Nỗi bận tâm trong Mậu Tý
Theo phong tục, năm hết Tết đến người ta thường tránh nói tới những chuyện xui xẩy mà thường nghĩ đến những điều tốt đẹp
Theo phong tục, năm hết Tết đến người ta thường tránh nói tới những chuyện xui xẩy mà thường nghĩ đến những điều tốt đẹp.
Nhưng “cơm áo gạo tiền” luôn luôn là mối quan tâm của mọi người, do đó dù có vui Xuân cũng không thể lẩn tránh những điều chẳng lành mà kinh tế nước ta có thể phải đối mặt.
Số là, vừa mới bước vào 2008, cùng với những đợt gió mùa Đông Bắc lạnh buốt liên tiếp thổi về, luồng “gió lạnh” từ nền kinh tế thế giới làm chúng ta thấm lạnh, đòi hỏi phải có phên liếp che chắn.
Nay thì không cần “dự báo” nữa rồi. Cả thế giới đều khẳng định và trên thực tế cũng liên tiếp xẩy ra những sự cố đáng báo động như sự chao đảo của thị trường chứng khoán cả ở Hoa Kỳ lẫn châu Á, châu Âu, giá dầu lên xuống thất thường, giá đô la thuyên giảm, giá vàng thăng thiên...
Nguồn cơn của những biểu hiện ấy đã được phân tích nhiều và khá nhất trí nên có lẽ không cần nhắc lại. Nay chỉ còn vấn đề dự báo mức độ suy giảm nặng nhẹ thế nào, có biến thành suy thoái không và dài ngắn ra sao mà thôi.
Điều chúng ta đáng lưu tâm nhất là: liệu cơn gió lạnh kinh tế của kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới nước ta không? Mạnh yếu thế nào? Sẽ thổi vào đâu? Làm sao che chắn được?
Có lẽ đã có thể khẳng định là kinh tế nước ta không tránh khỏi ảnh hưởng vì kinh tế nước nào cũng gắn kết ít nhiều với kinh tế thế giới; kinh tế nước ta cũng không là ngoại lệ, nhất là nay ta đã hội nhập đầy đủ và hoàn toàn vào kinh tế thế giới.
Nhớ lại đúng 10 năm trước, khi bùng nổ cuộc khủng hoảng châu Á đã từng có luồng ý kiến cho rằng, do kinh tế nước ta chưa hội nhập sâu nên sẽ không bị ảnh hưởng, hoặc giả có bị thì cũng không đáng kể.
Nhưng trên thực tế không hoàn toàn như vậy; tốc độ tăng trưởng đã chậm hẳn lại: năm 1996 GDP còn tăng tới 9,3% và 1997 vẫn còn tăng 8,2% nhưng năm 1998 đã tụt xuống còn 5,8% và năm 1999 chỉ còn 4,8%!
Ảnh hưởng ấy mạnh yếu thế nào là điều cần tính toán. Thật khó bề đánh giá chuẩn xác, song phải chăng nên tính đến những nhân tố sau:
Một là, nếu như lần trước cuộc khủng hoảng bùng phát ở Đông Nam Á, sau đó lan sang một số nền kinh tế Đông Á chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế thế giới thì lần này sự suy giảm bắt nguồn từ Hoa Kỳ với nền kinh tế lớn nhất, chiếm khoảng gần 1/3 sản lượng toàn cầu và là thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới.
Hiện nay khá phổ biến luận điểm cho rằng, “các nền kinh tế mới nổi”, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bù vào sự suy giảm của Hoa Kỳ. Có lẽ cần cân nhắc thêm luận điểm này vì tiêu dùng của Hoa Kỳ lên tới 9.500 tỷ USD một năm trong khi tiêu dùng của Trung Quốc chỉ khoảng 1.000 tỷ USD và Ấn Độ chỉ khoảng 650 tỷ, thì làm sao thay thế được?
Hơn thế nữa, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có phát triển được hay không vẫn còn tùy thuộc đáng kể vào vốn đầu tư, công nghệ và thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ do đó bản thân các nền kinh tế này cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm kinh tế Hoa Kỳ.
Riêng đối với nước ta, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu, trong đó nước ta xuất siêu đáng kể, trong khi đó giá trị hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ bằng nửa giá trị hàng xuất sang Hoa Kỳ và ta nhập siêu khá nặng. Còn Ấn Độ cho tới nay vẫn chưa phải là bạn hàng đáng kể của ta vì vậy không thể trông đợi thị trường hai nước này đỡ cho kinh tế nước ta.
Hai là, lần này sự xáo động trên thị trường tài chính-tiền tệ diễn ra đồng thời với những xáo động phức tạp về giá dầu lửa, nguyên liệu, lương thực, vàng, đô la... do đó tình hình sẽ phức tạp hơn những năm 90 của thế kỷ trước.
Riêng đối với nước ta thì 10 năm trước, khi ta chịu tác động của cuộc khủng hoảng châu Á, chỉ số tăng giá không cao, thậm chí có lúc còn âm; ngày nay chỉ số ấy cao hơn mức tăng trưởng GDP làm cho việc xử lý thêm khó khăn.
Bên cạnh đó, kinh tế nước ta ngày nay đã đi sâu vào thể chế thị trường, hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới, đã mở cửa cho cả dòng vốn gián tiếp, do đó việc che chắn tác động xấu của kinh tế thế giới sẽ không đơn giản.
Xem như vậy thì không thể xem thường tác động của sự sụt giảm lần này của kinh tế thế giới. Tác động ấy nặng nhẹ ra sao sẽ còn tùy thuộc vào mức độ và độ dài của sự sụt giảm trên thế giới cũng như sự ứng phó kịp thời và đúng cách của chúng ta. Dù sao đi nữa thì cũng cần dự tính các kênh tác động để tiên liệu.
Kẽ hở đầu tiên cơn gió lạnh của kinh tế thế giới có thể luồn vào là khâu xuất khẩu. Niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và có thể cả ở các nền kinh tế khác sẽ giảm bớt, từ đó đơn đặt hàng với nước ta cũng có thể không sôi động. Trong khi đó giá đô la - phương tiện thanh toán chủ yếu của chúng ta giảm liên tục, làm cho tiền đồng “mạnh lên” không có lợi cho xuất khẩu và có lợi cho nhập khẩu trong khi tỷ lệ nhập siêu của nước ta đã quá cao.
Những diễn biến này có thể ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế nước ta nếu tính rằng kim ngạch xuất khẩu của ta chiếm tới trên 60% GDP và kim ngạch nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Lần trước gặp khó khăn ở thị trường Đông Nam Á và Đông Á, ta đã nỗ lực mở rộng thị trường khác bù vào, và đặc biệt sau khi ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, xuất khẩu Việt Nam đã tăng mạnh vào thị trường mới mở này.
Nay sự sụt giảm lại nẩy sinh trước tiên ở cái thị trường khổng lồ là Hoa Kỳ, do đó dư địa cho việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng sẽ không nhiều. Lần trước ta đã cố kích thích nội nhu để thay thế cho sự giảm sút xuất khẩu, ngày nay cách này có thể vẫn là liều thuốc có tác dụng tốt nhưng lại phải xử lý sao cho không đẩy chỉ số giá lên cao thêm, vả lại mức tiêu dùng trong nước năm qua đã tăng khá cao rồi.
Kẽ hở thứ hai gió có thể lùa vào là kênh tài chính-tiền tệ và sức gió có thể mạnh hơn 10 năm trước khi nước ta chưa hội nhập sâu và chưa mở cửa rộng như hiện nay. Khác với cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước, ngày nay lượng đô la đổ mạnh vào ta qua cả kênh đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, vốn tài trợ phát triển và kiều hối trong lúc giá trị của nó lại giảm liên tục nên mối “lợi thực” cũng ít nhiều giảm theo.
Nếu 2008 kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ suy giảm mạnh, đặc biệt là nếu nó rơi vào suy thoái thì liệu các dòng vốn ấy có còn như năm ngoái nữa không? Hiện tượng đầu tư giảm bớt ta đã từng xẩy ra vào năm 90 thế kỷ trước: từ mức trên 9 tỷ năm 1996 xuống còn 6 tỷ năm 1997, rồi 4,8 tỷ năm 1998, 2,2 tỷ năm 1999... và phải tới năm 2003-2004 trở đi mới gượng dậy dần.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang dâng cao, có thể trong năm nay những con số cam kết vẫn tiếp tục “đầy ấn tượng” song quá trình giải ngân từ phía các nhà đầu tư sẽ còn tùy thuộc vào diễn biến của kinh tế thế giới; đó là chưa kể những ách tắc từ phía chúng ta về đất đai, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực... nên từ khâu cam kết đến khâu thực hiện đem lại tăng trưởng còn là một quá trình.
Thị trường chứng khoán của chúng ta tuy chưa nối kết với hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nhưng không thể không chịu ảnh hưởng của những xáo động trên thị trường ấy một phần do tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài nay đã hiện diện đáng kể trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước sự bấp bênh trên thị trường chứng khóan toàn cầu và Việt Nam.
Đó là chưa kể vừa qua giá cổ phiếu của không ít doanh nghiệp niêm yết bị thổi lên quá cao so với giá trị thực, nay bộc lộ giá trị đích thực của mình, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới không lấy gì làm sáng sủa.
Tiền vốn chạy quanh, đâu cũng vấp phải khó khăn, từ đôla đến vàng rồi thị trường chứng khoán, nay đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản gặp thời bùng nổ, đưa giá bất động sản lên chín tầng mây, rất xa với giá thực. Không biết các ngân hàng này đang đua nhau ra đời như nấm sau cơn mưa đã dành bao nhiêu tỷ cho thị trường này, kể cả các khoản thế chấp?
Đến lúc nào đó cung vượt cầu, các khoản vay và thế chấp không thanh toán nổi thì không biết điều gì sẽ xảy ra ? Đến các ngân hàng khổng lồ ở Hoa Kỳ cũng còn chao đảo huống hồ các ngân hàng nhỏ lẻ, non trẻ ở ta.
Một mặt không nên quá hoang mang trước những diễn biến phức tạp nêu trên vì ngày nay nền kinh tế nước ta đã vững mạnh hơn mươi năm trước đây; niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng phát triển của Việt Nam cao hơn nhiều; ta đã thu lượm được ít nhiều kinh nghiệm qua cuộc khủng hoảng châu Á lần trước, các quốc gia và các thể chế kinh tế quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp thích hợp để cứu vãn tình hình.
Mặt khác, không thể chủ quan trước những nguy cơ đang rình rập mà cần bình tĩnh xử lý những vấn đề có thể nẩy sinh phù hợp với các quy luật của thể chế kinh tế thị trường với quan điểm tổng thể, có tính đến mối quan hệ nhằng nhịt giữa diễn biến trong nước và ngoài nước, giữa yêu cầu phát triển và duy trì ổn định, giữa trước mắt và lâu dài. Đơn thuốc cụ thể ra sao, chắc các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm ra.
Nhưng “cơm áo gạo tiền” luôn luôn là mối quan tâm của mọi người, do đó dù có vui Xuân cũng không thể lẩn tránh những điều chẳng lành mà kinh tế nước ta có thể phải đối mặt.
Số là, vừa mới bước vào 2008, cùng với những đợt gió mùa Đông Bắc lạnh buốt liên tiếp thổi về, luồng “gió lạnh” từ nền kinh tế thế giới làm chúng ta thấm lạnh, đòi hỏi phải có phên liếp che chắn.
Nay thì không cần “dự báo” nữa rồi. Cả thế giới đều khẳng định và trên thực tế cũng liên tiếp xẩy ra những sự cố đáng báo động như sự chao đảo của thị trường chứng khoán cả ở Hoa Kỳ lẫn châu Á, châu Âu, giá dầu lên xuống thất thường, giá đô la thuyên giảm, giá vàng thăng thiên...
Nguồn cơn của những biểu hiện ấy đã được phân tích nhiều và khá nhất trí nên có lẽ không cần nhắc lại. Nay chỉ còn vấn đề dự báo mức độ suy giảm nặng nhẹ thế nào, có biến thành suy thoái không và dài ngắn ra sao mà thôi.
Điều chúng ta đáng lưu tâm nhất là: liệu cơn gió lạnh kinh tế của kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới nước ta không? Mạnh yếu thế nào? Sẽ thổi vào đâu? Làm sao che chắn được?
Có lẽ đã có thể khẳng định là kinh tế nước ta không tránh khỏi ảnh hưởng vì kinh tế nước nào cũng gắn kết ít nhiều với kinh tế thế giới; kinh tế nước ta cũng không là ngoại lệ, nhất là nay ta đã hội nhập đầy đủ và hoàn toàn vào kinh tế thế giới.
Nhớ lại đúng 10 năm trước, khi bùng nổ cuộc khủng hoảng châu Á đã từng có luồng ý kiến cho rằng, do kinh tế nước ta chưa hội nhập sâu nên sẽ không bị ảnh hưởng, hoặc giả có bị thì cũng không đáng kể.
Nhưng trên thực tế không hoàn toàn như vậy; tốc độ tăng trưởng đã chậm hẳn lại: năm 1996 GDP còn tăng tới 9,3% và 1997 vẫn còn tăng 8,2% nhưng năm 1998 đã tụt xuống còn 5,8% và năm 1999 chỉ còn 4,8%!
Ảnh hưởng ấy mạnh yếu thế nào là điều cần tính toán. Thật khó bề đánh giá chuẩn xác, song phải chăng nên tính đến những nhân tố sau:
Một là, nếu như lần trước cuộc khủng hoảng bùng phát ở Đông Nam Á, sau đó lan sang một số nền kinh tế Đông Á chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế thế giới thì lần này sự suy giảm bắt nguồn từ Hoa Kỳ với nền kinh tế lớn nhất, chiếm khoảng gần 1/3 sản lượng toàn cầu và là thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới.
Hiện nay khá phổ biến luận điểm cho rằng, “các nền kinh tế mới nổi”, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bù vào sự suy giảm của Hoa Kỳ. Có lẽ cần cân nhắc thêm luận điểm này vì tiêu dùng của Hoa Kỳ lên tới 9.500 tỷ USD một năm trong khi tiêu dùng của Trung Quốc chỉ khoảng 1.000 tỷ USD và Ấn Độ chỉ khoảng 650 tỷ, thì làm sao thay thế được?
Hơn thế nữa, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có phát triển được hay không vẫn còn tùy thuộc đáng kể vào vốn đầu tư, công nghệ và thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ do đó bản thân các nền kinh tế này cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm kinh tế Hoa Kỳ.
Riêng đối với nước ta, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu, trong đó nước ta xuất siêu đáng kể, trong khi đó giá trị hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ bằng nửa giá trị hàng xuất sang Hoa Kỳ và ta nhập siêu khá nặng. Còn Ấn Độ cho tới nay vẫn chưa phải là bạn hàng đáng kể của ta vì vậy không thể trông đợi thị trường hai nước này đỡ cho kinh tế nước ta.
Hai là, lần này sự xáo động trên thị trường tài chính-tiền tệ diễn ra đồng thời với những xáo động phức tạp về giá dầu lửa, nguyên liệu, lương thực, vàng, đô la... do đó tình hình sẽ phức tạp hơn những năm 90 của thế kỷ trước.
Riêng đối với nước ta thì 10 năm trước, khi ta chịu tác động của cuộc khủng hoảng châu Á, chỉ số tăng giá không cao, thậm chí có lúc còn âm; ngày nay chỉ số ấy cao hơn mức tăng trưởng GDP làm cho việc xử lý thêm khó khăn.
Bên cạnh đó, kinh tế nước ta ngày nay đã đi sâu vào thể chế thị trường, hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới, đã mở cửa cho cả dòng vốn gián tiếp, do đó việc che chắn tác động xấu của kinh tế thế giới sẽ không đơn giản.
Xem như vậy thì không thể xem thường tác động của sự sụt giảm lần này của kinh tế thế giới. Tác động ấy nặng nhẹ ra sao sẽ còn tùy thuộc vào mức độ và độ dài của sự sụt giảm trên thế giới cũng như sự ứng phó kịp thời và đúng cách của chúng ta. Dù sao đi nữa thì cũng cần dự tính các kênh tác động để tiên liệu.
Kẽ hở đầu tiên cơn gió lạnh của kinh tế thế giới có thể luồn vào là khâu xuất khẩu. Niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và có thể cả ở các nền kinh tế khác sẽ giảm bớt, từ đó đơn đặt hàng với nước ta cũng có thể không sôi động. Trong khi đó giá đô la - phương tiện thanh toán chủ yếu của chúng ta giảm liên tục, làm cho tiền đồng “mạnh lên” không có lợi cho xuất khẩu và có lợi cho nhập khẩu trong khi tỷ lệ nhập siêu của nước ta đã quá cao.
Những diễn biến này có thể ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế nước ta nếu tính rằng kim ngạch xuất khẩu của ta chiếm tới trên 60% GDP và kim ngạch nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Lần trước gặp khó khăn ở thị trường Đông Nam Á và Đông Á, ta đã nỗ lực mở rộng thị trường khác bù vào, và đặc biệt sau khi ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, xuất khẩu Việt Nam đã tăng mạnh vào thị trường mới mở này.
Nay sự sụt giảm lại nẩy sinh trước tiên ở cái thị trường khổng lồ là Hoa Kỳ, do đó dư địa cho việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng sẽ không nhiều. Lần trước ta đã cố kích thích nội nhu để thay thế cho sự giảm sút xuất khẩu, ngày nay cách này có thể vẫn là liều thuốc có tác dụng tốt nhưng lại phải xử lý sao cho không đẩy chỉ số giá lên cao thêm, vả lại mức tiêu dùng trong nước năm qua đã tăng khá cao rồi.
Kẽ hở thứ hai gió có thể lùa vào là kênh tài chính-tiền tệ và sức gió có thể mạnh hơn 10 năm trước khi nước ta chưa hội nhập sâu và chưa mở cửa rộng như hiện nay. Khác với cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước, ngày nay lượng đô la đổ mạnh vào ta qua cả kênh đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, vốn tài trợ phát triển và kiều hối trong lúc giá trị của nó lại giảm liên tục nên mối “lợi thực” cũng ít nhiều giảm theo.
Nếu 2008 kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ suy giảm mạnh, đặc biệt là nếu nó rơi vào suy thoái thì liệu các dòng vốn ấy có còn như năm ngoái nữa không? Hiện tượng đầu tư giảm bớt ta đã từng xẩy ra vào năm 90 thế kỷ trước: từ mức trên 9 tỷ năm 1996 xuống còn 6 tỷ năm 1997, rồi 4,8 tỷ năm 1998, 2,2 tỷ năm 1999... và phải tới năm 2003-2004 trở đi mới gượng dậy dần.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang dâng cao, có thể trong năm nay những con số cam kết vẫn tiếp tục “đầy ấn tượng” song quá trình giải ngân từ phía các nhà đầu tư sẽ còn tùy thuộc vào diễn biến của kinh tế thế giới; đó là chưa kể những ách tắc từ phía chúng ta về đất đai, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực... nên từ khâu cam kết đến khâu thực hiện đem lại tăng trưởng còn là một quá trình.
Thị trường chứng khoán của chúng ta tuy chưa nối kết với hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nhưng không thể không chịu ảnh hưởng của những xáo động trên thị trường ấy một phần do tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài nay đã hiện diện đáng kể trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước sự bấp bênh trên thị trường chứng khóan toàn cầu và Việt Nam.
Đó là chưa kể vừa qua giá cổ phiếu của không ít doanh nghiệp niêm yết bị thổi lên quá cao so với giá trị thực, nay bộc lộ giá trị đích thực của mình, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới không lấy gì làm sáng sủa.
Tiền vốn chạy quanh, đâu cũng vấp phải khó khăn, từ đôla đến vàng rồi thị trường chứng khoán, nay đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản gặp thời bùng nổ, đưa giá bất động sản lên chín tầng mây, rất xa với giá thực. Không biết các ngân hàng này đang đua nhau ra đời như nấm sau cơn mưa đã dành bao nhiêu tỷ cho thị trường này, kể cả các khoản thế chấp?
Đến lúc nào đó cung vượt cầu, các khoản vay và thế chấp không thanh toán nổi thì không biết điều gì sẽ xảy ra ? Đến các ngân hàng khổng lồ ở Hoa Kỳ cũng còn chao đảo huống hồ các ngân hàng nhỏ lẻ, non trẻ ở ta.
Một mặt không nên quá hoang mang trước những diễn biến phức tạp nêu trên vì ngày nay nền kinh tế nước ta đã vững mạnh hơn mươi năm trước đây; niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng phát triển của Việt Nam cao hơn nhiều; ta đã thu lượm được ít nhiều kinh nghiệm qua cuộc khủng hoảng châu Á lần trước, các quốc gia và các thể chế kinh tế quốc tế đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp thích hợp để cứu vãn tình hình.
Mặt khác, không thể chủ quan trước những nguy cơ đang rình rập mà cần bình tĩnh xử lý những vấn đề có thể nẩy sinh phù hợp với các quy luật của thể chế kinh tế thị trường với quan điểm tổng thể, có tính đến mối quan hệ nhằng nhịt giữa diễn biến trong nước và ngoài nước, giữa yêu cầu phát triển và duy trì ổn định, giữa trước mắt và lâu dài. Đơn thuốc cụ thể ra sao, chắc các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm ra.