Nhiều nước sẽ vạ lây nếu Hy Lạp vỡ nợ
Tình trạng tại Hy Lạp có thể sẽ kéo theo những nước khác như Ireland, Bồ Đào Nha rơi vào cảnh đổ vỡ
Không chỉ ngành tài chính châu Âu bị tác động mạnh, mà nhiều nước trên thế giới cũng sẽ chịu cú sốc lớn nếu Hy Lạp vỡ nợ, theo nhận định của hãng tin CNBC.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) lại vừa đánh tụt hạng tín dụng dài hạn của bốn ngân hàng Hy Lạp từ mức B xuống CCC chỉ vài ngày sau khi đã hạ ba bậc xếp hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp.
S&P cho rằng, việc tụt hạng của bốn ngân hàng gồm NBG, Eurobank EFG, Alpha và Piraeus cho thấy, các nhà băng này đang đối mặt với những nguy cơ về hồ sơ tài chính, nhất là khả năng thanh khoản từ các hoạt động bán lẻ trong nước và thực trạng vốn, gia tăng đáng kể.
S&P lưu ý khách hàng đang tăng cường rút tiền gửi khỏi ngân hàng với con số lên tới 13 tỷ Euro (khoảng 18,6 tỷ USD) trong quý 1 năm nay so với 28 tỷ Euro của cả năm ngoái.
Tổ chức này tỏ ý quan ngại, các ngân hàng Hy Lạp đã phải cầu cứu tài chính đặc biệt từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu, động thái cho thấy "những khó khăn nghiêm trọng trong việc giải quyết tiền tài trợ trong vài năm qua".
Theo CNBC, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng nước này có liên quan trực tiếp đến gánh nợ sẽ bị quốc hữu hóa, người gửi tiền vào hệ thống nhà băng sẽ thi nhau rút tiền. Các ngân hàng châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức và Anh sẽ chịu tác động mạnh do là những chủ nợ lớn của Hy Lạp.
Do hiệu ứng domino, tình trạng tại Hy Lạp có thể sẽ kéo theo những nước khác như Ireland, Bồ Đào Nha rơi vào cảnh đổ vỡ. Đức có thể lâm vào tình huống khủng hoảng chính trị, do người dân nước này trước giờ vẫn một mực phản đối kế hoạch bơm tiền giải cứu Hy Lạp.
Thị trường tín dụng toàn cầu có thể bị đóng băng, tương tự tình hình sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers ở Mỹ. Các quỹ tiền tệ Mỹ sẽ chịu không ít thách thức. Người tiêu dùng Mỹ sẽ giảm chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn và đẩy kinh tế nước này tiến gần nguy cơ tái diễn suy thoái.
Ngoài ra, theo CNBC, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức sẽ áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ, tăng mua hàng từ nhóm quốc gia Nam Âu, thay vì châu Á. Từ đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa từ Trung Quốc giảm sút...
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã tăng mua lượng trái phiếu chính phủ Mỹ sau 5 tháng liên tiếp giảm mua trái phiếu này. Cụ thể, Trung Quốc đã mua thêm 7,6 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, nâng tổng lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ của nước này lên 1.152 tỷ USD.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết trong tháng 4, các nhà đầu tư nước ngoài mua tổng cộng 23,34 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, giảm 3,44 tỷ USD so với tháng trước đó. Các nhà đầu tư nước ngoài tư nhân bán 751 triệu USD trái phiếu chính phủ Mỹ sau khi mua thêm 19,54 tỷ USD trong tháng 3/2011.
Mặc dù giảm 1 tỷ USD lượng trái phiếu Mỹ so với lượng mua trong tháng Ba, Nhật Bản vẫn là nước thứ hai mua nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ, với giá trị là 906,9 tỷ USD, chiếm 20% tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.
Trong khi đó, Anh vẫn là chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ với việc tăng lượng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ thêm 7,8 tỷ USD, nâng tổng giá trị trái phiếu mà nước này nắm giữ lên 333 tỷ USD. Trong tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu, Trung Quốc nắm gần 26,7%.
Cũng liên quan tới Mỹ, thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 1 của nước này đã tăng 6,3%, lên tới 119,3 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ), từ 112,2 tỷ USD (số liệu sửa đổi) trong quý 4 năm 2010. Trong quý cuối năm 2010, thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm tới 9,7%.
Tài khoản vãng lai là thước đo chính của ngoại thương vì số liệu này không chỉ đo lường thương mại hàng hóa hay thương mại dịch vụ mà còn tính toán đến dòng tiền đầu tư giữa các nước.
Cục phân tích kinh tế Mỹ cho biết, sự gia tăng này chủ yếu do thâm hụt hàng hóa. Thặng dư thu nhập, thặng dư dịch vụ và chuyển giao vãng lai 1 chiều đều tăng đã giúp bù đắp thâm hụt hàng hóa. Mặc dù thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 1 tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với mức thị trường dự kiến.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) vừa nâng lãi suất lần thứ 10 kể từ đầu năm 2010, đợt thắt chặt tiền tệ dài nhất trong một thập kỷ, nhằm chống chọi với lạm phát. Theo đó, RBI nâng lãi suất từ 7,25% lên 7,5%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Ấn Độ tăng lên 9,06% từ mức 8,66% trong tháng 4 do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, khiến lạm phát ngày càng trở thành vấn đề nóng tại nền kinh tế này. “Áp lực lạm phát, chủ yếu là do giá hàng hóa, ngày càng tăng cao”, RBI cho hay.
Thủ tướng Manmohan Singh cũng cho rằng, lạm phát là “mối đe dọa nghiêm trọng” đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, RBI đã liên tục nâng chi phí vay mượn nhằm làm giảm nhu cầu và kiểm soát giá cả. RBI cho rằng ngăn chặn đà leo thang của giá cả là ưu tiên hàng đầu và thừa nhận đà tăng trưởng sẽ bị tác động trong ngắn hạn.
Nhật Bản sẽ cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) vay 1,5 tỷ USD để đổi lấy 3 triệu thùng dầu thô trong năm năm tới. Đây được coi là một thỏa thuận quan trọng đối với ngành nhiệt điện của đất nước Mặt Trời mọc sau thảm họa sóng thần ở nước này hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Nhật Bản tại Caracas, ông Takashi Kondo, nêu rõ các công ty hàng đầu Nhật Bản như Mitsubishi, Itochu, Marubeni và Mitsui sẽ tài trợ 10% trong khoản cho vay này, và sẽ chịu toàn bộ chi phí vận chuyển dầu.
Các nhà bảo lãnh khác cho khoản vay gồm Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và hai ngân hàng tư nhân Nhật Bản. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được chính thức ký kết vào ngày 28/6.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) lại vừa đánh tụt hạng tín dụng dài hạn của bốn ngân hàng Hy Lạp từ mức B xuống CCC chỉ vài ngày sau khi đã hạ ba bậc xếp hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp.
S&P cho rằng, việc tụt hạng của bốn ngân hàng gồm NBG, Eurobank EFG, Alpha và Piraeus cho thấy, các nhà băng này đang đối mặt với những nguy cơ về hồ sơ tài chính, nhất là khả năng thanh khoản từ các hoạt động bán lẻ trong nước và thực trạng vốn, gia tăng đáng kể.
S&P lưu ý khách hàng đang tăng cường rút tiền gửi khỏi ngân hàng với con số lên tới 13 tỷ Euro (khoảng 18,6 tỷ USD) trong quý 1 năm nay so với 28 tỷ Euro của cả năm ngoái.
Tổ chức này tỏ ý quan ngại, các ngân hàng Hy Lạp đã phải cầu cứu tài chính đặc biệt từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu, động thái cho thấy "những khó khăn nghiêm trọng trong việc giải quyết tiền tài trợ trong vài năm qua".
Theo CNBC, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng nước này có liên quan trực tiếp đến gánh nợ sẽ bị quốc hữu hóa, người gửi tiền vào hệ thống nhà băng sẽ thi nhau rút tiền. Các ngân hàng châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức và Anh sẽ chịu tác động mạnh do là những chủ nợ lớn của Hy Lạp.
Do hiệu ứng domino, tình trạng tại Hy Lạp có thể sẽ kéo theo những nước khác như Ireland, Bồ Đào Nha rơi vào cảnh đổ vỡ. Đức có thể lâm vào tình huống khủng hoảng chính trị, do người dân nước này trước giờ vẫn một mực phản đối kế hoạch bơm tiền giải cứu Hy Lạp.
Thị trường tín dụng toàn cầu có thể bị đóng băng, tương tự tình hình sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers ở Mỹ. Các quỹ tiền tệ Mỹ sẽ chịu không ít thách thức. Người tiêu dùng Mỹ sẽ giảm chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn và đẩy kinh tế nước này tiến gần nguy cơ tái diễn suy thoái.
Ngoài ra, theo CNBC, nếu Hy Lạp vỡ nợ, các nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức sẽ áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ, tăng mua hàng từ nhóm quốc gia Nam Âu, thay vì châu Á. Từ đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa từ Trung Quốc giảm sút...
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã tăng mua lượng trái phiếu chính phủ Mỹ sau 5 tháng liên tiếp giảm mua trái phiếu này. Cụ thể, Trung Quốc đã mua thêm 7,6 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, nâng tổng lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ của nước này lên 1.152 tỷ USD.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết trong tháng 4, các nhà đầu tư nước ngoài mua tổng cộng 23,34 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, giảm 3,44 tỷ USD so với tháng trước đó. Các nhà đầu tư nước ngoài tư nhân bán 751 triệu USD trái phiếu chính phủ Mỹ sau khi mua thêm 19,54 tỷ USD trong tháng 3/2011.
Mặc dù giảm 1 tỷ USD lượng trái phiếu Mỹ so với lượng mua trong tháng Ba, Nhật Bản vẫn là nước thứ hai mua nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ, với giá trị là 906,9 tỷ USD, chiếm 20% tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.
Trong khi đó, Anh vẫn là chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ với việc tăng lượng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ thêm 7,8 tỷ USD, nâng tổng giá trị trái phiếu mà nước này nắm giữ lên 333 tỷ USD. Trong tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu, Trung Quốc nắm gần 26,7%.
Cũng liên quan tới Mỹ, thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 1 của nước này đã tăng 6,3%, lên tới 119,3 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ), từ 112,2 tỷ USD (số liệu sửa đổi) trong quý 4 năm 2010. Trong quý cuối năm 2010, thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm tới 9,7%.
Tài khoản vãng lai là thước đo chính của ngoại thương vì số liệu này không chỉ đo lường thương mại hàng hóa hay thương mại dịch vụ mà còn tính toán đến dòng tiền đầu tư giữa các nước.
Cục phân tích kinh tế Mỹ cho biết, sự gia tăng này chủ yếu do thâm hụt hàng hóa. Thặng dư thu nhập, thặng dư dịch vụ và chuyển giao vãng lai 1 chiều đều tăng đã giúp bù đắp thâm hụt hàng hóa. Mặc dù thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 1 tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với mức thị trường dự kiến.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) vừa nâng lãi suất lần thứ 10 kể từ đầu năm 2010, đợt thắt chặt tiền tệ dài nhất trong một thập kỷ, nhằm chống chọi với lạm phát. Theo đó, RBI nâng lãi suất từ 7,25% lên 7,5%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Ấn Độ tăng lên 9,06% từ mức 8,66% trong tháng 4 do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, khiến lạm phát ngày càng trở thành vấn đề nóng tại nền kinh tế này. “Áp lực lạm phát, chủ yếu là do giá hàng hóa, ngày càng tăng cao”, RBI cho hay.
Thủ tướng Manmohan Singh cũng cho rằng, lạm phát là “mối đe dọa nghiêm trọng” đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, RBI đã liên tục nâng chi phí vay mượn nhằm làm giảm nhu cầu và kiểm soát giá cả. RBI cho rằng ngăn chặn đà leo thang của giá cả là ưu tiên hàng đầu và thừa nhận đà tăng trưởng sẽ bị tác động trong ngắn hạn.
Nhật Bản sẽ cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) vay 1,5 tỷ USD để đổi lấy 3 triệu thùng dầu thô trong năm năm tới. Đây được coi là một thỏa thuận quan trọng đối với ngành nhiệt điện của đất nước Mặt Trời mọc sau thảm họa sóng thần ở nước này hồi đầu tháng Ba vừa qua.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Nhật Bản tại Caracas, ông Takashi Kondo, nêu rõ các công ty hàng đầu Nhật Bản như Mitsubishi, Itochu, Marubeni và Mitsui sẽ tài trợ 10% trong khoản cho vay này, và sẽ chịu toàn bộ chi phí vận chuyển dầu.
Các nhà bảo lãnh khác cho khoản vay gồm Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và hai ngân hàng tư nhân Nhật Bản. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được chính thức ký kết vào ngày 28/6.