Nhiều lo lắng ở nghị trường về quá tải bệnh viện
Vấn đề quá tải tại các bệnh viện hiện nay có một phần nguyên nhân từ chính sách bảo hiểm y tế
Phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 8/11 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ghi nhận nhiều lo lắng từ các đại biểu liên quan đến vấn đề quá tải tại các bệnh viện hiện nay, một phần vì chính sách bảo hiểm y tế chưa hợp lý.
Theo đại biểu Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang), các cơ sở khám, chữa bệnh hiện đang quá tải, trong khi vấn đề y đức là điều rất nhiều người dân ở nhiều nơi phản ánh khi đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“Đánh giá một cách sâu sắc thì nguyên nhân của những vấn đề phản ánh có phần do quá tải, mỗi bác sỹ phải khám trung bình từ 60 - 80 bệnh nhân một ngày, phần do phải khám, chữa bệnh ở phòng khám tư nhân, phần do thái độ cửa quyền ban ơn của đội ngũ cán bộ y tế”, bà nói.
Bên cạnh đó, quy định việc thực hiện chuyển tuyến bệnh nhân hiện nay theo thứ tự từ nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu lên từng bậc bệnh viện tuyến trên có nhiều thủ tục không cần thiết, đã tác động tiêu cực đến việc khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế.
“Việc khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương thật sự quá tải, điều này có phần do lực hút từ bệnh viện tuyến trên để tăng nguồn thu, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh của những ca bệnh thực sự cần phải điều trị ở các bệnh viện này do bị quá tải bởi các ca bệnh thông thường khác mà có thể được điều trị tốt ở các cơ sở y tế tuyến dưới”, bà nói.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng), việc giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện “hiện là vấn đề cực kỳ bức xúc kéo dài nhiều năm nhưng chưa được khắc phục làm cho người bệnh và thân nhân người bệnh vô cùng vất vả, gian nan”.
“Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần ưu tiên vốn ngân sách đầu tư, mở rộng mạng lưới khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng điều trị, tăng cường xã hội hóa y tế, đa dạng các hình thức khám, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đẩy mạnh việc nâng cấp toàn diện các cơ sở y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm miền núi, vùng sâu vùng xa”, ông nói.
Cũng với mục tiêu cải thiện hạ tầng khám chữa bệnh, ông Huỳnh Nghĩa nói rằng vấn đề xã hội hóa y tế là chủ trương lớn mang tính chất nhất quán của Đảng và nhà nước, thời gian qua đã thu hút các nguồn lực xã hội hình thành nhiều bệnh viện tư trong cả nước, trong đó có nhiều bệnh viện được trang bị hiện đại, chất lượng tốt, khá nhiều người dân đến khám, chữa bệnh góp phần giảm tải các bệnh viện công.
Tuy bệnh viện tư được tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chỉ được thanh toán mức kinh phí tương đương bệnh viện công lập hạng 2, bệnh viện tuyến huyện. Mặt khác, từ ngày 1/4/2013 tiền khám bệnh và tiền giường lại chỉ thanh toán tương đương bệnh viện hạng 4 trạm y tế xã. Trên thực tế, cho đến nay trên toàn quốc chưa có bệnh viện ngoài công lập nào được xếp hạng gây tâm lý bức xúc cho các nhà đầu tư, vẫn theo đại biểu Huỳnh Nghĩa.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) lưu ý Quốc hội về tình trạng khám trái tuyến, vượt tuyến ngày càng tăng, từ 3 triệu lượt năm 2010 lên 11,6 triệu lượt năm 2012 đã làm quá tải cho tuyến trên.
“Một số bệnh viện phải sử dụng 50 - 70% quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để chi trả cho khám trái tuyến, vượt tuyến trong khi không thể kiểm soát được phần chi phí này và khi đó các cơ sở y tế tuyến trên tăng cường và lạm dụng sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao với chi phí lớn”, đại biểu Phương nêu vấn đề.
Nữ đại biểu này cũng nhấn mạnh rằng việc tăng ngân sách để thực hiện chính sách an sinh xã hội trong đó có chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và tăng đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho lĩnh vực y tế để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn là những giải pháp cần áp dụng.
Theo đại biểu Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang), các cơ sở khám, chữa bệnh hiện đang quá tải, trong khi vấn đề y đức là điều rất nhiều người dân ở nhiều nơi phản ánh khi đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“Đánh giá một cách sâu sắc thì nguyên nhân của những vấn đề phản ánh có phần do quá tải, mỗi bác sỹ phải khám trung bình từ 60 - 80 bệnh nhân một ngày, phần do phải khám, chữa bệnh ở phòng khám tư nhân, phần do thái độ cửa quyền ban ơn của đội ngũ cán bộ y tế”, bà nói.
Bên cạnh đó, quy định việc thực hiện chuyển tuyến bệnh nhân hiện nay theo thứ tự từ nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu lên từng bậc bệnh viện tuyến trên có nhiều thủ tục không cần thiết, đã tác động tiêu cực đến việc khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế.
“Việc khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương thật sự quá tải, điều này có phần do lực hút từ bệnh viện tuyến trên để tăng nguồn thu, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh của những ca bệnh thực sự cần phải điều trị ở các bệnh viện này do bị quá tải bởi các ca bệnh thông thường khác mà có thể được điều trị tốt ở các cơ sở y tế tuyến dưới”, bà nói.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng), việc giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện “hiện là vấn đề cực kỳ bức xúc kéo dài nhiều năm nhưng chưa được khắc phục làm cho người bệnh và thân nhân người bệnh vô cùng vất vả, gian nan”.
“Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần ưu tiên vốn ngân sách đầu tư, mở rộng mạng lưới khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng điều trị, tăng cường xã hội hóa y tế, đa dạng các hình thức khám, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đẩy mạnh việc nâng cấp toàn diện các cơ sở y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm miền núi, vùng sâu vùng xa”, ông nói.
Cũng với mục tiêu cải thiện hạ tầng khám chữa bệnh, ông Huỳnh Nghĩa nói rằng vấn đề xã hội hóa y tế là chủ trương lớn mang tính chất nhất quán của Đảng và nhà nước, thời gian qua đã thu hút các nguồn lực xã hội hình thành nhiều bệnh viện tư trong cả nước, trong đó có nhiều bệnh viện được trang bị hiện đại, chất lượng tốt, khá nhiều người dân đến khám, chữa bệnh góp phần giảm tải các bệnh viện công.
Tuy bệnh viện tư được tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng chỉ được thanh toán mức kinh phí tương đương bệnh viện công lập hạng 2, bệnh viện tuyến huyện. Mặt khác, từ ngày 1/4/2013 tiền khám bệnh và tiền giường lại chỉ thanh toán tương đương bệnh viện hạng 4 trạm y tế xã. Trên thực tế, cho đến nay trên toàn quốc chưa có bệnh viện ngoài công lập nào được xếp hạng gây tâm lý bức xúc cho các nhà đầu tư, vẫn theo đại biểu Huỳnh Nghĩa.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) lưu ý Quốc hội về tình trạng khám trái tuyến, vượt tuyến ngày càng tăng, từ 3 triệu lượt năm 2010 lên 11,6 triệu lượt năm 2012 đã làm quá tải cho tuyến trên.
“Một số bệnh viện phải sử dụng 50 - 70% quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để chi trả cho khám trái tuyến, vượt tuyến trong khi không thể kiểm soát được phần chi phí này và khi đó các cơ sở y tế tuyến trên tăng cường và lạm dụng sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao với chi phí lớn”, đại biểu Phương nêu vấn đề.
Nữ đại biểu này cũng nhấn mạnh rằng việc tăng ngân sách để thực hiện chính sách an sinh xã hội trong đó có chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và tăng đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho lĩnh vực y tế để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn là những giải pháp cần áp dụng.