Nhập khẩu máy xây dựng giảm theo đầu tư công
Hoạt động nhập khẩu máy xây dựng chính là một trong những lĩnh vực chịu tác động rõ nhất từ việc cắt giảm đầu tư công
Một bản báo cáo có tựa đề “Những thông tin đáng chú ý trong hoạt động nhập khẩu máy xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2011” cho thấy hoạt động nhập khẩu máy xây dựng chính là một trong những lĩnh vực chịu tác động rõ nhất từ việc cắt giảm đầu tư công.
Bản báo cáo được các chuyên gia của Bộ Công Thương thực hiện cho thấy kể từ đầu năm 2011, thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công đã tác động lớn đến nhu cầu về máy móc phụ tùng phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Hệ quả là các doanh nghiệp đã giảm nhập khẩu máy móc xây dựng về Việt Nam và lượng máy xây dựng nhập khẩu về trong những tháng đã qua của năm 2011 chỉ đạt ở mức thấp và liên tục thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu máy xây dựng về Việt Nam trong tháng 8/2011 chỉ đạt ở mức thấp dưới 1.000 chiếc/tháng, đạt khoảng 900 chiếc với trị giá khoảng 27 triệu USD, giảm 32,33% về lượng và 45,80% về trị giá so với tháng 7/2011; giảm 57,90% về lượng và 38,24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Như vậy, nhập khẩu máy xây dựng trong tháng 8 vừa qua là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011 và là tháng thứ 3 liên tiếp giảm.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu máy xây dựng đạt 11.645 chiếc với trị giá 318,09 triệu USD, giảm 31,20% về lượng và 18,60% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Ngoài giá rẻ, nguồn cung dồi dào các chủng loại máy đã qua sử dụng từ các thị trường khiến các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu. Cho nên có đến gần 90% lượng máy xây dựng nhập khẩu về Việt Nam là các loại máy đã qua sử dụng.
Thống kê sơ bộ 8 tháng đầu năm 2011, các chủng loại máy xây dựng mới 100% nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 1.432 chiếc với trị giá 124,09 triệu USD, chiếm 12,30% về tổng lượng và 39,01% về tổng trị giá (con số này của năm 2010 tương ứng là 11,72% và 31,67%.
Trong những tháng cuối năm 2011, với việc kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của nền kinh tế mà Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra, trong đó có việc giảm đầu tư công thì tình hình nhập khẩu máy xây dựng sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp (khoảng 1.000 chiếc/tháng). Và cũng như trong thời gian qua, trong cơ cấu các chủng loại máy xây dựng nhập khẩu về thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng cường nhập khẩu nhiều hơn chủng loại máy xúc đào (sẽ chiếm khoảng 65%).
Hiện tại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy xây dựng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Thái Lan và theo thống kê, có khoảng 645 đơn vị tham gia nhập khẩu máy xây dựng về Việt Nam.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2011, có 57 đơn vị tham gia nhập khẩu máy xây dựng đạt trị giá trên triệu USD, trong đó có một số đơn vị đạt trị giá nhập khẩu cao như Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam (17,58 triệu USD); Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Tuyên Quang (17,55 triệu USD); Công ty TNHH Tân Thành Nam (8,44 triệu USD); Chi nhánh Công ty TNHH KOBELCO Việt Nam (5,34 triệu USD)…
Bản báo cáo được các chuyên gia của Bộ Công Thương thực hiện cho thấy kể từ đầu năm 2011, thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công đã tác động lớn đến nhu cầu về máy móc phụ tùng phục vụ cho lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Hệ quả là các doanh nghiệp đã giảm nhập khẩu máy móc xây dựng về Việt Nam và lượng máy xây dựng nhập khẩu về trong những tháng đã qua của năm 2011 chỉ đạt ở mức thấp và liên tục thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu máy xây dựng về Việt Nam trong tháng 8/2011 chỉ đạt ở mức thấp dưới 1.000 chiếc/tháng, đạt khoảng 900 chiếc với trị giá khoảng 27 triệu USD, giảm 32,33% về lượng và 45,80% về trị giá so với tháng 7/2011; giảm 57,90% về lượng và 38,24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Như vậy, nhập khẩu máy xây dựng trong tháng 8 vừa qua là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011 và là tháng thứ 3 liên tiếp giảm.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu máy xây dựng đạt 11.645 chiếc với trị giá 318,09 triệu USD, giảm 31,20% về lượng và 18,60% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Ngoài giá rẻ, nguồn cung dồi dào các chủng loại máy đã qua sử dụng từ các thị trường khiến các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu. Cho nên có đến gần 90% lượng máy xây dựng nhập khẩu về Việt Nam là các loại máy đã qua sử dụng.
Thống kê sơ bộ 8 tháng đầu năm 2011, các chủng loại máy xây dựng mới 100% nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 1.432 chiếc với trị giá 124,09 triệu USD, chiếm 12,30% về tổng lượng và 39,01% về tổng trị giá (con số này của năm 2010 tương ứng là 11,72% và 31,67%.
Trong những tháng cuối năm 2011, với việc kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của nền kinh tế mà Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra, trong đó có việc giảm đầu tư công thì tình hình nhập khẩu máy xây dựng sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp (khoảng 1.000 chiếc/tháng). Và cũng như trong thời gian qua, trong cơ cấu các chủng loại máy xây dựng nhập khẩu về thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng cường nhập khẩu nhiều hơn chủng loại máy xúc đào (sẽ chiếm khoảng 65%).
Hiện tại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy xây dựng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Thái Lan và theo thống kê, có khoảng 645 đơn vị tham gia nhập khẩu máy xây dựng về Việt Nam.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2011, có 57 đơn vị tham gia nhập khẩu máy xây dựng đạt trị giá trên triệu USD, trong đó có một số đơn vị đạt trị giá nhập khẩu cao như Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam (17,58 triệu USD); Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Tuyên Quang (17,55 triệu USD); Công ty TNHH Tân Thành Nam (8,44 triệu USD); Chi nhánh Công ty TNHH KOBELCO Việt Nam (5,34 triệu USD)…