Nhiều vi phạm về đất đai tại Ba Vì
Báo cáo về tình hình biến động giá và công tác sử dụng đất tại một số khu vực phía Tây Hà Nội
Tổ công tác liên ngành giữa Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình biến động giá và công tác quản lý, sử dụng đất đai tại một số khu vực thuộc phía Tây Hà Nội.
Theo tổ công tác, kết quả kiểm tra với các nội dung nêu trên cho thấy, sau khi triển lãm quy hoạch chung Thủ đô được tổ chức, giá nhà đất khu vực phía tây Hà Nội, nhất là dọc đường Láng - Hòa Lạc và các huyện Ba Vì, Quốc Oai... đã tăng đáng kể.
Nguyên nhân được xác định do nhiều yếu tố, trong đó không loại trừ một số cá nhân, tổ chức đầu cơ đất đai cố tình tạo ra những thông tin đồn thổi, tạo sự khan hiếm giả tạo, từ đó đẩy giá nhà đất lên cao nhằm trục lợi.
Cũng qua kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại hơn 30 đơn vị là các nông, lâm trường, trạm trại và đơn vị sự nghiệp ở huyện Ba Vì, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trái phép. Nhiều đơn vị đang được giao quản lý, sử dụng đất đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng, cho mượn đất làm nhà ở và làm vườn.
Một số đơn vị giao đất lâu dài cho các đối tượng không có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi thủy sản, hoặc đã cho thuê đất, dùng đất để liên doanh liên kết với cá nhân, đơn vị khác, vi phạm Luật Đất đai.
Sai phạm nghiêm trọng nhất là Công ty Cổ phần Việt Mông. Trong số khoảng 925 ha đất được bàn giao, công ty chỉ trực tiếp sử dụng gần 30 ha, đã giao 455,6 ha đất cho các hộ cá nhân làm vườn, trồng rừng không đúng quy định. Không ít lô đất nhận khoán đã bị trao đi bán lại nhiều lần, khi mua bán đất không trình báo địa phương, không đóng thuế.
Bên cạnh đó, có nhiều cá nhân lấy danh nghĩa là doanh nghiệp đã nhận khoán đất làm liên doanh hoặc các công ty chuyển nhượng cho nhau để xây sân thể thao, bể bơi, ao nuôi cá sấu trục lợi. Đồng thời một số cá nhân đã lợi dụng việc quản lý lơi lỏng của doanh nghiệp đã mua gom, để đầu cơ trục lợi từ diện tích đất do Công ty Cổ phần Việt Mông quản lý.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Giống gia cầm Ba Vì, Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Môn Ca Đa, Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì... cũng có dấu hiệu vi phạm khi tiến hành giao khoán đất, cho thuê đất, hoặc để dân lấn chiếm đất đai.
Đáng chú ý, những sai phạm trên đã được một số cơ quan chức năng phát hiện từ năm 2005 đến nhưng đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết triệt để.
Theo tổ công tác, kết quả kiểm tra với các nội dung nêu trên cho thấy, sau khi triển lãm quy hoạch chung Thủ đô được tổ chức, giá nhà đất khu vực phía tây Hà Nội, nhất là dọc đường Láng - Hòa Lạc và các huyện Ba Vì, Quốc Oai... đã tăng đáng kể.
Nguyên nhân được xác định do nhiều yếu tố, trong đó không loại trừ một số cá nhân, tổ chức đầu cơ đất đai cố tình tạo ra những thông tin đồn thổi, tạo sự khan hiếm giả tạo, từ đó đẩy giá nhà đất lên cao nhằm trục lợi.
Cũng qua kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại hơn 30 đơn vị là các nông, lâm trường, trạm trại và đơn vị sự nghiệp ở huyện Ba Vì, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất trái phép. Nhiều đơn vị đang được giao quản lý, sử dụng đất đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng, cho mượn đất làm nhà ở và làm vườn.
Một số đơn vị giao đất lâu dài cho các đối tượng không có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi thủy sản, hoặc đã cho thuê đất, dùng đất để liên doanh liên kết với cá nhân, đơn vị khác, vi phạm Luật Đất đai.
Sai phạm nghiêm trọng nhất là Công ty Cổ phần Việt Mông. Trong số khoảng 925 ha đất được bàn giao, công ty chỉ trực tiếp sử dụng gần 30 ha, đã giao 455,6 ha đất cho các hộ cá nhân làm vườn, trồng rừng không đúng quy định. Không ít lô đất nhận khoán đã bị trao đi bán lại nhiều lần, khi mua bán đất không trình báo địa phương, không đóng thuế.
Bên cạnh đó, có nhiều cá nhân lấy danh nghĩa là doanh nghiệp đã nhận khoán đất làm liên doanh hoặc các công ty chuyển nhượng cho nhau để xây sân thể thao, bể bơi, ao nuôi cá sấu trục lợi. Đồng thời một số cá nhân đã lợi dụng việc quản lý lơi lỏng của doanh nghiệp đã mua gom, để đầu cơ trục lợi từ diện tích đất do Công ty Cổ phần Việt Mông quản lý.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Giống gia cầm Ba Vì, Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Môn Ca Đa, Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì... cũng có dấu hiệu vi phạm khi tiến hành giao khoán đất, cho thuê đất, hoặc để dân lấn chiếm đất đai.
Đáng chú ý, những sai phạm trên đã được một số cơ quan chức năng phát hiện từ năm 2005 đến nhưng đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết triệt để.