Nhật Bản chuẩn bị đón IPO “khủng”
Hãng bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Mutual Life của Nhật Bản đang "lên dây cót" cho một vụ IPO trị giá lên tới hơn 12 tỷ USD
Theo kế hoạch, vào ngày 1/4 tới đây, hãng bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Mutual Life của Nhật Bản sẽ thực hiện vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất ở xứ mặt trời mọc trong vòng 12 năm qua. Đây cũng sẽ là vụ IPO lớn nhất thế giới kể từ khi hãng thẻ Visa của Mỹ chào sàn năm 2008.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, số tiền mà Dai-ichi Mutual Life huy động được từ vụ IPO này có thể lên tới 1.080 tỷ Yên, tương đương hơn 12 tỷ USD. Giới phân tích cho rằng, vụ IPO với quy mô lớn này sẽ đem tới một luồng sinh khí mới cho thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, từ đầu năm tới nay, mới chỉ có 6 vụ IPO diễn ra tại Nhật, với tổng trị giá 478 triệu USD, so với con số 15 vụ với tổng trị giá 3 tỷ USD ở Mỹ.
Là hãng bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai tại Nhật Bản, Dai-ichi Mutual Life hiện có 8,2 triệu khách hàng. Giống như nhiều đối thủ khác, tập đoàn này gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Năm ngoái, kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 5,2% và được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức dưới 2% trong thời gian từ nay tới ít nhất năm 2012.
Trong vòng 12 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Nhật Bản chưa có vụ IPO nào lớn bằng vụ chào sàn sắp tới của Dai-ichi Mutual Life. Trước đó, vào tháng 10/1998, công ty NTT DoCoMo đã lên sàn bằng một vụ IPO trị giá 18,1 tỷ USD.
Tính trên phạm vi toàn thế giới, Dai-ichi Mutual Life sẽ đánh dấu vụ IPO lớn thứ hai trong vòng 2 năm qua, kể từ vụ chào sàn trị giá gần 18 tỷ USD của hãng thẻ Visa hồi tháng 3/2008.
Tuy nhiên, tờ New York Times dẫn ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, các công ty chào sàn trong năm nay sẽ ngại đưa ra những mức giá cổ phiếu cao, xét trong bối cảnh các nhà đầu tư còn lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ công ở châu Âu và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ ở Trung Quốc. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế tại Mỹ cũng chỉ đang diễn ra ở tốc độ yếu ớt.
Theo số liệu mà New York Times dẫn từ hãng nghiên cứu Dealogic, từ đầu năm tới nay, các vụ IPO tại châu Á đã huy động được 22 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 440 triệu USD cùng kỳ năm trước, nhưng giảm mạnh so với mức 42 tỷ USD trong quý 4/2009.
Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư rõ ràng đã và đang có tác động bất lợi tới hoạt động IPO. “Nạn nhân” mới đây của sự dè dặt này là Zhongsheng, một nhà phân phối phụ tùng xe hơi của Trung Quốc. Zhongsheng đã kỳ vọng sẽ huy động 1 tỷ USD qua con đường IPO, nhưng sau đó đã phải hoãn vụ chào sàn này lại và tới nay chỉ hy vọng huy động được một nửa số vốn mục tiêu ban đầu.
Một công ty nhôm của Nga có tên là Rusal đã có một vụ IPO khá thành công tại thị trường Hồng Kông hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đang được giao dịch của công ty này hiện còn thấp hơn cả giá chào sàn.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, số tiền mà Dai-ichi Mutual Life huy động được từ vụ IPO này có thể lên tới 1.080 tỷ Yên, tương đương hơn 12 tỷ USD. Giới phân tích cho rằng, vụ IPO với quy mô lớn này sẽ đem tới một luồng sinh khí mới cho thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, từ đầu năm tới nay, mới chỉ có 6 vụ IPO diễn ra tại Nhật, với tổng trị giá 478 triệu USD, so với con số 15 vụ với tổng trị giá 3 tỷ USD ở Mỹ.
Là hãng bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai tại Nhật Bản, Dai-ichi Mutual Life hiện có 8,2 triệu khách hàng. Giống như nhiều đối thủ khác, tập đoàn này gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Năm ngoái, kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 5,2% và được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức dưới 2% trong thời gian từ nay tới ít nhất năm 2012.
Trong vòng 12 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Nhật Bản chưa có vụ IPO nào lớn bằng vụ chào sàn sắp tới của Dai-ichi Mutual Life. Trước đó, vào tháng 10/1998, công ty NTT DoCoMo đã lên sàn bằng một vụ IPO trị giá 18,1 tỷ USD.
Tính trên phạm vi toàn thế giới, Dai-ichi Mutual Life sẽ đánh dấu vụ IPO lớn thứ hai trong vòng 2 năm qua, kể từ vụ chào sàn trị giá gần 18 tỷ USD của hãng thẻ Visa hồi tháng 3/2008.
Tuy nhiên, tờ New York Times dẫn ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, các công ty chào sàn trong năm nay sẽ ngại đưa ra những mức giá cổ phiếu cao, xét trong bối cảnh các nhà đầu tư còn lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ công ở châu Âu và khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ ở Trung Quốc. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế tại Mỹ cũng chỉ đang diễn ra ở tốc độ yếu ớt.
Theo số liệu mà New York Times dẫn từ hãng nghiên cứu Dealogic, từ đầu năm tới nay, các vụ IPO tại châu Á đã huy động được 22 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 440 triệu USD cùng kỳ năm trước, nhưng giảm mạnh so với mức 42 tỷ USD trong quý 4/2009.
Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư rõ ràng đã và đang có tác động bất lợi tới hoạt động IPO. “Nạn nhân” mới đây của sự dè dặt này là Zhongsheng, một nhà phân phối phụ tùng xe hơi của Trung Quốc. Zhongsheng đã kỳ vọng sẽ huy động 1 tỷ USD qua con đường IPO, nhưng sau đó đã phải hoãn vụ chào sàn này lại và tới nay chỉ hy vọng huy động được một nửa số vốn mục tiêu ban đầu.
Một công ty nhôm của Nga có tên là Rusal đã có một vụ IPO khá thành công tại thị trường Hồng Kông hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đang được giao dịch của công ty này hiện còn thấp hơn cả giá chào sàn.