Những cổ phiếu nào sẽ được các ETF ngoại mua nhiều nhất trong kỳ cơ cấu tới đây?
Tổng điều chỉnh các ETF ngoại trong kỳ cơ cấu tới đây SHB được mua nhiều nhất 33,2 triệu cổ phiếu, tiếp theo là SSB với 25 triệu cổ phiếu, STB 18,6 triệu cổ phiếu, HPG 7,8 triệu cổ phiếu,
Các rổ chỉ số mới của FTSE, bao gồm FTSE Vietnam Index và FTSE VN30 Index sẽ được công bố vào ngày 02/09/2022, có hiệu lực vào ngày 19/09/2022.
Dựa trên số liệu đến 25/08/2022, VnDirect cho rằng SSB và DGC sẽ được đưa vào chỉ số FTSE VN30 trong đợt xem xét định kỳ này vì SSB và DGC đáp ứng tất cả các tiêu chí của FTSE VN30, vốn hóa thị trường của SSB và DGC xếp thứ 11 và 18, lần lượt đạt 62.101 tỷ đồng và 35.008 tỷ đồng.
Mặt khác, HDB và HSG có khả năng bị loại khỏi FTSE VN30 do HDB không đạt yêu cầu của quá trình sàng lọc, cụ thể đã không đáp ứng được điều kiện headroom (% giá trị còn lại của room ngoại) phải cao hơn 10% cho những mã là thành viên hiện hữu. SSB và DGC có ưu thế để lọt vào FTSE VN30, HSG có vốn hóa nhỏ nhất trong top 40 sẽ bị loại khỏi rổ FTSE VN30.
Các quỹ ETF mô phỏng theo các chỉ số FTSE, với giá trị tài sản ròng là 14.254
tỷ đồng (Fubon ETF) và 7.191 tỷ đồng (FTSE VN ETF), sẽ cân đối lại danh
mục đầu tư của mình vào ngày giao dịch trước đó (16/09/2022).
Ước tính Fubon sẽ mua khoảng 25,0 triệu cổ phiếu SSB và 3,5 triệu cổ phiếu DGC, tương ứng khoảng 811,2 tỷ đồng và 343,0 tỷ đồng. Trong khi đó, Fubon sẽ bán khoảng 4,7 triệu cổ phiếu HSG và 9,3 triệu cổ phiếu HDB, tương ứng khoảng 103,7 tỷ đồng và 246,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ETF sẽ mua bổ sung thêm 18 triệu cổ phiếu STB, 28 tiệu cổ SHB, 8,1 triệu HPG, 1,6 triệu cổ phiếu HCM và 1,7 triệu cổ phiếu VND. Ở chiều ngược lại, các ETF sẽ bán ra 3,2 triệu cổ phiếu MSN, 4,5 triệu cổ phiếu VIC, 3,8 triệu cổ phiếu VGC, 8,9 triệu cổ phiếu VRE, SSI cũng bị bán 6,4 triệuc ổ phiếu, VNM bị bán 2,7 triệu cổ...
Với FTSE VN Index, để tái cân bằng chỉ số FTSE, SHB có khả năng sẽ được đưa vào danh mục và sẽ không loại bỏ bất kỳ cổ phiếu nào trong kỳ đánh giá này.
Ước tính FTSE VN ETF sẽ mua vào khoảng 1,0 triệu/0,5 triệu cổ phiếu của SHB/STB, tương đương 162 tỷ đồng/136 tỷ đồng trong kỳ đánh giá này, và bán ra lần lượt khoảng 308 nghìn/231 nghìn cổ phiếu của VHM/VIC, tương ứng là 184 tỷ đồng/150 tỷ đồng.
Rổ chỉ số MVIS mới (được V.N.M ETF mô phỏng) sẽ công bố vào ngày 08/09/2022 và có hiệu lực vào ngày 19/09/2022. Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 25/08/2022, VnDirect ước tính rằng SAB và THD sẽ bị loại khỏi V.N.M ETF trong đợt xem xét định kỳ này vì không đáp ứng các yêu cầu thanh khoản của chỉ số.
VnDirect cũng kỳ vọng tỷ trọng quốc gia của Việt Nam ở mức 82% của chỉ số với tổng số cổ phiếu của Việt Nam là 41. Ước tính trong đợt xem xét định kỳ này V.N.M ETF sẽ mua khoảng 4,0 triệu/0,9 triệu cổ phiếu SHB/KDH, tương đương 63 tỷ đồng/33 tỷ đồng trong kỳ đánh giá này và bán ra khoảng 0,9 triệu/0,2 triệu cổ phiếu THD/SAB, tương đương 49 tỷ đồng/39 tỷ đồng.
Như vậy, tổng điều chỉnh các ETF ngoại trong kỳ cơ cấu tới đây SHB được mua nhiều nhất 33,2 triệu cổ phiếu, tiếp theo là SSB với 25 triệu cổ phiếu, STB 18,6 triệu cổ phiếu, HPG 7,8 triệu cổ phiếu, DGC 3,5 triệu cổ phiếu, VND 2,4 triệu cổ phiếu, các mã còn lại cũng được mua nhiều như VCB, DIG, ITA...
Ở chiều ngược lại, HDB bị bán ra nhiều nhất 9,3 triệu cổ phiếu, VRE 8,8 triệu cổ phiếu, VIC 5 triệu cổ, SSI 5,9 triệu cổ phiếu, MSN 3,6 triệu cổ, VNM, PLX, NVL, SAB, VCI cũng bị bán ra mạnh.
Fubon ETF (mô phỏng chỉ số FTSE VN30) vẫn duy trì đà hút vốn ròng từ T7/22 đến T8/22, trong khi VNDiamond ETF bị rút vốn trong cùng giai đoạn, trở thành quỹ ETF hút vốn hàng đầu tại Việt Nam với dòng vốn ròng đạt 5.718 tỷ đồng trong 8T22. Fubon ETF duy trì giá trị tài sản ròng lớn thứ 2 trong số các quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam với giá trị 14.254 tỷ đồng (chỉ sau VNDiamond ETF).
Trong khi đó, FTSE VN ETF có sự đảo chiều từ rút vốn ròng sang hút vốn ròng trong giai đoạn T7/22 đến T8/22 để đạt 286 tỷ đồng vốn hút ròng trong 8T22.