Nợ công, thất nghiệp đe dọa kinh tế Italy
IMF cảnh báo, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của Italy hiện nay rất đáng lo ngại
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của Italy hiện nay rất đáng lo ngại và thúc giục nước này kiên trì các nguyên tắc tài chính, tiến hành cải cách cơ cấu nhằm duy trì đà phục hồi mong manh của nền kinh tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự bùng nổ nợ công tại Italy và tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động có thể gây bất ổn kinh tế-xã hội ở nước này, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cả khối và khu vực.
Thâm hụt ngân sách tăng mạnh
Viện Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) vừa công bố GDP của quốc gia này đã sụt giảm 5% trong năm 2009, tỷ lệ sụt giảm nghiêm trọng nhất từ gần 40 năm trở lại đây.
Theo ISTAT, năm 2009, thâm hụt ngân sách của Italy đã chiếm 5,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 2,7% ghi nhận vào năm 2008, trong khi đó các khoản nợ công của quốc gia này cũng đã tăng lên 1.761 tỷ Euro, khoảng 115,8% GDP, cao hơn so với tỷ lệ 105,5% trong năm 2008.
Trong khi đó, theo quy định của "Hiệp ước ổn định và tăng trưởng kinh tế" đối với các quốc gia thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì các chỉ tiêu được ấn định ở mức 3% GDP đối với thâm hụt ngân sách và 60% GDP đối với khoản nợ công.
Để giảm bớt gánh nặng từ nợ công, Italy cần phải thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm chi tiêu hành chính và hạn chế thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Moody cho rằng, dù nợ công và thâm hụt ngân sách chiếm tới 5,3% GDP, nhưng Italy vẫn có triển vọng sáng sủa hơn nhiều nước trong khối EU như Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Theo Standard & Poor, Chính phủ Italy phải dành khoảng 10% nguồn thu từ thuế trong năm 2010 để trả nợ lãi. Con số này có thể sẽ tăng lên mức 12% trong vòng 5 năm tới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE) dự báo mức nợ công của Italy trong năm 2010 có thể lên đến 127,3% GDP. Đồng thời, 30 quốc gia phát triển nhất thế giới sẽ chứng kiến mức nợ công của họ chiếm tới 100% lượng của cải sản xuất trong năm 2010, tức là cao gần gấp đôi trong vòng 20 năm trở lại đây.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 5 năm qua
Theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua do thị trường lao động bị ảnh hưởng lớn bởi những tác động của cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất ở nước này kể từ năm 1993.
Italy hiện cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu, với mức 8,5% trong tháng 2/2010 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2004.
Ước tính, khoảng 2 triệu người ở Italy bị thất nghiệp trong năm 2009, tăng 313.000 người so với một năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của EU là 7,6%. Tỷ lệ mất việc làm đặc biệt cao trong thanh niên, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng kinh tế. Theo ISTAT, số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-24 lên tới 26,5%. Ở các vùng miền Nam Italy, tỷ lệ này cao gấp đôi.
ISTAT cho biết, lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Italy đã tăng vọt lên 28,2% trong tháng 2, nghĩa là cứ 3 thanh niên thì 1 không người có việc làm. Tỷ lệ này cao hơn tháng trước đó 0,8% và hơn cùng kỳ năm ngoái 4%, đưa thanh niên Italy tiếp tục trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc suy thoái kéo dài và chưa có xu hướng hạ nhiệt.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble kêu gọi các nước trong Eurozone giảm thâm hụt ngân sách nhằm đảm bảo sự ổn định cho đồng Euro. Các nước thuộc Eurozone thống nhất quy định, các thành viên mỗi năm phải giảm thâm hụt ngân sách xuống 0,5% GDP.
Italy và Bỉ được yêu cầu vào năm 2012 phải đưa ra những tiêu chuẩn riêng về con số thâm hụt ngân sách, hướng tới đảm bảo mục tiêu giảm ít nhất 0,5% GDP mỗi năm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Italy, nước này cần từ 6-9 tháng để trở lại với mức phát triển như trước khủng hoảng, và kinh tế Italy có thể tăng từ mức âm 5,1% năm 2009 lên 1% năm 2010 và 1,5% năm 2011.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự bùng nổ nợ công tại Italy và tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động có thể gây bất ổn kinh tế-xã hội ở nước này, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cả khối và khu vực.
Thâm hụt ngân sách tăng mạnh
Viện Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) vừa công bố GDP của quốc gia này đã sụt giảm 5% trong năm 2009, tỷ lệ sụt giảm nghiêm trọng nhất từ gần 40 năm trở lại đây.
Theo ISTAT, năm 2009, thâm hụt ngân sách của Italy đã chiếm 5,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 2,7% ghi nhận vào năm 2008, trong khi đó các khoản nợ công của quốc gia này cũng đã tăng lên 1.761 tỷ Euro, khoảng 115,8% GDP, cao hơn so với tỷ lệ 105,5% trong năm 2008.
Trong khi đó, theo quy định của "Hiệp ước ổn định và tăng trưởng kinh tế" đối với các quốc gia thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì các chỉ tiêu được ấn định ở mức 3% GDP đối với thâm hụt ngân sách và 60% GDP đối với khoản nợ công.
Để giảm bớt gánh nặng từ nợ công, Italy cần phải thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm chi tiêu hành chính và hạn chế thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Moody cho rằng, dù nợ công và thâm hụt ngân sách chiếm tới 5,3% GDP, nhưng Italy vẫn có triển vọng sáng sủa hơn nhiều nước trong khối EU như Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Theo Standard & Poor, Chính phủ Italy phải dành khoảng 10% nguồn thu từ thuế trong năm 2010 để trả nợ lãi. Con số này có thể sẽ tăng lên mức 12% trong vòng 5 năm tới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE) dự báo mức nợ công của Italy trong năm 2010 có thể lên đến 127,3% GDP. Đồng thời, 30 quốc gia phát triển nhất thế giới sẽ chứng kiến mức nợ công của họ chiếm tới 100% lượng của cải sản xuất trong năm 2010, tức là cao gần gấp đôi trong vòng 20 năm trở lại đây.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 5 năm qua
Theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua do thị trường lao động bị ảnh hưởng lớn bởi những tác động của cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất ở nước này kể từ năm 1993.
Italy hiện cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu, với mức 8,5% trong tháng 2/2010 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2004.
Ước tính, khoảng 2 triệu người ở Italy bị thất nghiệp trong năm 2009, tăng 313.000 người so với một năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của EU là 7,6%. Tỷ lệ mất việc làm đặc biệt cao trong thanh niên, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng kinh tế. Theo ISTAT, số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-24 lên tới 26,5%. Ở các vùng miền Nam Italy, tỷ lệ này cao gấp đôi.
ISTAT cho biết, lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Italy đã tăng vọt lên 28,2% trong tháng 2, nghĩa là cứ 3 thanh niên thì 1 không người có việc làm. Tỷ lệ này cao hơn tháng trước đó 0,8% và hơn cùng kỳ năm ngoái 4%, đưa thanh niên Italy tiếp tục trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc suy thoái kéo dài và chưa có xu hướng hạ nhiệt.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble kêu gọi các nước trong Eurozone giảm thâm hụt ngân sách nhằm đảm bảo sự ổn định cho đồng Euro. Các nước thuộc Eurozone thống nhất quy định, các thành viên mỗi năm phải giảm thâm hụt ngân sách xuống 0,5% GDP.
Italy và Bỉ được yêu cầu vào năm 2012 phải đưa ra những tiêu chuẩn riêng về con số thâm hụt ngân sách, hướng tới đảm bảo mục tiêu giảm ít nhất 0,5% GDP mỗi năm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Italy, nước này cần từ 6-9 tháng để trở lại với mức phát triển như trước khủng hoảng, và kinh tế Italy có thể tăng từ mức âm 5,1% năm 2009 lên 1% năm 2010 và 1,5% năm 2011.