Những yếu tố tạo nên chất lượng bao bì cho chương trình “sữa học đường”
Hoạt động triển khai chương trình "Sữa học đường" là chủ đề đang được dư luận quan tâm trong những ngày đầu của tháng 10 năm 2018
Hoạt động triển khai chương trình "Sữa học đường" là chủ đề đang được dư luận quan tâm trong những ngày đầu của tháng 10 năm 2018. Ngoài chất lượng sữa thì có rất nhiều vấn đề được đưa ra trong đề án triển khai, trong đó hoạt động bảo quản, vận chuyển, xử lý bao bì… nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng được trao trọn vẹn nhất đến các em học sinh là những ưu tiên hàng đầu.
Vì vậy, Tetra Pak - tập đoàn cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu thế giới chính là đơn vị đồng hành của chương trình trong nhiều năm qua.
Với gần 70 năm dẫn đầu trong ngành chế biến và đóng gói thực phẩm và hơn 55 năm kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện chương trình sữa học đường trên toàn thế giới, Tetra Pak hiện cung cấp hộp giấy cho nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam và trên thế giới.
Tetra Pak áp dụng công nghệ tiệt trùng UHT, giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại có khả năng làm hỏng sữa trước khi đóng gói, nhưng vẫn giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng của sữa.
Điểm đặc biệt của hộp giấy Tetra Pak chính là kết cấu gồm 6 lớp được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm. Trong đó có lớp nhôm mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi tóc, giúp ngăn không khí và ánh sáng tác động vào sản phẩm sữa bên trong.
Nhờ khả năng không cần lưu trữ trong kho lạnh, tủ lạnh, hộp giấy Tetra Pak giúp tiết kiệm chi phí mua sắm ban đầu và điện năng trong việc bảo quản. Ngoài ra, trọng lượng hộp giấy khá nhẹ và bền nên chi phí vận chuyển được giảm thiểu và dễ dàng vận chuyển tới những nơi xa xôi.
Sữa đựng trong hộp giấy cũng không cần phải đầu tư dụng cụ pha chế, tiết kiệm thời gian công sức của thầy cô
Tetra Pak cho biết các bao bì của mình cung cấp cho thị trường Việt Nam được làm bằng giấy khai thác từ rừng tái sinh và có kiểm soát.
Tập đoàn này còn sử dụng năng lượng tái tạo trong công đoạn đóng gói để giảm thiểu tác động lên môi trường. Sau khi sử dụng, các thầy cô có thể hướng dẫn trẻ gấp gọn để dễ dàng hơn cho việc xử lý, thu gom, tái chế. Được biết, tỷ lệ bột giấy được tận dụng sau tái chế lên tới 50% - 55% và tái chế tới sáu lần trước khi đem chôn lấp hoặc đốt bỏ.
Với những lý do trên, Tetra Pak đang là đối tác tin cậy của các công ty sản xuất sữa tham gia chương trình sữa học đường trên toàn thế giới. Hiện có hơn 77 triệu học sinh tại 58 quốc gia đang uống sữa từ chương trình sữa học đường trong hộp giấy Tetra Pak, trong đó có khoảng 1 triệu bé trong độ tuổi từ mẫu giáo tới tiểu học. Tại Việt Nam, Tetra Pak đang hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, truyền thông cho chương trình sữa học đường tại 10 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam.