Những lĩnh vực nhà đầu tư Australia quan tâm tại Việt Nam
Nội dung cuộc trao đổi với ông Tony Burchill, Tham tán Thương mại Australia
Ngày 20/12, Tổng lãnh sự quán Australia đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các công ty Australia với giới báo chí tại Tp.HCM với tên gọi: “Đối thoại doanh nghiệp Australia và báo chí”.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Tony Burchill, Tham tán Thương mại Australia.
Ông nhận định thế nào về mối quan hệ thương mại giữa Australia và Việt Nam thời gian qua?
Trong năm tài khóa 2006-2007, tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Australia và Việt Nam đạt 6,9 tỷ AUD (tương đương 5,9 tỷ USD), tăng 20% so với năm 2005-2006. Chủ yếu là thương mại hàng hóa (6,2 tỷ AUD = 5,3 tỷ USD) trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn cán cân.
Năm 2006, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 14 của Australia và Australia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, trong năm 2006-2007, xuất khẩu hàng hóa sang Australia đạt tổng giá trị 4,5 tỷ AUD (3,8 tỷ USD), tăng 9% so với năm trước. Phần lớn sự gia tăng này là nhờ đợt tăng mạnh giá trị dầu nhập khẩu, với mặt hàng dầu thô chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia.
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Australia các mặt hàng quan trọng khác gồm máy móc, trang thiết bị vận chuyển và thiết bị làm nóng/lạnh, cá và tôm cua, đồ gỗ, trái cây và các loại hạt.
Còn về đầu tư của Australia tại Việt Nam thì sao, thưa ông?
Hiện nay Australia đứng hàng thứ 17 trong tổng số nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xét theo số vốn đăng ký. Tính đến tháng 10/2007, có 156 dự án có vốn đầu tư của Australia tại Việt Nam với tổng vốn được giải ngân là 492 triệu USD.
Năm 2007 cũng là năm có sự gia tăng đáng kể về số lượng dự án đầu tư mới của Australia vào Việt Nam. Riêng trong năm nay, có 25 dự án mới được cấp phép, trị giá 27,36 triệu USD. Con số này gần gấp đôi số dự án mới đăng ký trong những năm gần đây.
Theo ông, các công ty Australia đặc biệt quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực nào tại Việt Nam, và dự báo trong các năm tới sẽ còn nhiều công ty Australia khác đến đầu tư vào đây không, thưa ông?
Sự hiện diện của đầu tư Australia tại Việt Nam rất mạnh mẽ và lâu dài trong các lĩnh vực dịch vụ như ANZ Bank; RMIT; Qantas; dịch vụ pháp luật Allens Arthur Robinson và các ngành chế tạo và chế biến. Ngoài ra, các công ty Australia cũng rất quan tâm tới việc tham gia vào các ngành dầu khí, khai khoáng và năng lượng... tại Việt Nam.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, kết hợp với môi trường chính trị ổn định, và sự tham gia vào WTO gần đây của Việt Nam đang và chắc chắn sẽ còn thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Australia.
Theo chúng tôi, trong 5 năm tới thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn như khai trương nhiều ngành khác như: khai thác mỏ và các dịch vụ mỏ (kể cả phần mềm), các ngành công nghiệp phụ trợ như các dịch vụ kinh doanh, bán lẻ rượu vang dự báo sẽ gia tăng khoảng 120% trong 4 năm tới, thành lập các cửa hàng bán sỉ và lẻ lớn, nhu cầu về sữa sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, các mặt hàng nông nghiệp.
Chúng tôi dự báo, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và các chương trình kết cấu hạ tầng.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Tony Burchill, Tham tán Thương mại Australia.
Ông nhận định thế nào về mối quan hệ thương mại giữa Australia và Việt Nam thời gian qua?
Trong năm tài khóa 2006-2007, tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Australia và Việt Nam đạt 6,9 tỷ AUD (tương đương 5,9 tỷ USD), tăng 20% so với năm 2005-2006. Chủ yếu là thương mại hàng hóa (6,2 tỷ AUD = 5,3 tỷ USD) trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn cán cân.
Năm 2006, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 14 của Australia và Australia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, trong năm 2006-2007, xuất khẩu hàng hóa sang Australia đạt tổng giá trị 4,5 tỷ AUD (3,8 tỷ USD), tăng 9% so với năm trước. Phần lớn sự gia tăng này là nhờ đợt tăng mạnh giá trị dầu nhập khẩu, với mặt hàng dầu thô chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia.
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Australia các mặt hàng quan trọng khác gồm máy móc, trang thiết bị vận chuyển và thiết bị làm nóng/lạnh, cá và tôm cua, đồ gỗ, trái cây và các loại hạt.
Còn về đầu tư của Australia tại Việt Nam thì sao, thưa ông?
Hiện nay Australia đứng hàng thứ 17 trong tổng số nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xét theo số vốn đăng ký. Tính đến tháng 10/2007, có 156 dự án có vốn đầu tư của Australia tại Việt Nam với tổng vốn được giải ngân là 492 triệu USD.
Năm 2007 cũng là năm có sự gia tăng đáng kể về số lượng dự án đầu tư mới của Australia vào Việt Nam. Riêng trong năm nay, có 25 dự án mới được cấp phép, trị giá 27,36 triệu USD. Con số này gần gấp đôi số dự án mới đăng ký trong những năm gần đây.
Theo ông, các công ty Australia đặc biệt quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực nào tại Việt Nam, và dự báo trong các năm tới sẽ còn nhiều công ty Australia khác đến đầu tư vào đây không, thưa ông?
Sự hiện diện của đầu tư Australia tại Việt Nam rất mạnh mẽ và lâu dài trong các lĩnh vực dịch vụ như ANZ Bank; RMIT; Qantas; dịch vụ pháp luật Allens Arthur Robinson và các ngành chế tạo và chế biến. Ngoài ra, các công ty Australia cũng rất quan tâm tới việc tham gia vào các ngành dầu khí, khai khoáng và năng lượng... tại Việt Nam.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, kết hợp với môi trường chính trị ổn định, và sự tham gia vào WTO gần đây của Việt Nam đang và chắc chắn sẽ còn thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Australia.
Theo chúng tôi, trong 5 năm tới thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn như khai trương nhiều ngành khác như: khai thác mỏ và các dịch vụ mỏ (kể cả phần mềm), các ngành công nghiệp phụ trợ như các dịch vụ kinh doanh, bán lẻ rượu vang dự báo sẽ gia tăng khoảng 120% trong 4 năm tới, thành lập các cửa hàng bán sỉ và lẻ lớn, nhu cầu về sữa sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, các mặt hàng nông nghiệp.
Chúng tôi dự báo, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và các chương trình kết cấu hạ tầng.