động nâng cao hơn nữa chất lượng “tài sản” quý giá này.
Cụ thể, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Techcombank như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nhân sự của Techcombank ngang tầm quốc tế. Mục tiêu này xuyên suốt các chương trình hoạt động liên quan đến nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ, đến đãi ngộ, khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Techcombank.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Techcombank có sự tư vấn của các tổ chức danh tiếng trên thế giới, áp dụng một cách linh hoạt vào môi trường Techcombank, và được đầu tư thực hiện dài hạn.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quan trọng tạo nên nội lực vững mạnh của Techcombank, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thời gian qua.
Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường khu vực và thế giới, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng gia tăng sự cạnh tranh. Đòi hỏi cấp thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ngân hàng, là phải đổi mới, vượt qua chính mình để vươn lên tầm quốc tế.
Techcombank tiếp tục cam kết đầu tư hơn nữa vào con người, bằng những cách thức mới mẻ hơn, hướng tới những tiêu chuẩn cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đầu tư vào con người Techcombank chính là đầu tư cho tương lai của ngân hàng.
Ông có thể cho biết rõ hơn quy trình đào tạo nhân lực của Techcombank?
Mỗi cán bộ công nhân viên khi vào làm việc với Techcombank, trước khi bắt đầu công việc đều được tham gia các khóa đào tạo để trang bị các kiến thức cơ bản.
Ngoài các khóa đào tạo cơ bản, hàng năm cán bộ nhân viên còn được tham gia các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng và nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo ở Techcombank cũng rất đa dạng, phong phú, thiết kế phù hợp cho từng đối tượng: có những khóa đào tạo bắt buộc, có những khóa đào tạo do nhân viên đăng ký và lựa chọn tham gia để phát triển nghiệp vụ; các khóa đào tạo này do các giảng viên tại Techcombank và các giảng viên, chuyên gia từ bên ngoài chia sẻ thông qua hệ thống E-learning, đào tạo trên lớp học và đào tạo hỗn hợp tại đơn vị.
Chỉ riêng trong năm 2014, chúng tôi đã triển khai 207 khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi và sát hạch dành cho nhân viên.
Khá nhiều ngân hàng ít chú ý đến luân chuyển nhân lực và điều này có thể để lại hậu quả không tốt do sức ỳ, thiếu động lực phấn đấu; thậm chí, tạo điều kiện để che đậy rủi ro do mình tạo nên bởi đảm nhiệm một ví trí ở một thời gian quá dài. Ông nói gì về vấn đề này?
Sự luân chuyển, trải nghiệm qua nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng là một hình thức đào tạo thực tế đặc biệt tại Techcombank. Bản thân tôi trong thời gian công tác tại Techcombank đã đảm nhiệm công việc tại nhiều khối khác nhau trong ngân hàng.
Sự luân chuyển không chỉ áp dụng với cán bộ quản lý, mà còn được thực hiện ở nhiều cấp và nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng, mở ra lộ trình nghề nghiệp rõ ràng với nhiều hướng phát triển cho cán bộ nhân viên.
Kinh nghiệm thực tế qua các vị trí khác nhau trang bị cho cán bộ nhân viên trình độ chuyên môn tốt hơn, tư duy bao quát hơn, khả năng làm việc chất lượng hơn, từ đó mang tới các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, góp phần tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao vị thế của ngân hàng.
Hơn thế, môi trường thay đổi cũng khiến nhân sự linh hoạt hơn, kích thích sự sáng tạo không ngừng nghỉ từ mỗi con người. Chúng tôi khuyến khích cá nhân sáng tạo trong công việc, sáng tạo chính là gốc rễ của thành công.
Về nguyên lý, theo hình trình phát triển, các doanh nghiệp luôn chú ý xây dựng nét văn hoá doanh nghiệp mang tính đặc trưng riêng. Với Techcombank thì sao, thưa ông?
Ở Techcombank có một nguyên tắc nhất quán là luôn đề cao tính hiệu quả hướng tới khách hàng. Đây cũng là nguyên tắc nền tảng khi chúng tôi triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao tinh thần phối hợp, cam kết hành động của các cán bộ nhân viên vì mục tiêu “Khách hàng là trên hết”.
Trong vài năm gần đây, bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ, Techcombank đã triển khai rất nhiều hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp đa dạng và có chiều sâu như: văn hóa làm gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tăng sự kết nối hỗ trợ hiệu quả giữa các bộ phận, xây dựng văn hóa cảm ơn đa chiều, thúc đẩy và lan tỏa niềm tin đối với những việc làm tốt, con người tốt trong ngân hàng.
Từ đó đã có một sự thay đổi tích cực trong ngân hàng, mỗi cá nhân càng thêm gắn kết với tổ chức, các thành viên phối kết hợp với nhau tốt hơn, và kết quả cuối cùng là mang tới chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Rõ ràng, chất lượng nhân lực đã được nâng lên từ hoạt động văn hóa doanh nghiệp và đóng góp vào thành công của tổ chức.
Khi được hỏi chìa khoá thành công của một doanh nghiệp chính là nhân lực, ông Phạm Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã chia sẻ, Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào những năm đầu tiên của đổi mới. Thời điểm đó, vốn điều lệ của Techcombank chỉ 20 tỷ đồng, vẻn vẹn 16 cán bộ nhân viên, và khi chúng tôi kỷ niệm 22 năm thành lập, con số này đã tăng lên 15.755 tỷ đồng, với đội ngũ cán bộ hơn 7.200 người.
Ở góc độ của "người trong cuộc" đã kinh qua nhiều vị trí tại Techcombank, tôi khẳng định rằng, sự lớn mạnh của Techcombank xuất phát từ chiến lược phát triển rõ ràng, sự kiên định và quyết liệt trong triển khai chiến lược của ban lãnh đạo.
Và để biến chiến lược đó thành hiện thực, Techcombank có trong tay đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và giàu nhiệt huyết. Đây là khối “tài sản vô giá” của ngân hàng mà ban lãnh đạo luôn sẵn sàng đầu tư để phát triển ngân hàng lên tầm cao hơn.
Có thể nói, trong hành trình đi tới thành công ngày hôm nay, điểm nổi bật nhất ở Techcombank mà hầu hết những ai quan tâm và yêu quý Techcombank đều cảm nhận thấy đó là Techcombank luôn có sự vận động, thay đổi tích cực để thích ứng với từng giai đoạn phát triển của mình, nhưng có một điều bất biến không thay đổi, đó là cam kết đầu tư phát triển nội lực của ngân hàng.
Nhiều ngân hàng coi vốn chủ sở hữu, mối quan hệ với bạn hàng“tay to” là yếu tố tạo ra điểm nhấn thành công trong kinh doanh nhưng lại xem nhẹ yếu tố công nghệ và nhân lực. Quan điểm của ông như thế nào?
Techcombank cũng rất coi trọng năng lực nguồn vốn chủ sở hữu và các quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, trong 22 năm qua, chúng tôi luôn ưu tiên phát triển bền vững dựa trên hai yếu tố trọng tâm là con người và công nghệ.
Về công nghệ, Techcombank không chỉ đầu tư vào công nghệ theo nghĩa đen là nền tảng công nghệ, hệ thống máy móc hiện đại, đã đem lại cho Techcombank rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Techcombank còn đầu tư và áp dụng các “công nghệ” quản trị và phát triển kinh doanh của các nước tiên tiến một cách linh hoạt, sáng tạo theo từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng.
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hợp tác chiến lược với đối tác nước ngoài - HSBC, để công nghệ quản trị tiên tiến của một định chế tài chính hàng đầu thế giới "thẩm thấu" vào Techcombank tạo nên sự phát triển đồng bộ và quản trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, Techcombank còn chú trọng đầu tư phát triển con người thông qua nhiều chương trình, hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tổ chức định kỳ, bài bản, và dài hạn. Đặc biệt, năm 2015 được ban lãnh đạo ngân hàng lựa chọn là "năm phát triển nguồn nhân lực". Trong năm nay, Techcombank đã đẩy mạnh toàn diện các hoạt động nâng cao hơn nữa chất lượng “tài sản” quý giá này.
Cụ thể, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Techcombank như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nhân sự của Techcombank ngang tầm quốc tế. Mục tiêu này xuyên suốt các chương trình hoạt động liên quan đến nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ, đến đãi ngộ, khen thưởng, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Techcombank.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Techcombank có sự tư vấn của các tổ chức danh tiếng trên thế giới, áp dụng một cách linh hoạt vào môi trường Techcombank, và được đầu tư thực hiện dài hạn.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quan trọng tạo nên nội lực vững mạnh của Techcombank, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong thời gian qua.
Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường khu vực và thế giới, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng gia tăng sự cạnh tranh. Đòi hỏi cấp thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ngân hàng, là phải đổi mới, vượt qua chính mình để vươn lên tầm quốc tế.
Techcombank tiếp tục cam kết đầu tư hơn nữa vào con người, bằng những cách thức mới mẻ hơn, hướng tới những tiêu chuẩn cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đầu tư vào con người Techcombank chính là đầu tư cho tương lai của ngân hàng.
Ông có thể cho biết rõ hơn quy trình đào tạo nhân lực của Techcombank?
Mỗi cán bộ công nhân viên khi vào làm việc với Techcombank, trước khi bắt đầu công việc đều được tham gia các khóa đào tạo để trang bị các kiến thức cơ bản.
Ngoài các khóa đào tạo cơ bản, hàng năm cán bộ nhân viên còn được tham gia các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng và nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo ở Techcombank cũng rất đa dạng, phong phú, thiết kế phù hợp cho từng đối tượng: có những khóa đào tạo bắt buộc, có những khóa đào tạo do nhân viên đăng ký và lựa chọn tham gia để phát triển nghiệp vụ; các khóa đào tạo này do các giảng viên tại Techcombank và các giảng viên, chuyên gia từ bên ngoài chia sẻ thông qua hệ thống E-learning, đào tạo trên lớp học và đào tạo hỗn hợp tại đơn vị.
Chỉ riêng trong năm 2014, chúng tôi đã triển khai 207 khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi và sát hạch dành cho nhân viên.
Khá nhiều ngân hàng ít chú ý đến luân chuyển nhân lực và điều này có thể để lại hậu quả không tốt do sức ỳ, thiếu động lực phấn đấu; thậm chí, tạo điều kiện để che đậy rủi ro do mình tạo nên bởi đảm nhiệm một ví trí ở một thời gian quá dài. Ông nói gì về vấn đề này?
Sự luân chuyển, trải nghiệm qua nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng là một hình thức đào tạo thực tế đặc biệt tại Techcombank. Bản thân tôi trong thời gian công tác tại Techcombank đã đảm nhiệm công việc tại nhiều khối khác nhau trong ngân hàng.
Sự luân chuyển không chỉ áp dụng với cán bộ quản lý, mà còn được thực hiện ở nhiều cấp và nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng, mở ra lộ trình nghề nghiệp rõ ràng với nhiều hướng phát triển cho cán bộ nhân viên.
Kinh nghiệm thực tế qua các vị trí khác nhau trang bị cho cán bộ nhân viên trình độ chuyên môn tốt hơn, tư duy bao quát hơn, khả năng làm việc chất lượng hơn, từ đó mang tới các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, góp phần tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao vị thế của ngân hàng.
Hơn thế, môi trường thay đổi cũng khiến nhân sự linh hoạt hơn, kích thích sự sáng tạo không ngừng nghỉ từ mỗi con người. Chúng tôi khuyến khích cá nhân sáng tạo trong công việc, sáng tạo chính là gốc rễ của thành công.
Về nguyên lý, theo hình trình phát triển, các doanh nghiệp luôn chú ý xây dựng nét văn hoá doanh nghiệp mang tính đặc trưng riêng. Với Techcombank thì sao, thưa ông?
Ở Techcombank có một nguyên tắc nhất quán là luôn đề cao tính hiệu quả hướng tới khách hàng. Đây cũng là nguyên tắc nền tảng khi chúng tôi triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao tinh thần phối hợp, cam kết hành động của các cán bộ nhân viên vì mục tiêu “Khách hàng là trên hết”.
Trong vài năm gần đây, bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ, Techcombank đã triển khai rất nhiều hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp đa dạng và có chiều sâu như: văn hóa làm gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tăng sự kết nối hỗ trợ hiệu quả giữa các bộ phận, xây dựng văn hóa cảm ơn đa chiều, thúc đẩy và lan tỏa niềm tin đối với những việc làm tốt, con người tốt trong ngân hàng.
Từ đó đã có một sự thay đổi tích cực trong ngân hàng, mỗi cá nhân càng thêm gắn kết với tổ chức, các thành viên phối kết hợp với nhau tốt hơn, và kết quả cuối cùng là mang tới chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Rõ ràng, chất lượng nhân lực đã được nâng lên từ hoạt động văn hóa doanh nghiệp và đóng góp vào thành công của tổ chức.