Nhiều siêu thị khẳng định không bán sản phẩm của Vinafood
8 tấn thịt đầu heo trong kho của Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vinafood) vừa bị phát hiện quá hạn sử dụng
8 tấn thịt đầu heo trong kho của Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vinafood) vừa bị phát hiện quá hạn sử dụng.
Sau khi có thông tin này, trao đổi với VnEconomy, đại diện nhiều hệ thống siêu thị như Saigon Co.op Mart, Big C, Maximart... đều khẳng định họ không bán sản phẩm của Vinafood.
Hôm qua (22/7), sau ba ngày kiểm tra tại kho lạnh Khu công nghiệp Sóng Thần I, huyện Dĩ An, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương đã kết luận: Vinafood có 8 tấn thịt đầu heo vi phạm quá hạn sử dụng đã bị niêm phong chờ tiêu huỷ.
Qua kiểm tra, đoàn liên ngành còn phát hiện các lô hàng khác gồm: gan heo (50 tấn); nạc dây heo (25 tấn); thịt nạc đầu heo (15 tấn); ba rọi heo còn da (52 tấn); sườn heo có thịt (13 tấn) với tổng khối lượng hơn 160 tấn, nhưng Vinafood chưa chứng minh được việc dán nhãn mác, chỉnh sửa hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ của những lô hàng trên. Do đó, các ngành chức năng tỉnh Bình Dương buộc công ty phải tiếp tục giải trình về vấn đề này.
Tại kho lạnh Sea Sài Gòn, đại diện Vinafood, ông Huỳnh Tấn Thành, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu của công ty đã thừa nhận lô hàng thịt đầu heo John và thịt nạc đầu heo John nhập từ Mỹ với số lượng 594 thùng, trọng lượng gần 8 tấn đã quá hạn sử dụng.
Nhãn gốc từ Mỹ ghi ngày sản xuất 4/12/2007, hạn sử dụng nhãn gốc không đọc được nhưng theo tiêu chuẩn Việt Nam, hạn sử dụng với thịt đông lạnh là 18 tháng, do đó đến nay đã hết hạn sử dụng. Nhưng nhãn phụ mà Vinafood dán lên lô hàng ngày sản xuất là tháng 1/2008 và hạn sử dụng là tháng 1/2010.
Như vậy, qua kiểm tra sản phẩm động vật đông lạnh của Vinafood trữ tại hai kho lạnh Swire và Sea Sài Gòn (cùng nằm trong Khu công nghiệp Sóng Thần I) với khối lượng hơn 550 tấn sản phẩm đông lạnh, có tới 160 tấn vi phạm về nhãn mác, hạn sử dụng không rõ ràng và nguồn gốc nhập khẩu cũng không có giấy tờ chứng minh.
Ông Tạ Trọng Khang, Phó chi cục Thú y Bình Dương, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành còn cho biết: mặc dù đoàn đã cho thời hạn giải trình các lô hàng trên về vấn đề nhãn mác, hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ trong chiều 22/7, nhưng Vinafood không đưa ra được các hồ sơ và chưa giải trình được nên phải tiếp tục xác minh để xử lý.
Sau khi có thông tin này, trao đổi với VnEconomy, đại diện nhiều hệ thống siêu thị như Saigon Co.op Mart, Big C, Maximart... đều khẳng định họ không bán sản phẩm của Vinafood.
Hôm qua (22/7), sau ba ngày kiểm tra tại kho lạnh Khu công nghiệp Sóng Thần I, huyện Dĩ An, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương đã kết luận: Vinafood có 8 tấn thịt đầu heo vi phạm quá hạn sử dụng đã bị niêm phong chờ tiêu huỷ.
Qua kiểm tra, đoàn liên ngành còn phát hiện các lô hàng khác gồm: gan heo (50 tấn); nạc dây heo (25 tấn); thịt nạc đầu heo (15 tấn); ba rọi heo còn da (52 tấn); sườn heo có thịt (13 tấn) với tổng khối lượng hơn 160 tấn, nhưng Vinafood chưa chứng minh được việc dán nhãn mác, chỉnh sửa hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ của những lô hàng trên. Do đó, các ngành chức năng tỉnh Bình Dương buộc công ty phải tiếp tục giải trình về vấn đề này.
Tại kho lạnh Sea Sài Gòn, đại diện Vinafood, ông Huỳnh Tấn Thành, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu của công ty đã thừa nhận lô hàng thịt đầu heo John và thịt nạc đầu heo John nhập từ Mỹ với số lượng 594 thùng, trọng lượng gần 8 tấn đã quá hạn sử dụng.
Nhãn gốc từ Mỹ ghi ngày sản xuất 4/12/2007, hạn sử dụng nhãn gốc không đọc được nhưng theo tiêu chuẩn Việt Nam, hạn sử dụng với thịt đông lạnh là 18 tháng, do đó đến nay đã hết hạn sử dụng. Nhưng nhãn phụ mà Vinafood dán lên lô hàng ngày sản xuất là tháng 1/2008 và hạn sử dụng là tháng 1/2010.
Như vậy, qua kiểm tra sản phẩm động vật đông lạnh của Vinafood trữ tại hai kho lạnh Swire và Sea Sài Gòn (cùng nằm trong Khu công nghiệp Sóng Thần I) với khối lượng hơn 550 tấn sản phẩm đông lạnh, có tới 160 tấn vi phạm về nhãn mác, hạn sử dụng không rõ ràng và nguồn gốc nhập khẩu cũng không có giấy tờ chứng minh.
Ông Tạ Trọng Khang, Phó chi cục Thú y Bình Dương, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành còn cho biết: mặc dù đoàn đã cho thời hạn giải trình các lô hàng trên về vấn đề nhãn mác, hạn sử dụng và nguồn gốc xuất xứ trong chiều 22/7, nhưng Vinafood không đưa ra được các hồ sơ và chưa giải trình được nên phải tiếp tục xác minh để xử lý.