Niêm yết không đúng hạn sẽ bị phạt tới 400 triệu đồng
Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng hạn sẽ bị phạt từ 10 đến 400 triệu
Ngày 15/12/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phối hợp với Cục Tài chính Doanh nghiệp- Bộ Tài chính tổ chức "Hội nghị phổ biến một số chính sách mới về cổ phần hóa và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán".
Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã sắp xếp được 591 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 499 doanh nghiệp, đạt 96% kế hoạch số lượng, riêng 10 tháng năm 2016 đã cổ phần hóa được 48 doanh nghiệp Nhà nước.
Đến nay đã sắp xếp được 5.950 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.460 doanh nghiệp, tính đến hết tháng 10/2016 còn 718 doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hóa.
Đến nay, vẫn còn gần 400 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường tập trung theo quy định hiện hành. Việc này khiến cho việc đấu giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước.
Nhằm khắc phục tình trạng nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2016/TT-BTC, hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) qua sở giao dịch chứng khoán, phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phần trên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Cùng với Thông tư số 115/2016/TT-BTC, tháng 11 vừa qua, Chính phủ đã ký ban hành Nghị đinh 145/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nghị định 145 có một số điều chỉnh để đáp ứng các quy định mới về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, các Luật liên quan, bổ sung chế tài xử phạt về phòng, chống rửa tiền, giao dịch nội gián và giải quyết những bất cập phát sinh trong xử lý vi phạm hành chính.
Điểm đáng chú ý nhất của Nghị định 145 là việc quy định xử phạt với hành vi vi phạm quy định niêm yết, đăng ký giao dịch. Theo đó, hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 400 triệu đồng.
Cũng theo HNX, kể từ khi Nghị định 145 được ban hành ngày 1/11/2016, tình hình đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UPCoM) của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa được cải thiện với hơn 50 doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX trong vòng 2 tháng cuối năm 2016.
Cũng theo theo thống kê của HNX, kể từ khi hoạt động đấu giá cổ phần bắt đầu được triển khai từ năm 2005 đến nay, HNX đã tổ chức thành công 414 phiên đấu giá, trong đó có 289 phiên đấu giá cho doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, chiếm xấp xỉ 70% tổng số phiên đấu giá qua HNX.
Đặc biệt riêng trong giai đoạn từ 2014 đến nay, với chủ trương quyết liệt của Chính phủ về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, HNX đã tổ chức được 187 phiên đấu giá cho doanh nghiệp, bằng 45,2% tổng số phiên đấu giá tổ chức được trong 12 năm từ 2005-2016.
Tính đến nay, thị trường UPCoM đang có 387 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, cao gấp 11,4 lần cuối năm 2009 với giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 119.390 tỷ đồng.
Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã sắp xếp được 591 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 499 doanh nghiệp, đạt 96% kế hoạch số lượng, riêng 10 tháng năm 2016 đã cổ phần hóa được 48 doanh nghiệp Nhà nước.
Đến nay đã sắp xếp được 5.950 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.460 doanh nghiệp, tính đến hết tháng 10/2016 còn 718 doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hóa.
Đến nay, vẫn còn gần 400 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường tập trung theo quy định hiện hành. Việc này khiến cho việc đấu giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước.
Nhằm khắc phục tình trạng nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2016/TT-BTC, hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) qua sở giao dịch chứng khoán, phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phần trên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Cùng với Thông tư số 115/2016/TT-BTC, tháng 11 vừa qua, Chính phủ đã ký ban hành Nghị đinh 145/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nghị định 145 có một số điều chỉnh để đáp ứng các quy định mới về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, các Luật liên quan, bổ sung chế tài xử phạt về phòng, chống rửa tiền, giao dịch nội gián và giải quyết những bất cập phát sinh trong xử lý vi phạm hành chính.
Điểm đáng chú ý nhất của Nghị định 145 là việc quy định xử phạt với hành vi vi phạm quy định niêm yết, đăng ký giao dịch. Theo đó, hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 400 triệu đồng.
Cũng theo HNX, kể từ khi Nghị định 145 được ban hành ngày 1/11/2016, tình hình đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UPCoM) của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa được cải thiện với hơn 50 doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX trong vòng 2 tháng cuối năm 2016.
Cũng theo theo thống kê của HNX, kể từ khi hoạt động đấu giá cổ phần bắt đầu được triển khai từ năm 2005 đến nay, HNX đã tổ chức thành công 414 phiên đấu giá, trong đó có 289 phiên đấu giá cho doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, chiếm xấp xỉ 70% tổng số phiên đấu giá qua HNX.
Đặc biệt riêng trong giai đoạn từ 2014 đến nay, với chủ trương quyết liệt của Chính phủ về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, HNX đã tổ chức được 187 phiên đấu giá cho doanh nghiệp, bằng 45,2% tổng số phiên đấu giá tổ chức được trong 12 năm từ 2005-2016.
Tính đến nay, thị trường UPCoM đang có 387 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, cao gấp 11,4 lần cuối năm 2009 với giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 119.390 tỷ đồng.