Nhập khẩu giảm, nhập siêu vẫn... tăng
Với kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 5,8 tỷ USD, nhập khẩu 6,95 tỷ USD, nhập siêu tháng này có thể lên đến 1,15 tỷ USD
Với kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 5,8 tỷ USD, nhập khẩu 6,95 tỷ USD, nhập siêu tháng này có thể lên đến 1,15 tỷ USD, báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tháng 7 của Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 26/7 cho biết.
Sau hai tháng kim ngạch xuất khẩu vượt 6 tỷ USD, nhập khẩu hơn 7 tỷ USD, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong tháng 7 đều đã “lỡ” các mốc này.
Nhìn trên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được Tổng cục Thống kê liệt kê, giảm nhiều nhất là đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Từ mức 547 triệu USD trong tháng 6, đến tháng 7 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ còn 15 triệu USD. Mức sụt giảm này tương đương với chênh lệch kim ngạch xuất khẩu tháng 6 và tháng 7.
Ở phần còn lại, kim ngạch nhóm nông, lâm, thủy sản đa số đều tăng hơn so với tháng 6, trong khi kim ngạch xuất khẩu than đá, dầu thô, giày dép giảm khá lớn so với tháng trước, tương ứng giảm 21, 173 và 13 triệu USD, dù dệt may lấy lại chút ít khi tăng thêm 65 triệu USD kim ngạch…
Về phía nhập khẩu, không có quá nhiều bất thường khi các mặt hàng giảm kim ngạch đan xen mặt hàng tăng. Tuy nhiên, một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực có giảm kim ngạch giảm khá lớn gồm nhóm kim loại, ôtô, xe máy, chất dẻo…
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu là nguyên nhân dẫn tới nhập siêu tăng. So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu tháng này giảm khoảng 8% nhưng vẫn cao hơn so với các tháng từ 1-4. Kim ngạch nhập khẩu cũng trong xu hướng tương tự nhưng chỉ giảm khoảng 1,5% so với tháng trước, dù tính theo giá trị vẫn cao hơn 4 tháng đầu năm.
Từ diễn biến mới này, nhập siêu tháng 7 đã đánh mất xu hướng giảm lập được trong 2 tháng trước, đổi hướng biểu đồ nhập siêu đi lên với điểm đáy vừa được xác lập ở mức 742 triệu USD trong tháng 6.
Mặc dù nhập siêu có thể vượt trên 1 tỷ USD trong tháng này, nhưng con số của tháng 7 vẫn thấp hơn các tháng 2, 3 và 4 trước đó.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009; nhập khẩu đạt 45,7 tỷ USD, tăng tới 25,5% trong cùng so sánh.
Trong 11 mặt hàng xuất khẩu tính được về lượng, có đến 8 mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ duy nhất cà phê giảm về giá (giảm 5,9% về lượng xuất khẩu nhưng giảm tới 10,4% về kim ngạch), còn lại đều được giá hơn so với bình quân cùng kỳ.
Về phía nhập khẩu, trong 13 mặt hàng thống kê được về lượng, chỉ có 7 mặt hàng giảm lượng nhập khẩu so với cùng kỳ. Số mặt hàng giảm về giá chỉ có lúa mỳ và phân bón, trong so sánh bình quân giá 7 tháng qua.
Với kết quả này, nhập siêu tình từ đầu năm đã lên tới 7,4 tỷ USD và tương đương gần 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Sau hai tháng kim ngạch xuất khẩu vượt 6 tỷ USD, nhập khẩu hơn 7 tỷ USD, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong tháng 7 đều đã “lỡ” các mốc này.
Nhìn trên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được Tổng cục Thống kê liệt kê, giảm nhiều nhất là đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Từ mức 547 triệu USD trong tháng 6, đến tháng 7 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ còn 15 triệu USD. Mức sụt giảm này tương đương với chênh lệch kim ngạch xuất khẩu tháng 6 và tháng 7.
Ở phần còn lại, kim ngạch nhóm nông, lâm, thủy sản đa số đều tăng hơn so với tháng 6, trong khi kim ngạch xuất khẩu than đá, dầu thô, giày dép giảm khá lớn so với tháng trước, tương ứng giảm 21, 173 và 13 triệu USD, dù dệt may lấy lại chút ít khi tăng thêm 65 triệu USD kim ngạch…
Về phía nhập khẩu, không có quá nhiều bất thường khi các mặt hàng giảm kim ngạch đan xen mặt hàng tăng. Tuy nhiên, một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực có giảm kim ngạch giảm khá lớn gồm nhóm kim loại, ôtô, xe máy, chất dẻo…
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu là nguyên nhân dẫn tới nhập siêu tăng. So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu tháng này giảm khoảng 8% nhưng vẫn cao hơn so với các tháng từ 1-4. Kim ngạch nhập khẩu cũng trong xu hướng tương tự nhưng chỉ giảm khoảng 1,5% so với tháng trước, dù tính theo giá trị vẫn cao hơn 4 tháng đầu năm.
Từ diễn biến mới này, nhập siêu tháng 7 đã đánh mất xu hướng giảm lập được trong 2 tháng trước, đổi hướng biểu đồ nhập siêu đi lên với điểm đáy vừa được xác lập ở mức 742 triệu USD trong tháng 6.
Mặc dù nhập siêu có thể vượt trên 1 tỷ USD trong tháng này, nhưng con số của tháng 7 vẫn thấp hơn các tháng 2, 3 và 4 trước đó.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009; nhập khẩu đạt 45,7 tỷ USD, tăng tới 25,5% trong cùng so sánh.
Trong 11 mặt hàng xuất khẩu tính được về lượng, có đến 8 mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ duy nhất cà phê giảm về giá (giảm 5,9% về lượng xuất khẩu nhưng giảm tới 10,4% về kim ngạch), còn lại đều được giá hơn so với bình quân cùng kỳ.
Về phía nhập khẩu, trong 13 mặt hàng thống kê được về lượng, chỉ có 7 mặt hàng giảm lượng nhập khẩu so với cùng kỳ. Số mặt hàng giảm về giá chỉ có lúa mỳ và phân bón, trong so sánh bình quân giá 7 tháng qua.
Với kết quả này, nhập siêu tình từ đầu năm đã lên tới 7,4 tỷ USD và tương đương gần 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.