Nhật Bản chính thức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (13/4) đã chính thức hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (13/4) đã chính thức hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, khi cho biết nền kinh tế nước này đang bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần.
"Kinh tế Nhật gần đây đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu, do tác động từ trận siêu động đất ở vùng đông bắc", Chính phủ Nhật cho biết trong báo cáo kinh tế tháng 4.
Chính phủ Nhật cũng hạ mức đánh giá đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, bao gồm kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân, khi thiên tai làm đình trệ dây chuyền cung ứng và gây nên tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi.
Xuất khẩu của Nhật bị ảnh hưởng nặng nề, xuất phát từ những lo ngại về thực phẩm bị nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên về các vấn đề khác như điều kiện việc làm và đầu tư kinh doanh vẫn được Chính phủ duy trì ở mức ổn định.
Trong khi đó, sáng nay, một trận động đất có cường độ 5,8 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Ibaraki và các khu vực phía đông bắc của thủ đô Tokyo.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, trận động đất xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng (8h giờ Việt Nam), ở ven biển phía đông tỉnh Fukushima, ở độ sâu khoảng 10km. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra sau trận động đất.
Trước đó, chiều 12/4, một trận động đất khác mạnh 6,3 độ richter đã gây chấn động tỉnh Fukushima, nơi đã phải hứng chịu trận động đất mạnh 9 độ richter kèm theo sóng thần hôm 11/3.
Theo Cơ quan Địa chấn Nhật Bản (JMA), trận động đất mới xảy ra vào lúc 14h07 (12h07 giờ Việt Nam), chỉ 6 giờ sau một trận động đất khác cũng mạnh 6,3 độ richter tại Chiba làm rung chuyển thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận.
Các nhân viên tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã được lệnh sơ tán. Tuy nhiên, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết không phát hiện thấy bất thường trong các máy bơm làm mát lò phản ứng tại nhà máy này.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano đã lên tiếng xin lỗi người dân sống gần nhà máy điện Fukushima 1 và cộng đồng quốc tế sau khi phải nâng mức độ nguy hiểm của sự cố hạt nhân lên ngang với thảm họa Chernobyl năm 1986.
Tuy nhiên, ông Edano cho biết: "Khác với trường hợp Chernobyl, chúng tôi chưa phát hiện những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người trong sự cố này".
Cùng ngày, Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Denis Flory tuyên bố sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản hoàn toàn khác so với thảm họa Chernobyl.
Ông Flory giải thích các lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl vẫn hoạt động khi sự cố xảy ra nên đã khiến lượng phóng xạ nồng độ cao bay ra ngoài và phát tán rộng rãi.
Tuy nhiên, các lò phản ứng ở nhà máy Fukushima số 1 đã ngừng hoạt động ngay lập tức sau khi thảm họa kép động đất-sóng thần xảy ra hôm 11/3.
Cục trưởng Cục phòng chống phóng xạ thuộc Viện Bảo vệ bức xạ và An toàn hạt nhân Pháp cũng cho rằng, tuy sự cố tại Fukushima là nghiêm trọng nhưng nó không thể sánh được với thảm họa Chernobyl.
"Kinh tế Nhật gần đây đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu, do tác động từ trận siêu động đất ở vùng đông bắc", Chính phủ Nhật cho biết trong báo cáo kinh tế tháng 4.
Chính phủ Nhật cũng hạ mức đánh giá đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, bao gồm kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân, khi thiên tai làm đình trệ dây chuyền cung ứng và gây nên tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi.
Xuất khẩu của Nhật bị ảnh hưởng nặng nề, xuất phát từ những lo ngại về thực phẩm bị nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên về các vấn đề khác như điều kiện việc làm và đầu tư kinh doanh vẫn được Chính phủ duy trì ở mức ổn định.
Trong khi đó, sáng nay, một trận động đất có cường độ 5,8 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Ibaraki và các khu vực phía đông bắc của thủ đô Tokyo.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, trận động đất xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng (8h giờ Việt Nam), ở ven biển phía đông tỉnh Fukushima, ở độ sâu khoảng 10km. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra sau trận động đất.
Trước đó, chiều 12/4, một trận động đất khác mạnh 6,3 độ richter đã gây chấn động tỉnh Fukushima, nơi đã phải hứng chịu trận động đất mạnh 9 độ richter kèm theo sóng thần hôm 11/3.
Theo Cơ quan Địa chấn Nhật Bản (JMA), trận động đất mới xảy ra vào lúc 14h07 (12h07 giờ Việt Nam), chỉ 6 giờ sau một trận động đất khác cũng mạnh 6,3 độ richter tại Chiba làm rung chuyển thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận.
Các nhân viên tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã được lệnh sơ tán. Tuy nhiên, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết không phát hiện thấy bất thường trong các máy bơm làm mát lò phản ứng tại nhà máy này.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano đã lên tiếng xin lỗi người dân sống gần nhà máy điện Fukushima 1 và cộng đồng quốc tế sau khi phải nâng mức độ nguy hiểm của sự cố hạt nhân lên ngang với thảm họa Chernobyl năm 1986.
Tuy nhiên, ông Edano cho biết: "Khác với trường hợp Chernobyl, chúng tôi chưa phát hiện những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người trong sự cố này".
Cùng ngày, Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Denis Flory tuyên bố sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản hoàn toàn khác so với thảm họa Chernobyl.
Ông Flory giải thích các lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl vẫn hoạt động khi sự cố xảy ra nên đã khiến lượng phóng xạ nồng độ cao bay ra ngoài và phát tán rộng rãi.
Tuy nhiên, các lò phản ứng ở nhà máy Fukushima số 1 đã ngừng hoạt động ngay lập tức sau khi thảm họa kép động đất-sóng thần xảy ra hôm 11/3.
Cục trưởng Cục phòng chống phóng xạ thuộc Viện Bảo vệ bức xạ và An toàn hạt nhân Pháp cũng cho rằng, tuy sự cố tại Fukushima là nghiêm trọng nhưng nó không thể sánh được với thảm họa Chernobyl.