“Nhiều người dân vẫn chưa biết Hiến pháp mới thế nào”
Cử tri đề nghị cần đầu tư kinh phí in ấn bản Hiến pháp mới phát đến hộ gia đình
Dự thảo Hiến pháp đưa về đến tận hộ gia đình để góp ý kiến. Tuy nhiên, từ khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua cho đến nay nhiều người dân vẫn chưa biết Hiến pháp mới như thế nào.
Đây là ý kiến cử tri tỉnh Quảng Trị vừa được đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này tập hợp gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước thềm kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Sau phản ánh nói trên, cử tri Quảng Trị đề nghị cần đầu tư kinh phí in ấn bản Hiến pháp mới phát đến hộ gia đình để nghiên cứu thực hiện.
Như vậy, đã gần nửa năm trôi qua kể từ khi bản Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành (1/1/2014), nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều cử tri, không chỉ ở Quảng Trị.
Tại báo cáo kết quả triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 vừa được gửi đến Quốc hội, Chính phủ cũng nhìn nhận các điều kiện đảm bảo cho hoạt động triển khai thi hành Hiến pháp bước đầu còn hạn chế.
Như, tài liệu tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp cung cấp chưa kịp thời bà chưa đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu, nhất là ở các địa phương. Phú Thọ và Quảng Ninh là những cái tên được nhắc đến sau nhận xét này.
Lúng túng, chậm, mức độ quan tâm chưa cao… cũng là những đánh giá của Chính phủ dành cho nhiều phần việc trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp.
Điển hình về độ chậm là việc tổ chức hội nghị giới thiệu phổ biến nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiến hành vào tháng 1/2014, Chính phủ yêu cầu tổ chức vào tháng 2/2014 nhưng đến tận ngày 5/4 mới diễn ra.
Mặt khác, việc rà soát luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ cũng chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, báo cáo nêu rõ.
Sự chậm trễ này, bên cạnh khối lượng văn bản cần rà soát quá lớn còn có nguyên nhân từ các ý kiến khác nhau liên quan đến cách hiểu thống nhất về một số nội dung của Hiến pháp, nhất là việc xác định những nội dung/quy định trái với Hiến pháp. Do vậy cần có nhiều thời gian để tổng hợp, trao đổi và thống nhất kết quả rà soát, thậm chí có vấn đề phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm rõ thêm.
Một số vướng mắc qua thực tiễn triển khai thi hành Hiến pháp cũng đang khiến Chính phủ khá đau đầu.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, thực tế một số quy định về hạn chế quyền con người và những vấn đề nhạy cảm khác đang được quy định ở văn bản dưới luật hay đang trong quá trình xây dựng dưới hình thức pháp lệnh hoặc nghị định, nay đòi hỏi phải được quy định trong luật theo quy định tại khoản 2 điều 14 của Hiến pháp.
Tuy nhiên, trong khi chờ nâng lên thành luật, nếu tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành thì sẽ là vi hiến, ngược lại, nếu dừng thực hiện thì không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
Vấn đề khác khiến Chính phủ lo lắng là khối lượng văn bản quy phạm pháp luật mà trước hết là các luật, pháp lệnh cần được ban hành để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 là rất lớn, trong khi yêu cầu về tiến độ thì rất gấp, nguồn lực và điều kiện đảm bảo có hạn.
Bởi vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cần kéo dài thời gian họp để thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh này, trong hai năm 2015 và 2016.
Đây là ý kiến cử tri tỉnh Quảng Trị vừa được đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này tập hợp gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước thềm kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Sau phản ánh nói trên, cử tri Quảng Trị đề nghị cần đầu tư kinh phí in ấn bản Hiến pháp mới phát đến hộ gia đình để nghiên cứu thực hiện.
Như vậy, đã gần nửa năm trôi qua kể từ khi bản Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành (1/1/2014), nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều cử tri, không chỉ ở Quảng Trị.
Tại báo cáo kết quả triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 vừa được gửi đến Quốc hội, Chính phủ cũng nhìn nhận các điều kiện đảm bảo cho hoạt động triển khai thi hành Hiến pháp bước đầu còn hạn chế.
Như, tài liệu tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp cung cấp chưa kịp thời bà chưa đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu, nhất là ở các địa phương. Phú Thọ và Quảng Ninh là những cái tên được nhắc đến sau nhận xét này.
Lúng túng, chậm, mức độ quan tâm chưa cao… cũng là những đánh giá của Chính phủ dành cho nhiều phần việc trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp.
Điển hình về độ chậm là việc tổ chức hội nghị giới thiệu phổ biến nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiến hành vào tháng 1/2014, Chính phủ yêu cầu tổ chức vào tháng 2/2014 nhưng đến tận ngày 5/4 mới diễn ra.
Mặt khác, việc rà soát luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ cũng chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, báo cáo nêu rõ.
Sự chậm trễ này, bên cạnh khối lượng văn bản cần rà soát quá lớn còn có nguyên nhân từ các ý kiến khác nhau liên quan đến cách hiểu thống nhất về một số nội dung của Hiến pháp, nhất là việc xác định những nội dung/quy định trái với Hiến pháp. Do vậy cần có nhiều thời gian để tổng hợp, trao đổi và thống nhất kết quả rà soát, thậm chí có vấn đề phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm rõ thêm.
Một số vướng mắc qua thực tiễn triển khai thi hành Hiến pháp cũng đang khiến Chính phủ khá đau đầu.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, thực tế một số quy định về hạn chế quyền con người và những vấn đề nhạy cảm khác đang được quy định ở văn bản dưới luật hay đang trong quá trình xây dựng dưới hình thức pháp lệnh hoặc nghị định, nay đòi hỏi phải được quy định trong luật theo quy định tại khoản 2 điều 14 của Hiến pháp.
Tuy nhiên, trong khi chờ nâng lên thành luật, nếu tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành thì sẽ là vi hiến, ngược lại, nếu dừng thực hiện thì không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
Vấn đề khác khiến Chính phủ lo lắng là khối lượng văn bản quy phạm pháp luật mà trước hết là các luật, pháp lệnh cần được ban hành để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 là rất lớn, trong khi yêu cầu về tiến độ thì rất gấp, nguồn lực và điều kiện đảm bảo có hạn.
Bởi vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cần kéo dài thời gian họp để thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh này, trong hai năm 2015 và 2016.