Nợ công là bao nhiêu?
Trong suốt vài chục năm qua chi ngân sách luôn cao hơn thu ngân sách nên nợ công tăng là điều dễ hiểu
Trong suốt vài chục năm qua chi ngân sách luôn cao hơn thu ngân sách nên nợ công tăng là điều dễ hiểu.
Chuyên đề: Quản lý nợ công
Để bù cho các khoản thâm hụt ngân sách Chính phủ thường đi vay bằng phát hành trái phiếu hay vay các tổ chức quốc tế.
Như thế tính toán và theo dõi nợ công là việc đơn giản, không khó khăn gì. Nợ công rốt cuộc là khoản nợ mà người dân phải trả bằng thuế của mình (hay bán tài nguyên của đất nước) trong tương lai.
Tất cả các nước phát triển đều công khai các khoản nợ công của mình. Đấy là cách làm có trách nhiệm với nhân dân, những người chủ của đất nước cũng là các con nợ của các khoản nợ công.
Ở Việt Nam một thời ngân sách là bí mật quốc gia và nợ của Chính phủ cũng vậy. Nay Bộ Tài chính đã công khai một số dữ liệu của ngân sách, nợ nước ngoài... nhưng chưa đầy đủ, nhiều khi số liệu mâu thuẫn nhau và so với chuẩn mực quốc tế cần phải cải thiện hơn.
Các nhà chức trách nói nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn. Nhưng nợ công thực là bao nhiêu?
Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30/6/2009 nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỉ Đô la). Từ tháng 6/2009 đến tháng 3/2010 Việt Nam đã ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng khoảng 4,8 tỉ Đô la (1,205 tỉ Đô la với Ngân hàng Phát triển châu Á; 927 triệu Đô la với Ngân hàng Thế giới; 1,62 tỉ Đô la với Nhật Bản; và đã phát hành 1 tỉ Đô la trái phiếu quốc tế). Nếu giải ngân hết các khoản này thì nợ nước ngoài của Việt Nam có thể tăng lên khoảng 35% GDP.
Chưa rõ nợ trong nước của Chính phủ là bao nhiêu. Tính và theo dõi khoản này rất dễ (tổng các trái phiếu chưa đến hạn trả + các khoản vay hay tạm ứng khác; các khoản Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách), nhưng không có số liệu tổng hợp.
Thu chi của Nhà nước trong giai đoạn 2000-2007, theo nguồn từ Tổng cục Thống kê (không rõ vì sao không thấy tổng thu của năm 2001).
Vì thế người ngoài phải ước lượng. Theo World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam năm 2008 ở mức 38,60% GDP nhưng năm 2009 đã tăng rất nhanh lên mức 52,30% GDP đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần (mức nợ công thấp nhất 1,1% và mức cao nhất 304,3% GDP, có 44 quốc gia có nợ công trên 50% GDP). Mỹ mang tiếng là nước nợ nhiều nhất nhưng nợ công chỉ chiếm 39,70% GDP (nhưng có báo Việt Nam nói gần 300%!); trong các nước ASEAN chỉ có Phillipines có nợ công cao hơn Việt Nam; Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ có mức nợ công chiếm 108,10% GDP.
Tuy nhiên, theo các nhà chức trách, cuối 2009 nợ công của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 44,7% GDP. Có quan chức còn nói “nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”.
Điều đáng lo ngại là nợ nước ngoài tăng rất nhanh như nêu ở trên. Và hiệu quả chi tiêu, hiệu quả đầu tư không cao, nạn tham nhũng và nạn “khát đầu tư” của các cơ quan nhà nước vẫn không hề dịu đi, và vì thế nợ có thể tăng nhanh nếu không được kiểm soát chặt, nhất là việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân vay vốn, việc phân cấp vay vốn.
Nợ công nếu sử dụng khéo có thể phục vụ tốt cho phát triển đất nước, còn sử dụng kém hiệu quả có thể dẫn đất nước đến nợ nần chồng chất và thế hệ mai sau phải gánh trách nhiệm trả nợ. Nợ công có thể tính và theo dõi dễ dàng và phải công bố chính xác cho nhân dân, những người sẽ phải trả nợ, được biết.
Nguyễn Quang A (TBKTSG)
Chuyên đề: Quản lý nợ công
Để bù cho các khoản thâm hụt ngân sách Chính phủ thường đi vay bằng phát hành trái phiếu hay vay các tổ chức quốc tế.
Như thế tính toán và theo dõi nợ công là việc đơn giản, không khó khăn gì. Nợ công rốt cuộc là khoản nợ mà người dân phải trả bằng thuế của mình (hay bán tài nguyên của đất nước) trong tương lai.
Tất cả các nước phát triển đều công khai các khoản nợ công của mình. Đấy là cách làm có trách nhiệm với nhân dân, những người chủ của đất nước cũng là các con nợ của các khoản nợ công.
Ở Việt Nam một thời ngân sách là bí mật quốc gia và nợ của Chính phủ cũng vậy. Nay Bộ Tài chính đã công khai một số dữ liệu của ngân sách, nợ nước ngoài... nhưng chưa đầy đủ, nhiều khi số liệu mâu thuẫn nhau và so với chuẩn mực quốc tế cần phải cải thiện hơn.
Các nhà chức trách nói nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn. Nhưng nợ công thực là bao nhiêu?
Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30/6/2009 nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỉ Đô la). Từ tháng 6/2009 đến tháng 3/2010 Việt Nam đã ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng khoảng 4,8 tỉ Đô la (1,205 tỉ Đô la với Ngân hàng Phát triển châu Á; 927 triệu Đô la với Ngân hàng Thế giới; 1,62 tỉ Đô la với Nhật Bản; và đã phát hành 1 tỉ Đô la trái phiếu quốc tế). Nếu giải ngân hết các khoản này thì nợ nước ngoài của Việt Nam có thể tăng lên khoảng 35% GDP.
Chưa rõ nợ trong nước của Chính phủ là bao nhiêu. Tính và theo dõi khoản này rất dễ (tổng các trái phiếu chưa đến hạn trả + các khoản vay hay tạm ứng khác; các khoản Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách), nhưng không có số liệu tổng hợp.
Thu chi của Nhà nước trong giai đoạn 2000-2007, theo nguồn từ Tổng cục Thống kê (không rõ vì sao không thấy tổng thu của năm 2001).
Vì thế người ngoài phải ước lượng. Theo World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam năm 2008 ở mức 38,60% GDP nhưng năm 2009 đã tăng rất nhanh lên mức 52,30% GDP đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần (mức nợ công thấp nhất 1,1% và mức cao nhất 304,3% GDP, có 44 quốc gia có nợ công trên 50% GDP). Mỹ mang tiếng là nước nợ nhiều nhất nhưng nợ công chỉ chiếm 39,70% GDP (nhưng có báo Việt Nam nói gần 300%!); trong các nước ASEAN chỉ có Phillipines có nợ công cao hơn Việt Nam; Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ có mức nợ công chiếm 108,10% GDP.
Tuy nhiên, theo các nhà chức trách, cuối 2009 nợ công của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 44,7% GDP. Có quan chức còn nói “nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”.
Điều đáng lo ngại là nợ nước ngoài tăng rất nhanh như nêu ở trên. Và hiệu quả chi tiêu, hiệu quả đầu tư không cao, nạn tham nhũng và nạn “khát đầu tư” của các cơ quan nhà nước vẫn không hề dịu đi, và vì thế nợ có thể tăng nhanh nếu không được kiểm soát chặt, nhất là việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân vay vốn, việc phân cấp vay vốn.
Nợ công nếu sử dụng khéo có thể phục vụ tốt cho phát triển đất nước, còn sử dụng kém hiệu quả có thể dẫn đất nước đến nợ nần chồng chất và thế hệ mai sau phải gánh trách nhiệm trả nợ. Nợ công có thể tính và theo dõi dễ dàng và phải công bố chính xác cho nhân dân, những người sẽ phải trả nợ, được biết.
Nguyễn Quang A (TBKTSG)