Nhìn lại tuần “nổi loạn” của giá vàng
Tuần này, giá vàng trong nước đã có những cú nhảy cao và lặn sâu chưa từng có
Thị trường vàng trong nước đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trong tuần này, khi giá vàng có những cú nhảy cao và lặn sâu chưa từng có. Không chỉ chứng kiến sự lặn ngụp của giá vàng, thị trường còn ghi nhận cả hoạt động tranh mua và tranh bán vàng của người dân trong ngày 11-12/11.
Việc được nhập khẩu vàng trở lại đã hãm phanh sự “bất kham” của giá vàng trong nước, đưa giá vàng trong nước trở về cùng quỹ đạo với giá vàng thế giới. Giao dịch trên thị trường cũng chùng xuống và sự hoảng loạn không còn hiện diện.
Phiên tăng giá cuối tuần của vàng quốc tế đã đưa giá vàng trong nước sáng nay về mức xấp xỉ 26,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27 triệu đồng/lượng (bán ra). So với giá áp dụng sáng qua, giá vàng trong nước tới thời điểm đầu giờ sáng nay đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng.
Tuy không còn tăng nóng và lao dốc không phanh như trong hai ngày 11-12/11, giá vàng trong nước trong ngày hôm qua và sáng nay vẫn tiếp tục có những bước tăng giảm tương đối mạnh.
Cụ thể, khi mở cửa đầu giờ sáng qua, giá vàng đã giảm trên 500.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều hôm trước, còn 25,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 25,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Tuy nhiên, khi đóng cửa chiều qua, giá vàng có nơi đã hồi về mức 25,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,3 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tới sáng nay, mốc giá 27 triệu đồng/lượng tiếp tục xuất hiện trở lại. Đây là mốc giá của đầu giờ sáng ngày 11/11, khi “trận cuồng phong” giá vàng bắt đầu diễn ra trên thị trường.
Ở thời điểm 9h sáng nay, giá vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) tại thị trường Hà Nội là 26,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết trên website của công ty là 26,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hệ thống Ngân hàng Sacombank trên toàn quốc cùng thời điểm trên để giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 26,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Như vậy, so với mức kỷ lục 29,3 triệu đồng/lượng thiết lập vào buổi trưa ngày 11/11, giá vàng hiện đã sụt mất 2,5 triệu đồng/lượng.
Cao điểm của “cơn bão” giá vàng lần này là thời điểm sáng và trưa ngày 11/11, khi giá vàng tăng 2,2 triệu đồng/lượng trong vòng có 4 giờ đồng hồ. Chỉ trong từng đó thời gian, thị trường vàng đã trải qua ba mốc giá 27, 28 và 29 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới một khoảng có lúc lên tới 3,6 triệu đồng/lượng.
Giao dịch vàng sáng ngày 11/11 diễn ra nghẹt thở, khi người dân tập trung đông đặc tại các cửa hàng kim hoàn lớn để tìm cách mua bằng được vàng.
Sau khi đạt đỉnh, giá vàng bắt đầu lao dốc từ đầu giờ chiều 11/11, khi bắt đầu có tin Ngân hàng Nhà nước sắp tuyên bố quyết định nối lại hoạt động nhập khẩu vàng. “Rơi” với tốc độ chóng mặt, đến buổi sáng ngày 12/11, giá vàng đã bị “gọt” mất 2,4 triệu đồng/lượng từ mức đỉnh thiết lập vào ngày hôm trước, về ngang với giá vàng thế giới.
Tâm lý đám đông tiếp tục chi phối hoạt động giao dịch vàng vật chất, các cửa hàng kim hoàn lớn đông nghẹt khách tranh bán. Mua đỉnh, bán đáy, không ít người đã lỗ đậm trong cơn bão giá vàng này.
Tuy nhiên, từ chiều ngày 12/11 trở đi, thị trường vàng đã dần bình ổn trở lại.
Với sự biến động “vô tiền khoáng hậu” của giá vàng trong nước mấy ngày gần đây, các công ty kim hoàn sáng nay tiếp tục áp dụng mức chênh lệch giá mua/bán khá cao, từ 500.000-600.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh này đã giảm nhiều so với mức chênh kỷ lục trên 1 triệu đồng/lượng áp dụng trong ngày 11/11.
Trong thời gian thị trường vàng vật chất ảm đạm gần đây, mức chênh lệch giá mua/bán vàng có lúc chỉ ở mức 50.000 đồng/lượng.
Cho tới thời điểm này, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng như Sacombank-SBJ, DOJI, SJC… cho biết họ đã nhận được quota nhập khẩu vàng từ cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc kinh doanh của Sacombank-SBJ cho biết, với việc giá vàng trong nước đã về ngang với giá vàng thế giới, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn giá vàng thế giới, việc nhập vàng ở mức giá thế giới hiện nay là không hiệu quả. “Bởi vậy, chúng tôi sẽ dùng quota được cấp lần này để đưa số vàng đã mua trên thị trường quốc tế trong thời gian trước đây về nước”, ông Quyền nói.
Cũng theo ông Quyền, đầu tuần tới, vàng nguyên liệu do Sacombank-SBJ nhập khẩu sẽ về tới Việt Nam. Sau đó, sẽ mất thêm một ngày để dập vàng nguyên liệu thành vàng miếng. Như vậy, chậm nhất là đến giữa tuần sau, thị trường vàng trong nước sẽ có hàng mới.
Giá vàng giao ngay thế giới chốt phiên đêm qua tại thị trường New York ở mức 1.119,5 USD/oz, tăng 16,2 USD/oz (1,5%) so với giá đóng cửa phiên liền trước. Mức giá này quy đổi, cộng thêm thuế và phí, tương ứng với khoảng 25,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng bán ra trong nước khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Tuần này, giá vàng thế giới đã tăng 2%, sau khi tăng 5% trong tuần trước. Sau khi “bỏ qua” gần như mọi diễn biến của giá vàng thế giới trong suốt tuần, giá vàng trong nước hiện đã tăng khoảng 1,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước, tương đương mức tăng (4,4%). Riêng trong tuần trước, giá vàng trong nước đã tăng 8,2%.
Theo giới kinh doanh vàng, với việc nguồn cung vàng trong nước không còn bị thắt ở đầu nhập khẩu, và hoạt động giao dịch đã bình ổn trở lại, giá vàng trong nước thời gian tới có thể sẽ diễn biến sát hơn với giá vàng thế giới.
Tới thời điểm này, giá vàng thế giới vẫn đang được nâng đỡ bởi xu hướng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương và sự trượt giá của đồng USD. Tỷ giá USD chốt phiên đêm qua tại New York ở mức trên 1,49 USD tương đương 1 Euro. Tuần này, USD trượt giá khoảng 0,3% so với Euro.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tại New York kết thúc tuần giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Đêm qua, giá dầu giảm 0,59 USD/thùng, đóng cửa ở mức 76,35 USD/thùng. Giá dầu giảm sau khi một báo cáo được công bố cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 10 đã giảm mạnh hơn dự kiến.
Tuần này, giá dầu tại New York giảm 1,3%.
Việc được nhập khẩu vàng trở lại đã hãm phanh sự “bất kham” của giá vàng trong nước, đưa giá vàng trong nước trở về cùng quỹ đạo với giá vàng thế giới. Giao dịch trên thị trường cũng chùng xuống và sự hoảng loạn không còn hiện diện.
Phiên tăng giá cuối tuần của vàng quốc tế đã đưa giá vàng trong nước sáng nay về mức xấp xỉ 26,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27 triệu đồng/lượng (bán ra). So với giá áp dụng sáng qua, giá vàng trong nước tới thời điểm đầu giờ sáng nay đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng.
Tuy không còn tăng nóng và lao dốc không phanh như trong hai ngày 11-12/11, giá vàng trong nước trong ngày hôm qua và sáng nay vẫn tiếp tục có những bước tăng giảm tương đối mạnh.
Cụ thể, khi mở cửa đầu giờ sáng qua, giá vàng đã giảm trên 500.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều hôm trước, còn 25,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 25,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Tuy nhiên, khi đóng cửa chiều qua, giá vàng có nơi đã hồi về mức 25,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,3 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tới sáng nay, mốc giá 27 triệu đồng/lượng tiếp tục xuất hiện trở lại. Đây là mốc giá của đầu giờ sáng ngày 11/11, khi “trận cuồng phong” giá vàng bắt đầu diễn ra trên thị trường.
Ở thời điểm 9h sáng nay, giá vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) tại thị trường Hà Nội là 26,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết trên website của công ty là 26,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hệ thống Ngân hàng Sacombank trên toàn quốc cùng thời điểm trên để giá vàng miếng hiệu SBJ ở mức 26,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,8 triệu đồng/lượng (bán ra).
Như vậy, so với mức kỷ lục 29,3 triệu đồng/lượng thiết lập vào buổi trưa ngày 11/11, giá vàng hiện đã sụt mất 2,5 triệu đồng/lượng.
Cao điểm của “cơn bão” giá vàng lần này là thời điểm sáng và trưa ngày 11/11, khi giá vàng tăng 2,2 triệu đồng/lượng trong vòng có 4 giờ đồng hồ. Chỉ trong từng đó thời gian, thị trường vàng đã trải qua ba mốc giá 27, 28 và 29 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới một khoảng có lúc lên tới 3,6 triệu đồng/lượng.
Giao dịch vàng sáng ngày 11/11 diễn ra nghẹt thở, khi người dân tập trung đông đặc tại các cửa hàng kim hoàn lớn để tìm cách mua bằng được vàng.
Sau khi đạt đỉnh, giá vàng bắt đầu lao dốc từ đầu giờ chiều 11/11, khi bắt đầu có tin Ngân hàng Nhà nước sắp tuyên bố quyết định nối lại hoạt động nhập khẩu vàng. “Rơi” với tốc độ chóng mặt, đến buổi sáng ngày 12/11, giá vàng đã bị “gọt” mất 2,4 triệu đồng/lượng từ mức đỉnh thiết lập vào ngày hôm trước, về ngang với giá vàng thế giới.
Tâm lý đám đông tiếp tục chi phối hoạt động giao dịch vàng vật chất, các cửa hàng kim hoàn lớn đông nghẹt khách tranh bán. Mua đỉnh, bán đáy, không ít người đã lỗ đậm trong cơn bão giá vàng này.
Tuy nhiên, từ chiều ngày 12/11 trở đi, thị trường vàng đã dần bình ổn trở lại.
Với sự biến động “vô tiền khoáng hậu” của giá vàng trong nước mấy ngày gần đây, các công ty kim hoàn sáng nay tiếp tục áp dụng mức chênh lệch giá mua/bán khá cao, từ 500.000-600.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh này đã giảm nhiều so với mức chênh kỷ lục trên 1 triệu đồng/lượng áp dụng trong ngày 11/11.
Trong thời gian thị trường vàng vật chất ảm đạm gần đây, mức chênh lệch giá mua/bán vàng có lúc chỉ ở mức 50.000 đồng/lượng.
Cho tới thời điểm này, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng như Sacombank-SBJ, DOJI, SJC… cho biết họ đã nhận được quota nhập khẩu vàng từ cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc kinh doanh của Sacombank-SBJ cho biết, với việc giá vàng trong nước đã về ngang với giá vàng thế giới, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn giá vàng thế giới, việc nhập vàng ở mức giá thế giới hiện nay là không hiệu quả. “Bởi vậy, chúng tôi sẽ dùng quota được cấp lần này để đưa số vàng đã mua trên thị trường quốc tế trong thời gian trước đây về nước”, ông Quyền nói.
Cũng theo ông Quyền, đầu tuần tới, vàng nguyên liệu do Sacombank-SBJ nhập khẩu sẽ về tới Việt Nam. Sau đó, sẽ mất thêm một ngày để dập vàng nguyên liệu thành vàng miếng. Như vậy, chậm nhất là đến giữa tuần sau, thị trường vàng trong nước sẽ có hàng mới.
Giá vàng giao ngay thế giới chốt phiên đêm qua tại thị trường New York ở mức 1.119,5 USD/oz, tăng 16,2 USD/oz (1,5%) so với giá đóng cửa phiên liền trước. Mức giá này quy đổi, cộng thêm thuế và phí, tương ứng với khoảng 25,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng bán ra trong nước khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Tuần này, giá vàng thế giới đã tăng 2%, sau khi tăng 5% trong tuần trước. Sau khi “bỏ qua” gần như mọi diễn biến của giá vàng thế giới trong suốt tuần, giá vàng trong nước hiện đã tăng khoảng 1,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước, tương đương mức tăng (4,4%). Riêng trong tuần trước, giá vàng trong nước đã tăng 8,2%.
Theo giới kinh doanh vàng, với việc nguồn cung vàng trong nước không còn bị thắt ở đầu nhập khẩu, và hoạt động giao dịch đã bình ổn trở lại, giá vàng trong nước thời gian tới có thể sẽ diễn biến sát hơn với giá vàng thế giới.
Tới thời điểm này, giá vàng thế giới vẫn đang được nâng đỡ bởi xu hướng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương và sự trượt giá của đồng USD. Tỷ giá USD chốt phiên đêm qua tại New York ở mức trên 1,49 USD tương đương 1 Euro. Tuần này, USD trượt giá khoảng 0,3% so với Euro.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tại New York kết thúc tuần giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Đêm qua, giá dầu giảm 0,59 USD/thùng, đóng cửa ở mức 76,35 USD/thùng. Giá dầu giảm sau khi một báo cáo được công bố cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 10 đã giảm mạnh hơn dự kiến.
Tuần này, giá dầu tại New York giảm 1,3%.