Những “độc chiêu” làm mất niềm tin của công ty chứng khoán
Những nhà đầu tư nhỏ “đói” thông tin rất dễ bị công ty chứng khoán “làm thịt” với ba cách phổ biến
Trong vòng một năm qua, các vụ vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán ngày càng tăng lên, làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư. Đặc biệt, những nhà đầu tư nhỏ “đói” thông tin rất dễ bị công ty chứng khoán “làm thịt” với ba cách phổ biến.
Đó là không trích lập hay trích lập “vờ vịt” dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; tung tin gây nhiễu, xúi khách hàng để trục lợi; lãnh đạo che giấu thông tin mang tính chất lừa đảo.
Chiêu thứ nhất: trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Theo quy định, việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được thực hiện theo 3 cách thức: trích lập theo giá giao dịch bình quân thực tế đối với cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, trích lập theo giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 công ty chứng khoán tại thời điểm báo cáo đối với các cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM và trích lập theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán không có giá tham khảo từ các nguồn trên.
Tuy nhiên, không ít công ty chứng khoán không trích lập. Bởi vậy, khó tránh khỏi tình trạng phản ánh thiếu xác thực, minh bạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán, khiến cổ đông, nhà đầu tư đối mặt với rủi ro lớn. Điển hình mới nhất là công ty chứng khoán cao su (RUBSE).
Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2012, RUBSE chưa đánh giá lại theo giá thị trường đối với khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết và cổ phiếu được Repo với tổng giá trị đầu tư 9,19 tỷ đồng, công ty chưa tiến hành đối chiếu xác nhận số dư các khoản phải thu hợp tác đầu tư chứng khoán, đồng thời cũng chưa trích lập dự phòng các khoản này với số tiền trích lập dự phòng là 30,32 tỷ đồng. Nếu khoản dự phòng này được trích lập thì số lỗ trong năm sẽ tăng lên và tổng tài sản sẽ giảm đi một khoản tương ứng.
Một số công ty chứng khoán có danh mục đầu tư cổ phiếu OTC nhiều và lớn, thường dùng cách “giả vờ” trích lập dự phòng rủi ro bằng cách “đi đêm” với các công ty chứng khoán khác, cung cấp cho nhau giấy báo giá cổ phiếu OTC cao hơn nhiều giá thực tế giao dịch, nhất là những cổ phiếu OTC mới tham gia thị trường, ít nhà đầu tư và cơ quan quản lý biết tới.
Hành động này giúp công ty chứng khoán “làm đẹp” báo cáo tài chính, giảm mạnh khoản trích lập dự phòng đầu tư cổ phiếu OTC, bù đắp khoản lỗ đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết khác, giảm lỗ trong báo cáo tài chính hay “hô biến” lợi nhuận tăng cao hơn hoặc thoát lỗ, nhất là những công ty chứng khoán có nguy cơ bị đưa vào diện cảnh cáo đặc biệt do thua lỗ triền miên.
Nhà đầu tư muốn biết thông tin và mức độ chính xác về các con số trích lập dự phòng cổ phiếu OTC trong báo cáo tài chính cũng đành phải bó tay, bởi các công ty chứng khoán không thực hiện thuyết minh chi tiết các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết. Những công ty chứng khoán có khoản đầu tư chứng khoán OTC lớn, việc không trích lập dự phòng là điều đáng báo động.
Bởi lẽ, nhiều công ty chứng khoán phải chịu khoản lỗ rất lớn từ danh mục đầu tư chứng khoán OTC, nhưng trên sổ sách kế toán, khoản lỗ này thường không được thể hiện, hoặc chỉ thể hiện một phần nhỏ, khiến cổ đông, nhà đầu tư không nhận diện được rủi ro tài chính đang tiềm ẩn tại công ty chứng khoán trong bối cảnh giá cổ phiếu OTC giảm mạnh và gần như mất thanh khoản.
Chiêu thứ 2: tung tin gây nhiễu để trục lợi
Hiện nay, tại không ít các công ty chứng khoán có khá nhiều những hoạt động phân tích và dự báo theo kiểu tung tin, gây nhiễu, thậm chí là thông tin dự báo mang tính chất đánh vào tâm lý nhà đầu tư, lôi kéo họ để giành giật thị phần hoặc cố tình tạo ra những hiểu lầm, hiểu lệch lạc về thị trường chứng khoán cũng như giá cổ phiếu để trục lợi.
Nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị mua vào cổ phiếu trong ngắn, trung hoặc dài hạn sau khi đưa ra giá mục tiêu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sau đó, giá cổ phiếu không tăng, công ty chứng khoán lại khuyến nghị bán ra những cổ phiếu này, sau đó cổ phiếu bắt đầu tăng, công ty chứng khoán lại khuyến nghị mua vào. Vòng xoáy này khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ, mới tham gia thị trường lãnh đủ thua thiệt.
Không chỉ “xui” khách hàng giao dịch nhiều nhằm hưởng phí, có công ty chứng khoán còn làm giá cổ phiếu rồi xui nhà đầu tư mua để xả hàng. Hiện nay, hàng tuần, các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo thị trường tuần sau để nhà đầu tư tham khảo, trong khi họ làm ngược lại.
Ví dụ, tuần từ 6-10/8/2012, VN-Index tăng 1,67% và đang ở mức 425,56 điểm, HNX-Index tăng 2,08% lên 70,34 điểm. Thị trường đã có tuần tăng điểm khá tích cực đi kèm với thanh khoản tăng mạnh. Tuy nhiên, cuối tuần trước đó, nhiều công ty chứng khoán nhận định thị trường tuần 6 đến 10/8: chưa nhận thấy nhiều tín hiệu hỗ trợ cho khả năng vượt ngưỡng kháng cự, riêng BVSC, VCBS và VDSC lại bi quan hơn khi thiên về khả năng thị trường sẽ giảm điểm.
Trong khi đó, ngay sau phiên đầu tuần (ngày 6/8), khối tự doanh các công ty chứng khoán đột ngột quay đầu mua ròng suốt tuần với tổng lượng mua ròng hơn 1,3 triệu đơn vị, tương ứng với gần 11,1 tỷ đồng.
Chiêu thứ 3: che dấu thông tin mang tính chất lừa đảo
Hai vụ điển hình là vụ xảy ra lại công ty chứng khoán SME và SBS. Cuối năm 2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hai lãnh đạo cao nhất của công ty chứng khoán SME đã bị bắt tạm giam.
Một thời Công ty Chứng khoán SME phất lên như diều, chủ yếu nhờ mạnh tay cho nhà đầu tư sử dụng margin với tỉ lệ rất lớn, lên đến 3-7, thậm chí 2-7, cho ứng tiền trước, nộp tiền sau. Nhưng từ tháng 11/2011, SME liên tục bị cảnh báo chậm nộp tiền lưu ký, rồi nhà đầu tư rút tiền hàng loạt và bắt đầu sụp đổ.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân Chủ tịch, Tổng giám đốc SME bị tạm giam là do tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều tỷ đồng.
Vụ thứ hai gần đây nhất là công ty chứng khoán SBS bị Cơ quan An ninh điều tra vừa khởi tố vụ án hình sự để điều tra lãnh đạo cao cấp SBS vi phạm pháp luật, nhất là thao túng giá 4 cổ phiếu SBS, SCR, DLG và Toàn Thịnh Phát bằng thực hiện giao dịch nội gián, cho người thân quen vay ưu đãi và khách hàng VIP vay mua cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính, sử dụng tiền nhà đầu tư sai mục đích.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đó là không trích lập hay trích lập “vờ vịt” dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; tung tin gây nhiễu, xúi khách hàng để trục lợi; lãnh đạo che giấu thông tin mang tính chất lừa đảo.
Chiêu thứ nhất: trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Theo quy định, việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được thực hiện theo 3 cách thức: trích lập theo giá giao dịch bình quân thực tế đối với cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, trích lập theo giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 công ty chứng khoán tại thời điểm báo cáo đối với các cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM và trích lập theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán không có giá tham khảo từ các nguồn trên.
Tuy nhiên, không ít công ty chứng khoán không trích lập. Bởi vậy, khó tránh khỏi tình trạng phản ánh thiếu xác thực, minh bạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán, khiến cổ đông, nhà đầu tư đối mặt với rủi ro lớn. Điển hình mới nhất là công ty chứng khoán cao su (RUBSE).
Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2012, RUBSE chưa đánh giá lại theo giá thị trường đối với khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết và cổ phiếu được Repo với tổng giá trị đầu tư 9,19 tỷ đồng, công ty chưa tiến hành đối chiếu xác nhận số dư các khoản phải thu hợp tác đầu tư chứng khoán, đồng thời cũng chưa trích lập dự phòng các khoản này với số tiền trích lập dự phòng là 30,32 tỷ đồng. Nếu khoản dự phòng này được trích lập thì số lỗ trong năm sẽ tăng lên và tổng tài sản sẽ giảm đi một khoản tương ứng.
Một số công ty chứng khoán có danh mục đầu tư cổ phiếu OTC nhiều và lớn, thường dùng cách “giả vờ” trích lập dự phòng rủi ro bằng cách “đi đêm” với các công ty chứng khoán khác, cung cấp cho nhau giấy báo giá cổ phiếu OTC cao hơn nhiều giá thực tế giao dịch, nhất là những cổ phiếu OTC mới tham gia thị trường, ít nhà đầu tư và cơ quan quản lý biết tới.
Hành động này giúp công ty chứng khoán “làm đẹp” báo cáo tài chính, giảm mạnh khoản trích lập dự phòng đầu tư cổ phiếu OTC, bù đắp khoản lỗ đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết khác, giảm lỗ trong báo cáo tài chính hay “hô biến” lợi nhuận tăng cao hơn hoặc thoát lỗ, nhất là những công ty chứng khoán có nguy cơ bị đưa vào diện cảnh cáo đặc biệt do thua lỗ triền miên.
Nhà đầu tư muốn biết thông tin và mức độ chính xác về các con số trích lập dự phòng cổ phiếu OTC trong báo cáo tài chính cũng đành phải bó tay, bởi các công ty chứng khoán không thực hiện thuyết minh chi tiết các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết. Những công ty chứng khoán có khoản đầu tư chứng khoán OTC lớn, việc không trích lập dự phòng là điều đáng báo động.
Bởi lẽ, nhiều công ty chứng khoán phải chịu khoản lỗ rất lớn từ danh mục đầu tư chứng khoán OTC, nhưng trên sổ sách kế toán, khoản lỗ này thường không được thể hiện, hoặc chỉ thể hiện một phần nhỏ, khiến cổ đông, nhà đầu tư không nhận diện được rủi ro tài chính đang tiềm ẩn tại công ty chứng khoán trong bối cảnh giá cổ phiếu OTC giảm mạnh và gần như mất thanh khoản.
Chiêu thứ 2: tung tin gây nhiễu để trục lợi
Hiện nay, tại không ít các công ty chứng khoán có khá nhiều những hoạt động phân tích và dự báo theo kiểu tung tin, gây nhiễu, thậm chí là thông tin dự báo mang tính chất đánh vào tâm lý nhà đầu tư, lôi kéo họ để giành giật thị phần hoặc cố tình tạo ra những hiểu lầm, hiểu lệch lạc về thị trường chứng khoán cũng như giá cổ phiếu để trục lợi.
Nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị mua vào cổ phiếu trong ngắn, trung hoặc dài hạn sau khi đưa ra giá mục tiêu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sau đó, giá cổ phiếu không tăng, công ty chứng khoán lại khuyến nghị bán ra những cổ phiếu này, sau đó cổ phiếu bắt đầu tăng, công ty chứng khoán lại khuyến nghị mua vào. Vòng xoáy này khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ, mới tham gia thị trường lãnh đủ thua thiệt.
Không chỉ “xui” khách hàng giao dịch nhiều nhằm hưởng phí, có công ty chứng khoán còn làm giá cổ phiếu rồi xui nhà đầu tư mua để xả hàng. Hiện nay, hàng tuần, các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo thị trường tuần sau để nhà đầu tư tham khảo, trong khi họ làm ngược lại.
Ví dụ, tuần từ 6-10/8/2012, VN-Index tăng 1,67% và đang ở mức 425,56 điểm, HNX-Index tăng 2,08% lên 70,34 điểm. Thị trường đã có tuần tăng điểm khá tích cực đi kèm với thanh khoản tăng mạnh. Tuy nhiên, cuối tuần trước đó, nhiều công ty chứng khoán nhận định thị trường tuần 6 đến 10/8: chưa nhận thấy nhiều tín hiệu hỗ trợ cho khả năng vượt ngưỡng kháng cự, riêng BVSC, VCBS và VDSC lại bi quan hơn khi thiên về khả năng thị trường sẽ giảm điểm.
Trong khi đó, ngay sau phiên đầu tuần (ngày 6/8), khối tự doanh các công ty chứng khoán đột ngột quay đầu mua ròng suốt tuần với tổng lượng mua ròng hơn 1,3 triệu đơn vị, tương ứng với gần 11,1 tỷ đồng.
Chiêu thứ 3: che dấu thông tin mang tính chất lừa đảo
Hai vụ điển hình là vụ xảy ra lại công ty chứng khoán SME và SBS. Cuối năm 2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hai lãnh đạo cao nhất của công ty chứng khoán SME đã bị bắt tạm giam.
Một thời Công ty Chứng khoán SME phất lên như diều, chủ yếu nhờ mạnh tay cho nhà đầu tư sử dụng margin với tỉ lệ rất lớn, lên đến 3-7, thậm chí 2-7, cho ứng tiền trước, nộp tiền sau. Nhưng từ tháng 11/2011, SME liên tục bị cảnh báo chậm nộp tiền lưu ký, rồi nhà đầu tư rút tiền hàng loạt và bắt đầu sụp đổ.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân Chủ tịch, Tổng giám đốc SME bị tạm giam là do tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều tỷ đồng.
Vụ thứ hai gần đây nhất là công ty chứng khoán SBS bị Cơ quan An ninh điều tra vừa khởi tố vụ án hình sự để điều tra lãnh đạo cao cấp SBS vi phạm pháp luật, nhất là thao túng giá 4 cổ phiếu SBS, SCR, DLG và Toàn Thịnh Phát bằng thực hiện giao dịch nội gián, cho người thân quen vay ưu đãi và khách hàng VIP vay mua cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính, sử dụng tiền nhà đầu tư sai mục đích.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)