Nhốn nháo... taxi Hà Nội
Đến tháng 4/2010, Hà Nội có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, với hơn 14.000 phương tiện
Hà Nội hiện có tới gần 14.000 xe taxi (tăng 5.000 đầu xe so với đầu năm 2009). Sự gia tăng của phương tiện trong khi hạ tầng còn nhiều yếu kém khiến tình trạng ùn tắc giao thông, thiếu điểm đỗ xe ngày càng nghiêm trọng và là bài toán khó cho Hà Nội.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2010, toàn thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, với hơn 14.000 phương tiện. Trong đó, khoảng 90% taxi hoạt động tại 9 quận nội thành với khoảng 600km đường. Điều này làm gia tăng tình trạng quá tải, gây ùn tắc và mất trật tự an toàn giao thông đô thị. Hệ thống giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho taxi hoạt động, nhưng từ tháng 12/2009 đến nay, lượng xe đăng ký mới vẫn không ngừng gia tăng.
Ngày 21/4, đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết: tính riêng những tháng đầu năm 2010, Công ty Mai Linh Đông Đô đã tăng thêm 170 xe, Taxi CP Hà Nội tăng 125 xe. Cuộc đua gia tăng số lượng xe taxi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ông Hồ Chương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mai Linh khu vực Đông Bắc Bộ cho biết: trong năm 2010, doanh nghiệp dự kiến tiếp tục bổ sung phương tiện mới trên địa bàn Hà Nội. Với lý do tới năm 2015, dân số sẽ lên tới 8 - 10 triệu dân, thì lượng taxi hiện có khó đáp ứng đủ nhu cầu.
Ngoài một số doanh nghiệp lớn như: Mai Linh (khoảng 1.000 xe), Taxi CP Hà Nội (700 xe), Công ty Nguyên Minh (gần 1.000 xe), Taxi Phù Đổng (489 xe)... gần đây nhiều công ty nhỏ cũng liên tiếp thành lập, số lượng xe rất ít như Tây Đô (14 xe), ba hãng chỉ có vỏn vẹn 5 xe là Ngân Hà, Hồng Hương, Huy Phương... Các hãng nhỏ này rất kém chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
Trong thời gian qua, tình trạng dừng đỗ sai quy định, sử dụng vỉa hè, lòng đường để làm nơi giao nhận ca, chống đối người thi hành công vụ diễn ra khá phổ biến. Thậm chí có trường hợp xe gỡ bỏ logo, giả mạo, làm nhái logo, mặc đồng phục của doanh nghiệp khác có uy tín gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách và uy tín của hãng taxi khác.
Ông Tạ Văn Ký, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Công an Hà Nội) cho rằng: để xảy ra điều này trước tiên là lỗi của doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo chuyên môn, đạo đức lái xe và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông.
Trong tổng số 14.000 lái xe taxi, hiện có tới 80% lái xe người ngoại tỉnh, đa số không thuộc đường nên đã ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ, gây ùn tắc giao thông. Ngoài ra, nhiều lái xe chưa đủ 21 tuổi nhưng vẫn cầm lái. Điều này thực sự là hồi chuông báo động đối với việc buông lỏng quản lý taxi hiện nay.
Ông Phạm Hùng, Đội trưởng Đội Điều tra, khám nghiệm và xử lý tai nạn giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt) cho biết trong năm 2009, đơn vị đã xử lý trên 4.000 trường hợp lái xe taxi vi phạm cùng hàng chục vụ tai nạn giao thông liên quan đến taxi khiến gần 50 người chết và bị thương. Không ít lái xe taxi khi vi phạm Luật Giao thông còn hành hung, chống lại cảnh sát giao thông.
Ông Hùng cho rằng, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân từ sức ép của doanh thu, dẫn đến việc lái xe bị căng thẳng, họ luôn phải làm quá số giờ quy định. Vì thế, bản thân các doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh trong quản lý. Trước thực trạng này, có ý kiến cho rằng việc siết chặt hoạt động taxi là cần thiết. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp taxi gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đại diện Hãng Mai Linh cho biết: do không có điểm đỗ xe nên có trường hợp lái xe phải chạy lòng vòng chờ khách. Điều này vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp, mà cũng là nguyên nhân tắc đường.
Một vấn đề nữa cũng khá phổ biến đó là việc các hãng đang thiếu trầm trọng nhân lực, bởi nhiều lái xe lâu năm đã bỏ đi làm ăn ngoài hoặc mua phương tiện hoạt động độc lập. Đó là chưa kể đến taxi dù hoặc taxi nhái nhãn.
Trước sự lỏng lẻo trong quản lý dịch vụ taxi, theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đã đến lúc các đơn vị chức năng phải vào cuộc. Qua đó, yêu cầu hạn chế số lượng taxi, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng các quy định về quản lý vận tải hành khách bằng taxi để triển khai áp dụng trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, ngoài sự khẩn trương của cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng còn rất cần sự chung sức của các doanh nghiệp.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2010, toàn thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, với hơn 14.000 phương tiện. Trong đó, khoảng 90% taxi hoạt động tại 9 quận nội thành với khoảng 600km đường. Điều này làm gia tăng tình trạng quá tải, gây ùn tắc và mất trật tự an toàn giao thông đô thị. Hệ thống giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho taxi hoạt động, nhưng từ tháng 12/2009 đến nay, lượng xe đăng ký mới vẫn không ngừng gia tăng.
Ngày 21/4, đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết: tính riêng những tháng đầu năm 2010, Công ty Mai Linh Đông Đô đã tăng thêm 170 xe, Taxi CP Hà Nội tăng 125 xe. Cuộc đua gia tăng số lượng xe taxi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ông Hồ Chương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mai Linh khu vực Đông Bắc Bộ cho biết: trong năm 2010, doanh nghiệp dự kiến tiếp tục bổ sung phương tiện mới trên địa bàn Hà Nội. Với lý do tới năm 2015, dân số sẽ lên tới 8 - 10 triệu dân, thì lượng taxi hiện có khó đáp ứng đủ nhu cầu.
Ngoài một số doanh nghiệp lớn như: Mai Linh (khoảng 1.000 xe), Taxi CP Hà Nội (700 xe), Công ty Nguyên Minh (gần 1.000 xe), Taxi Phù Đổng (489 xe)... gần đây nhiều công ty nhỏ cũng liên tiếp thành lập, số lượng xe rất ít như Tây Đô (14 xe), ba hãng chỉ có vỏn vẹn 5 xe là Ngân Hà, Hồng Hương, Huy Phương... Các hãng nhỏ này rất kém chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
Trong thời gian qua, tình trạng dừng đỗ sai quy định, sử dụng vỉa hè, lòng đường để làm nơi giao nhận ca, chống đối người thi hành công vụ diễn ra khá phổ biến. Thậm chí có trường hợp xe gỡ bỏ logo, giả mạo, làm nhái logo, mặc đồng phục của doanh nghiệp khác có uy tín gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách và uy tín của hãng taxi khác.
Ông Tạ Văn Ký, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Công an Hà Nội) cho rằng: để xảy ra điều này trước tiên là lỗi của doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo chuyên môn, đạo đức lái xe và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông.
Trong tổng số 14.000 lái xe taxi, hiện có tới 80% lái xe người ngoại tỉnh, đa số không thuộc đường nên đã ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ, gây ùn tắc giao thông. Ngoài ra, nhiều lái xe chưa đủ 21 tuổi nhưng vẫn cầm lái. Điều này thực sự là hồi chuông báo động đối với việc buông lỏng quản lý taxi hiện nay.
Ông Phạm Hùng, Đội trưởng Đội Điều tra, khám nghiệm và xử lý tai nạn giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt) cho biết trong năm 2009, đơn vị đã xử lý trên 4.000 trường hợp lái xe taxi vi phạm cùng hàng chục vụ tai nạn giao thông liên quan đến taxi khiến gần 50 người chết và bị thương. Không ít lái xe taxi khi vi phạm Luật Giao thông còn hành hung, chống lại cảnh sát giao thông.
Ông Hùng cho rằng, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân từ sức ép của doanh thu, dẫn đến việc lái xe bị căng thẳng, họ luôn phải làm quá số giờ quy định. Vì thế, bản thân các doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh trong quản lý. Trước thực trạng này, có ý kiến cho rằng việc siết chặt hoạt động taxi là cần thiết. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp taxi gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đại diện Hãng Mai Linh cho biết: do không có điểm đỗ xe nên có trường hợp lái xe phải chạy lòng vòng chờ khách. Điều này vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp, mà cũng là nguyên nhân tắc đường.
Một vấn đề nữa cũng khá phổ biến đó là việc các hãng đang thiếu trầm trọng nhân lực, bởi nhiều lái xe lâu năm đã bỏ đi làm ăn ngoài hoặc mua phương tiện hoạt động độc lập. Đó là chưa kể đến taxi dù hoặc taxi nhái nhãn.
Trước sự lỏng lẻo trong quản lý dịch vụ taxi, theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đã đến lúc các đơn vị chức năng phải vào cuộc. Qua đó, yêu cầu hạn chế số lượng taxi, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng các quy định về quản lý vận tải hành khách bằng taxi để triển khai áp dụng trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, ngoài sự khẩn trương của cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng còn rất cần sự chung sức của các doanh nghiệp.