Nhân sự “chưa hẳn cao cấp” không còn nhiều cơ hội
Những ngành nghề nóng, thuộc hàng “top” trước đây như chứng khoán, quỹ đầu tư không còn nóng như những năm trước
Những ngành nghề nóng, thuộc hàng “top” trước đây như chứng khoán, quỹ đầu tư... không còn nóng như những năm trước, dẫn đến sự sụt giảm cầu nhân lực trong những ngành này.
Đánh giá về điều này, bà Winnie Lam, Giám đốc Bộ phận tư vấn nhân sự của Công ty Navigos Group, nói:
- Tôi cho rằng đó là sự tự điều chỉnh và loại bớt một số nhân lực chưa hẳn là cao cấp, vốn là những đối tượng có được cơ hội phát triển nhờ vào sự tăng trưởng quá nóng của cầu và vượt mức cung trên thực tế.
Thực sự, nếu nguồn cung đạt chất lượng, thì sẽ không có sự đào thải quá nhiều đến như vậy.
Vậy, bà đánh giá thế nào về cung và cầu nhân lực có trình độ cao trong năm 2009?
Chúng tôi dự đoán cầu nhân lực có trình độ vẫn còn cao, và nguồn cung cũng sẽ không khác nhiều so với tình hình hiện nay.
Thực tế, cung nhân lực có trình độ vẫn luôn trong tình trạng thiếu, và các yếu tố kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề này.
Hãy tuyển dụng cho ngày mai, chứ không phải là tuyển dụng cho mỗi hôm nay. Thị trường lao động Việt Nam vẫn sẽ bị chi phối bởi nguồn cung nhân lực trong một số giai đoạn nào đó và nếu công ty nào không chuẩn bị bằng cách đầu tư cho tương lai thì chắc chắn sẽ bị cuốn vào vòng xoay cung-cầu.
Lực lượng nhân sự hiện tại có thể còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm, nhưng họ sẽ học hỏi rất nhanh và còn tùy thuộc vào việc các công ty trang bị kiến thức và kinh nghiệm cho họ như thế nào nữa.
Theo bà, những ngành nào sẽ thiếu nhân lực có trình độ nhiều nhất?
Căn cứ vào những gì chúng tôi quan sát được trong thời gian gần đây, có một số ngành nghề vẫn có nhu cầu nhân lực rất lớn, chẳng hạn như pháp lý.
Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam giờ đây đã bước vào sân chơi quốc tế và vì vậy vấn đề pháp lý càng trở nên quan trọng đối với những công ty muốn đứng vững và không bị bỏ lại đằng sau cuộc đua.
Rõ ràng sự phát triển của lĩnh vực nhân sự giúp chúng ta cạnh tranh nhân tài trong khi trước đây, nhân sự chỉ đơn thuần là hành chính hơn là chiến lược như ngày nay. Các giám đốc tài chính giỏi, có trình độ và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời hiểu rõ thực tiễn trong nước thì như sao buổi sớm.
Nhiều công ty cũng thường xuyên than phiền với chúng tôi về trình độ của các chuyên viên marketing và quảng cáo ở Việt Nam vẫn còn kém xa các nước trong khu vực. Ứng viên cho các vị trí giám đốc điều hành lại càng hiếm do thiếu kinh nghiệm xét về độ tuổi lẫn mức độ cọ xát thực tế.
Bà đánh giá thế nào về nguồn nhân lực trình độ cao ở Việt Nam hiện nay?
Việt Nam thiên về đào tạo những người giỏi chuyên môn hơn là những người có kiến thức và kỹ năng tổng hợp để có thể làm lãnh đạo; vì vậy rất khó tuyển chọn người cho những vị trí cao cấp.
Trên thực tế, tuyển chọn một ứng viên cao cấp có trình độ chuyên môn giỏi không quá khó; nhưng tìm được một ứng viên có các kiến thức và kỹ năng tổng quát khác mà đặc biệt là tài chính và marketing không dễ chút nào.
Nhân lực Việt Nam vẫn còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm so với nguồn nhân lực cùng cấp độ ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, tuyển một giám đốc tài chính (CFO) thường là dễ hơn so với tuyển một tổng giám đốc (CEO) hay một giám đốc điều hành (COO) - vốn đòi hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực.
Đánh giá về điều này, bà Winnie Lam, Giám đốc Bộ phận tư vấn nhân sự của Công ty Navigos Group, nói:
- Tôi cho rằng đó là sự tự điều chỉnh và loại bớt một số nhân lực chưa hẳn là cao cấp, vốn là những đối tượng có được cơ hội phát triển nhờ vào sự tăng trưởng quá nóng của cầu và vượt mức cung trên thực tế.
Thực sự, nếu nguồn cung đạt chất lượng, thì sẽ không có sự đào thải quá nhiều đến như vậy.
Vậy, bà đánh giá thế nào về cung và cầu nhân lực có trình độ cao trong năm 2009?
Chúng tôi dự đoán cầu nhân lực có trình độ vẫn còn cao, và nguồn cung cũng sẽ không khác nhiều so với tình hình hiện nay.
Thực tế, cung nhân lực có trình độ vẫn luôn trong tình trạng thiếu, và các yếu tố kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề này.
Hãy tuyển dụng cho ngày mai, chứ không phải là tuyển dụng cho mỗi hôm nay. Thị trường lao động Việt Nam vẫn sẽ bị chi phối bởi nguồn cung nhân lực trong một số giai đoạn nào đó và nếu công ty nào không chuẩn bị bằng cách đầu tư cho tương lai thì chắc chắn sẽ bị cuốn vào vòng xoay cung-cầu.
Lực lượng nhân sự hiện tại có thể còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm, nhưng họ sẽ học hỏi rất nhanh và còn tùy thuộc vào việc các công ty trang bị kiến thức và kinh nghiệm cho họ như thế nào nữa.
Theo bà, những ngành nào sẽ thiếu nhân lực có trình độ nhiều nhất?
Căn cứ vào những gì chúng tôi quan sát được trong thời gian gần đây, có một số ngành nghề vẫn có nhu cầu nhân lực rất lớn, chẳng hạn như pháp lý.
Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam giờ đây đã bước vào sân chơi quốc tế và vì vậy vấn đề pháp lý càng trở nên quan trọng đối với những công ty muốn đứng vững và không bị bỏ lại đằng sau cuộc đua.
Rõ ràng sự phát triển của lĩnh vực nhân sự giúp chúng ta cạnh tranh nhân tài trong khi trước đây, nhân sự chỉ đơn thuần là hành chính hơn là chiến lược như ngày nay. Các giám đốc tài chính giỏi, có trình độ và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời hiểu rõ thực tiễn trong nước thì như sao buổi sớm.
Nhiều công ty cũng thường xuyên than phiền với chúng tôi về trình độ của các chuyên viên marketing và quảng cáo ở Việt Nam vẫn còn kém xa các nước trong khu vực. Ứng viên cho các vị trí giám đốc điều hành lại càng hiếm do thiếu kinh nghiệm xét về độ tuổi lẫn mức độ cọ xát thực tế.
Bà đánh giá thế nào về nguồn nhân lực trình độ cao ở Việt Nam hiện nay?
Việt Nam thiên về đào tạo những người giỏi chuyên môn hơn là những người có kiến thức và kỹ năng tổng hợp để có thể làm lãnh đạo; vì vậy rất khó tuyển chọn người cho những vị trí cao cấp.
Trên thực tế, tuyển chọn một ứng viên cao cấp có trình độ chuyên môn giỏi không quá khó; nhưng tìm được một ứng viên có các kiến thức và kỹ năng tổng quát khác mà đặc biệt là tài chính và marketing không dễ chút nào.
Nhân lực Việt Nam vẫn còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm so với nguồn nhân lực cùng cấp độ ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, tuyển một giám đốc tài chính (CFO) thường là dễ hơn so với tuyển một tổng giám đốc (CEO) hay một giám đốc điều hành (COO) - vốn đòi hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực.