Nhức nhối nạn lạm dụng lao động trẻ em
Trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ
Báo cáo của Tổ chức Save the Children (Cứu vớt trẻ em) cho biết trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ.
Tổ chức Save the Children nhấn mạnh sự cần thiết để trẻ em được lao động trong những điều kiện xứng đáng, bảo đảm an ninh và vệ sinh, hưởng lương phù hợp và có thể kết hợp lao động với học hành. Tuy nhiên, nạn bóc lột trẻ em đang diễn ra phổ biến và trầm trọng.
Nhiều hình thức bóc lột trẻ em
Một thống kê sơ bộ của ILO cho biết hiện có khoảng 218 triệu trẻ em đang phải lao động trên toàn thế giới, trong đó khoảng 70% là trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 1/3 tổng lực lượng lao động trong lĩnh vực này.
Theo bà Pepa Horno, một chuyên gia của Save the Children, hiện có 8,5 triệu trẻ em đang phải làm những công việc bất hợp pháp, nặng nhọc và nguy hiểm đối với tuổi thơ. Một trong những hình thức nô dịch trẻ thơ là việc buôn bán trẻ em với doanh số hàng năm lên tới 23,5 tỷ EUR, hay bóc lột tình dục từ các thương vụ du lịch "sex" với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ vị thành niên. Bản báo cáo trên còn cho biết hiện nay 300.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị bắt đi lính và dính líu vào các cuộc xung đột vũ trang.
Điều tồi tệ nhất là các em bị buộc phải chứng kiến hoặc tiến hành các vụ thảm sát ngay tại làng quê mình để không còn đường trở về nhà hoặc tái hoà nhập xã hội. Ngoài ra, 1 triệu trẻ em phải làm việc tại các mỏ để khai thác vàng hoặc kim cương.
Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Lao động Nam Phi công bố ngày 11/6, hiện nước này có hơn 4,8 triệu lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Mặc dù tại Nam Phi, việc sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm và độc hại như pha trộn hoặc phun thuốc trừ sâu, điều khiển các loại máy móc dễ xảy ra tai nạn, máy móc có động cơ lớn và nặng hoặc làm việc trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đều bị cấm.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sử dụng lao động trẻ em lan tràn là vì lao động trẻ em rẻ hơn, ít phải bảo hiểm hơn và dễ bóc lột hơn. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trẻ em phải lao động là vì nghèo đói. Đói nghèo cũng dẫn tới thiếu giáo dục, dịch vụ y tế kém, cơ hội kiếm việc làm thấp và tất cả những nhân tố đó làm trầm trọng thêm tình trạng lao động trẻ em.
Liên hiệp quốc tăng cường bảo vệ trẻ em
Vừa qua, Liên minh đối tác chống sử dụng lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp đã được thành lập, với sự tham gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Liên đoàn Quốc tế các nhà sản xuất nông nghiệp (IFAP) và một số tổ chức công đoàn quốc tế khác.
Phát biểu nhân dịp này, Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia bày tỏ hy vọng với sự phối hợp của các đối tác quốc tế, mục tiêu chấm dứt sử dụng lao động trẻ em trong những công việc nguy hiểm nhất vào năm 2016 có thể thực hiện được.
Theo ILO, nạn sử dụng lao động trẻ em trong những công việc nguy hiểm nhất như công việc độc hại, khai thác tình dục trẻ em, buôn bán trẻ em và mọi hình thức nô lệ khác, phải được chấm dứt. Các nước thành viên cần coi việc loại bỏ nạn sử dụng lao động trẻ em như là một nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô và là một phần trong chiến lược giảm đói nghèo của mình.
Liên minh đối tác nêu trên chủ trương tăng cường hợp tác cả trong chính sách lẫn hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực thi các luật về lao động trẻ em trong nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn và giảm khoảng cách về giáo dục giữa thành thị, nông thôn và giữa hai giới tính.
FAO lưu ý rằng một số nước nghèo vẫn thành công trong việc cắt giảm, thậm chí chấm dứt tình trạng sử dụng lao động trẻ em, như ở bang Kerala của Ấn Độ. Số lao động trẻ em ở khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe cũng đã giảm đáng kể, từ 16% xuống còn 5% tổng lực lượng lao động trong giai đoạn từ 2000 đến 2004. Điều đáng mừng là số lao động trẻ em phải làm các công việc nguy hiểm và độc hại đã giảm 26% trên toàn thế giới.
Tổ chức Save the Children nhấn mạnh sự cần thiết để trẻ em được lao động trong những điều kiện xứng đáng, bảo đảm an ninh và vệ sinh, hưởng lương phù hợp và có thể kết hợp lao động với học hành. Tuy nhiên, nạn bóc lột trẻ em đang diễn ra phổ biến và trầm trọng.
Nhiều hình thức bóc lột trẻ em
Một thống kê sơ bộ của ILO cho biết hiện có khoảng 218 triệu trẻ em đang phải lao động trên toàn thế giới, trong đó khoảng 70% là trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 1/3 tổng lực lượng lao động trong lĩnh vực này.
Theo bà Pepa Horno, một chuyên gia của Save the Children, hiện có 8,5 triệu trẻ em đang phải làm những công việc bất hợp pháp, nặng nhọc và nguy hiểm đối với tuổi thơ. Một trong những hình thức nô dịch trẻ thơ là việc buôn bán trẻ em với doanh số hàng năm lên tới 23,5 tỷ EUR, hay bóc lột tình dục từ các thương vụ du lịch "sex" với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ vị thành niên. Bản báo cáo trên còn cho biết hiện nay 300.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị bắt đi lính và dính líu vào các cuộc xung đột vũ trang.
Điều tồi tệ nhất là các em bị buộc phải chứng kiến hoặc tiến hành các vụ thảm sát ngay tại làng quê mình để không còn đường trở về nhà hoặc tái hoà nhập xã hội. Ngoài ra, 1 triệu trẻ em phải làm việc tại các mỏ để khai thác vàng hoặc kim cương.
Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Lao động Nam Phi công bố ngày 11/6, hiện nước này có hơn 4,8 triệu lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Mặc dù tại Nam Phi, việc sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm và độc hại như pha trộn hoặc phun thuốc trừ sâu, điều khiển các loại máy móc dễ xảy ra tai nạn, máy móc có động cơ lớn và nặng hoặc làm việc trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đều bị cấm.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sử dụng lao động trẻ em lan tràn là vì lao động trẻ em rẻ hơn, ít phải bảo hiểm hơn và dễ bóc lột hơn. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trẻ em phải lao động là vì nghèo đói. Đói nghèo cũng dẫn tới thiếu giáo dục, dịch vụ y tế kém, cơ hội kiếm việc làm thấp và tất cả những nhân tố đó làm trầm trọng thêm tình trạng lao động trẻ em.
Liên hiệp quốc tăng cường bảo vệ trẻ em
Vừa qua, Liên minh đối tác chống sử dụng lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp đã được thành lập, với sự tham gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Liên đoàn Quốc tế các nhà sản xuất nông nghiệp (IFAP) và một số tổ chức công đoàn quốc tế khác.
Phát biểu nhân dịp này, Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia bày tỏ hy vọng với sự phối hợp của các đối tác quốc tế, mục tiêu chấm dứt sử dụng lao động trẻ em trong những công việc nguy hiểm nhất vào năm 2016 có thể thực hiện được.
Theo ILO, nạn sử dụng lao động trẻ em trong những công việc nguy hiểm nhất như công việc độc hại, khai thác tình dục trẻ em, buôn bán trẻ em và mọi hình thức nô lệ khác, phải được chấm dứt. Các nước thành viên cần coi việc loại bỏ nạn sử dụng lao động trẻ em như là một nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô và là một phần trong chiến lược giảm đói nghèo của mình.
Liên minh đối tác nêu trên chủ trương tăng cường hợp tác cả trong chính sách lẫn hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực thi các luật về lao động trẻ em trong nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn và giảm khoảng cách về giáo dục giữa thành thị, nông thôn và giữa hai giới tính.
FAO lưu ý rằng một số nước nghèo vẫn thành công trong việc cắt giảm, thậm chí chấm dứt tình trạng sử dụng lao động trẻ em, như ở bang Kerala của Ấn Độ. Số lao động trẻ em ở khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe cũng đã giảm đáng kể, từ 16% xuống còn 5% tổng lực lượng lao động trong giai đoạn từ 2000 đến 2004. Điều đáng mừng là số lao động trẻ em phải làm các công việc nguy hiểm và độc hại đã giảm 26% trên toàn thế giới.