“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (1): Đầu tư trên toàn cầu
Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đang được cảm nhận rõ nét ở nhiều quốc gia trên thế giới
Từ đầu tư vào Pakistan cho tới triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đang được cảm nhận rõ nét ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãng tin CNN mới đây đã có một bài viết mang tựa đề “China’s new world order” (Trật tự thế giới mới của Trung Quốc). VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Tại hội nghị thượng đỉnh mang tên “Vành đai và Con đường” diễn ra trong hai ngày 14-15/5 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu với lãnh đạo và quan chức cấp cao đến từ khoảng 90 nền kinh tế sáng kiến con đường tơ lụa mới. Đây là một tuyến thương mại kết nối châu Á, châu Phi, châu Âu và xa hơn nữa thông qua rót nhiều tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.
Được ông Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013, sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hay còn gọi là “con đường tơ lụa” mới, được xem là nhằm thiết lập một trật tự kinh tế toàn cầu mới do Trung Quốc đứng đầu.
CNN nhận định, hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Bắc Kinh là bước đi mới nhất của Trung Quốc trên con đường trở thành một cường quốc toàn cầu. Hãng tin này cho rằng, Trung Quốc đang thay đổi thế giới theo 5 cách khác nhau, thông qua ảnh hưởng về tài chính, văn hóa, giáo dục, du lịch, và cân bằng sức mạnh quân sự.
Kỳ 1: Đầu tư trên toàn cầu
Trên một con phố đông đúc ở thủ đô Islamabad của Pakistan, bầu không khí buổi tối đặc quánh mùi thịt cừu nướng xèo xèo trên than củi vốn quen thuộc ở nơi này. Nhưng trên con phố còn có một thứ từng là điều xa lạ: ánh đèn neon màu đỏ nhấp nháy phát ra từ một tấm biển tên nhà hàng bằng chữ Trung Quốc.
Ông Gulab Khan Shinwari, chủ nhà hàng, đứng ở lối ra vào chào đón những đoàn khách Trung Quốc nối tiếp nhau đi vào. “Nhà hàng của tôi có tên là Khyber Shinwari, nhưng mọi người ở đây gọi nó là khách sạn CPEC, bởi vì có nhiều khách Trung Quốc đến đây kể từ khi thỏa thuận được công bố”, ông Shinwari nói.
Thỏa thuận mà ông chủ nhà hàng nói đến là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakisan, được biết đến với tên viết tắt là CPEC - kế hoạch làm dấy lên những hy vọng về sự thịnh vượng kinh tế mà Pakistan chờ đợi bấy lâu.
Là một phần trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hay còn gọi là con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, CPEC là sự kết hợp của nhiều dự án khác nhau, gồm các mạng lưới đường bộ, một dự án cáp quang, đường sắt, cảng nước sâu, mỏ than, và các trang trại năng lượng mặt trời.
Chính phủ Pakistan xem CPEC là một cơ hội lớn để phát triển kinh tế.
Đi theo con đường tơ lụa cổ kéo dài từ dãy Hymalaya ở biên giới phía Bắc của Pakistan với Trung Quốc, tới tận biển Arab, CPEC được đón nhận nhiệt tình khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015 trong chuyến thăm Islamabad.
Khi đó, ông Tập nói rằng kế hoạch này có trị giá 46 tỷ USD, tương đương khoảng 20% sản lượng kinh tế hàng năm của Pakistan.
Bản đồ các khoản đầu tư có giá trị trên 100 triệu USD của Trung Quốc trên toàn cầu năm 2014 - Nguồn: CNN.
Cùng với việc thực thi các dự án trong CPEC, Pakistan đang đón một lượng lớn người nước ngoài tới nước này sinh sống và làm việc. Theo ông Mustafa Hyder, Giám đốc Viện Nghiên cứu Pakistan-Trung Quốc, đã có khoảng 20.000 người nước ngoài tới làm việc tại Pakistan theo các dự án thuộc khuôn khổ CPEC.
Cộng đồng người nước ngoài này đã bắt đầu có những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở Pakistan. Hồi tháng 4, một đoạn video quảng cáo của Shan Foods - một công ty Pakistan chuyến bán gia vị - kể câu chuyện về những người hàng xóm là người Pakistan và người Trung Quốc trở nên thân thiết vì cùng yêu thích món cơm thịt biryani. Đoạn phim quảng cáo lan truyền với tốc độ chóng mặt, được chia sẻ 59.000 lượt trên mạng Facebook chỉ sau một tuần ra mắt.
Khi làm clip này, các nhà làm phim có thể không nghĩ đến CPEC. Nhưng rõ ràng những người nước ngoài mà người dân Pakistan tương tác nhiều nhất hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, chính là người Trung Quốc.
“Họ là láng giềng tốt nhất của chúng tôi”, ông Humayun Farooq, giám đốc phụ trách marketing của Shan Foods, nói. “Nếu đoạn quảng cáo này mang lại cho CPEC một gương mặt của con người, thì tôi rất mừng”.
Ở một nơi khác trong thành phố, người Pakistan chậm rãi nhấm nháp bia giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và ăn món bánh bao do Amber Shen, đến từ tỉnh An Huy của Trung Quốc, sản xuất. Shen và những người Trung Quốc khác làm việc ở Islamabad thường mua thực phẩm ở một vài cửa hiệu của người Trung Quốc ở thành phố này.
Năm ngoái, một tờ báo song ngữ có tên Huashang Weekly đã ra mắt, với nhân viên là các nhà báo người Trung Quốc và người Pakistan. Mỗi tuần, tờ báo phát hành 30.000 bản, bán tại ba thành phố lớn nhất của Pakistan là Lahore, Islamabad và Karachi.
Các rạp chiếu phim ở Pakistan hiện đang chiếu bộ phim “Chalay Thay Saath” nói về một người Trung Quốc đi tìm cội nguồn của mình ở Pakistan.
“Các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc rất tò mò về tiềm năng ở thị trường Pakistan. Tôi muốn xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ thông qua Huashang Weekly để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra ở Pakistan”, ông Derrick Wang, giám đốc tờ báo, người đến Pakistan từ 5 năm trước, phát biểu.
Tại Islamabad, một thành phố chưa bao giờ thực sự có một khu Hoa kiều, những thay đổi này là khá lạ lùng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc rót vốn vào Pakistan cũng có những rủi ro. Giới phân tích nói rằng Pakistan sẽ nợ Trung Quốc 90 tỷ USD nếu tất cả các dự án được triển khai. Mặc dù vậy, dường như không có dấu hiệu nào về sự phản đối Trung Quốc trên đường phố Islamabad.
Theo bà Sabina Zakir, một nhà quản lý thuộc trường Roots, thời thế đã thay đổi và Pakistan phải bắt kịp. Hệ thống trường Roots đã đưa môn tiếng Trung Quốc trở thành một môn học bắt buộc đối với học sinh từ 8 tuổi đến trung học.
“Con rồng ngủ say cuối cùng đã thức giấc”, bà Zakir nói về Trung Quốc. “Và con em của chúng tôi, tương lai của đất nước, phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho điều này”.
Tại hội nghị thượng đỉnh mang tên “Vành đai và Con đường” diễn ra trong hai ngày 14-15/5 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu với lãnh đạo và quan chức cấp cao đến từ khoảng 90 nền kinh tế sáng kiến con đường tơ lụa mới. Đây là một tuyến thương mại kết nối châu Á, châu Phi, châu Âu và xa hơn nữa thông qua rót nhiều tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.
Được ông Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013, sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hay còn gọi là “con đường tơ lụa” mới, được xem là nhằm thiết lập một trật tự kinh tế toàn cầu mới do Trung Quốc đứng đầu.
CNN nhận định, hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Bắc Kinh là bước đi mới nhất của Trung Quốc trên con đường trở thành một cường quốc toàn cầu. Hãng tin này cho rằng, Trung Quốc đang thay đổi thế giới theo 5 cách khác nhau, thông qua ảnh hưởng về tài chính, văn hóa, giáo dục, du lịch, và cân bằng sức mạnh quân sự.
Kỳ 1: Đầu tư trên toàn cầu
Trên một con phố đông đúc ở thủ đô Islamabad của Pakistan, bầu không khí buổi tối đặc quánh mùi thịt cừu nướng xèo xèo trên than củi vốn quen thuộc ở nơi này. Nhưng trên con phố còn có một thứ từng là điều xa lạ: ánh đèn neon màu đỏ nhấp nháy phát ra từ một tấm biển tên nhà hàng bằng chữ Trung Quốc.
Ông Gulab Khan Shinwari, chủ nhà hàng, đứng ở lối ra vào chào đón những đoàn khách Trung Quốc nối tiếp nhau đi vào. “Nhà hàng của tôi có tên là Khyber Shinwari, nhưng mọi người ở đây gọi nó là khách sạn CPEC, bởi vì có nhiều khách Trung Quốc đến đây kể từ khi thỏa thuận được công bố”, ông Shinwari nói.
Thỏa thuận mà ông chủ nhà hàng nói đến là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakisan, được biết đến với tên viết tắt là CPEC - kế hoạch làm dấy lên những hy vọng về sự thịnh vượng kinh tế mà Pakistan chờ đợi bấy lâu.
Là một phần trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hay còn gọi là con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, CPEC là sự kết hợp của nhiều dự án khác nhau, gồm các mạng lưới đường bộ, một dự án cáp quang, đường sắt, cảng nước sâu, mỏ than, và các trang trại năng lượng mặt trời.
Chính phủ Pakistan xem CPEC là một cơ hội lớn để phát triển kinh tế.
Đi theo con đường tơ lụa cổ kéo dài từ dãy Hymalaya ở biên giới phía Bắc của Pakistan với Trung Quốc, tới tận biển Arab, CPEC được đón nhận nhiệt tình khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2015 trong chuyến thăm Islamabad.
Khi đó, ông Tập nói rằng kế hoạch này có trị giá 46 tỷ USD, tương đương khoảng 20% sản lượng kinh tế hàng năm của Pakistan.
Bản đồ các khoản đầu tư có giá trị trên 100 triệu USD của Trung Quốc trên toàn cầu năm 2014 - Nguồn: CNN.
Cùng với việc thực thi các dự án trong CPEC, Pakistan đang đón một lượng lớn người nước ngoài tới nước này sinh sống và làm việc. Theo ông Mustafa Hyder, Giám đốc Viện Nghiên cứu Pakistan-Trung Quốc, đã có khoảng 20.000 người nước ngoài tới làm việc tại Pakistan theo các dự án thuộc khuôn khổ CPEC.
Cộng đồng người nước ngoài này đã bắt đầu có những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở Pakistan. Hồi tháng 4, một đoạn video quảng cáo của Shan Foods - một công ty Pakistan chuyến bán gia vị - kể câu chuyện về những người hàng xóm là người Pakistan và người Trung Quốc trở nên thân thiết vì cùng yêu thích món cơm thịt biryani. Đoạn phim quảng cáo lan truyền với tốc độ chóng mặt, được chia sẻ 59.000 lượt trên mạng Facebook chỉ sau một tuần ra mắt.
Khi làm clip này, các nhà làm phim có thể không nghĩ đến CPEC. Nhưng rõ ràng những người nước ngoài mà người dân Pakistan tương tác nhiều nhất hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, chính là người Trung Quốc.
“Họ là láng giềng tốt nhất của chúng tôi”, ông Humayun Farooq, giám đốc phụ trách marketing của Shan Foods, nói. “Nếu đoạn quảng cáo này mang lại cho CPEC một gương mặt của con người, thì tôi rất mừng”.
Ở một nơi khác trong thành phố, người Pakistan chậm rãi nhấm nháp bia giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và ăn món bánh bao do Amber Shen, đến từ tỉnh An Huy của Trung Quốc, sản xuất. Shen và những người Trung Quốc khác làm việc ở Islamabad thường mua thực phẩm ở một vài cửa hiệu của người Trung Quốc ở thành phố này.
Năm ngoái, một tờ báo song ngữ có tên Huashang Weekly đã ra mắt, với nhân viên là các nhà báo người Trung Quốc và người Pakistan. Mỗi tuần, tờ báo phát hành 30.000 bản, bán tại ba thành phố lớn nhất của Pakistan là Lahore, Islamabad và Karachi.
Các rạp chiếu phim ở Pakistan hiện đang chiếu bộ phim “Chalay Thay Saath” nói về một người Trung Quốc đi tìm cội nguồn của mình ở Pakistan.
“Các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc rất tò mò về tiềm năng ở thị trường Pakistan. Tôi muốn xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ thông qua Huashang Weekly để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra ở Pakistan”, ông Derrick Wang, giám đốc tờ báo, người đến Pakistan từ 5 năm trước, phát biểu.
Tại Islamabad, một thành phố chưa bao giờ thực sự có một khu Hoa kiều, những thay đổi này là khá lạ lùng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc rót vốn vào Pakistan cũng có những rủi ro. Giới phân tích nói rằng Pakistan sẽ nợ Trung Quốc 90 tỷ USD nếu tất cả các dự án được triển khai. Mặc dù vậy, dường như không có dấu hiệu nào về sự phản đối Trung Quốc trên đường phố Islamabad.
Theo bà Sabina Zakir, một nhà quản lý thuộc trường Roots, thời thế đã thay đổi và Pakistan phải bắt kịp. Hệ thống trường Roots đã đưa môn tiếng Trung Quốc trở thành một môn học bắt buộc đối với học sinh từ 8 tuổi đến trung học.
“Con rồng ngủ say cuối cùng đã thức giấc”, bà Zakir nói về Trung Quốc. “Và con em của chúng tôi, tương lai của đất nước, phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho điều này”.