Nỗi lo bất ổn nợ công châu Âu lại bao trùm
Nếu người Hy Lạp bác bỏ kế hoạch cứu trợ của châu Âu, nhiều tác hại khôn lường sẽ xảy ra với châu Âu và bản thân Hy Lạp
Sau hai hội nghị thượng đỉnh diễn ra liên tiếp và mất nhiều giờ đàm phán, giới chức châu Âu cuối cùng mới đạt được thỏa thuận xóa 50% nợ cho Hy Lạp, đổi lại Athens sẽ thực hiện một số biện pháp thắt lưng buộc bụng. Đánh giá về điều này, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou nói, đó là “một kỷ nguyên mới” mở ra cho đất nước Hy Lạp.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, tối 31/10, cũng chính Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou lại bất ngờ ra một tuyên bố cho biết, nước này sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về gói cứu trợ mới và nếu người dân Hy Lạp không chấp nhận, gói cứu trợ mới đạt được trong hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu tuần trước sẽ không được thông qua.
“Chúng tôi có niềm tin vào dân chúng, chúng tôi tin vào quyết định của người dân và quyết định của chúng tôi. Tất cả các lực lượng chính trị cần phải hỗ trợ cho thỏa thuận giải cứu. Người dân cũng sẽ làm như vậy một khi họ thực sự hiểu được vấn đề", Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố.
Cuộc trưng cầu ý dân dự kiến tổ chức vài tuần tới sẽ là câu trả lời chính thức cho quyết định của Chính phủ trong việc có nhận hay không gói cứu trợ mới. Tuy nhiên, hầu hết giới phân tích cho rằng, trong thời điểm hiện nay, người dân Hy Lạp chắc chắn sẽ nói không với kế hoạch cứu trợ mới, bởi đã có quá nhiều bất ổn xã hội liên quan tới các kế hoạch trước đó.
Theo giới phân tích, động thái trưng cầu dân ý của Chính phủ Hy Lạp vào thời điểm này mang màu sắc chính trị nhiều hơn là ý nghĩa về mặt xã hội. Bởi lẽ, quyết định của ông Papandreou được đưa ra trong bối cảnh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính sách của chính phủ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ bốn năm tại quốc hội sắp được tiến hành, dự kiến vào ngày 4/11.
Hiện tại, chỉ số tín nhiệm của đảng Xã hội cầm quyền đã sụt giảm thê thảm. Bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý và thực hiện theo kết quả được cho là "hợp lòng dân" này, uy tín của Chính phủ Hy Lạp và Thủ tướng George Papandreou chắc chắn sẽ được nâng lên cao hơn so với trước kia.
Theo một cuộc thăm dò dư luận của tờ To Vima ngày 29/10, đa số người dân Hy Lạp có cái nhìn tiêu cực về gói cứu trợ. Một ngày sau khi Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận mới, biểu tình phản đối đã diễn ra tại một số thành phố của Hy Lạp. Trước đó, Hy Lạp đã có những cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Ông Jan Poser, chuyên gia kinh tế trưởng tại Sarasin, nhận xét: “Thủ tướng Hy Lạp đang chịu nhiều áp lực từ chính đảng của ông về việc từ chức còn Đảng đối lập đang muốn tổ chức bầu cử lại. Bằng việc đưa ra trưng cầu dân ý, ông đang chơi một canh bạc lớn".
Do vậy, với sự "lựa chọn giữa khả năng vỡ nợ cấp quốc gia và nhận giải cứu từ Liên minh châu Âu, ông tin người Hy Lạp sẽ ủng hộ ông”. Theo ông Poser, “để giữ chức cho mình, ông Papandreou đang đẩy người Hy Lạp đến vực thẳm và cho họ thấy khả năng vỡ nợ cấp quốc gia và rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu như thế nào”.
Ngay sau khi Thủ tướng Hy Lạp thông báo tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận cứu trợ mới đạt được ở Brussel, các nước châu Âu đã có phản ứng tiêu cực. Trong một thông cáo đưa ra hôm qua, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ra thông cáo cho rằng việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này sẽ tạo ra tình trạng mất niềm tin trên thị trường.
Các tổ chức cho vay cũng bất bình với quyết định của ông Papandreou. Ông Michael Kemmer đứng đầu Hiệp hội ngân hàng BdB của Đức cho rằng, tình trạng bất ổn chắc chắn sẽ kéo dài nhiều tuần, việc thực thi thỏa thuận mà EU mới đạt được sẽ bị trì hoãn, thậm chí bị “đóng băng”. Tuy nhiên, các tổ chức cho vay tuyên bố họ vẫn sẽ thực hiện cam kết xóa nợ cho Hy Lạp.
Trong khi đó, Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng Euro, tối qua đã ra tuyên bố chung cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã nhất trí tổ chức hội nghị bàn tròn với các nhà lãnh đạo châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hy Lạp tại Cannes (Pháp) vào hôm nay (2/11), bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel Christopher Pissarides, nếu người Hy Lạp bác bỏ kế hoạch cứu trợ của châu Âu, nhiều tác hại khôn lường sẽ xảy ra với nền kinh tế Hy Lạp, Liên minh châu Âu và đặc biệt là toàn bộ khu vực đồng tiền chung Euro, do đây vẫn là trung tâm của các mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ban phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) của The Economist cho biết, những khó khăn của khu vực này đang ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ, thông qua các thị trường tài chính và lĩnh vực ngân hàng, cùng với đó là tâm lý của người tiêu dùng và doanh nghiệp yếu.
Việc thiếu một sự lãnh đạo chính trị vững mạnh làm châu Âu gần như không thể đẩy mạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng vì ngay khi có đề xuất thúc đẩy thì đã có những phản đối bác bỏ kế hoạch. Việc các đề xuất chính sách lớn phải được tất cả 17 nước thông qua làm cho việc đưa ra các quyết định trở nên chậm trễ.
Hôm 31/10, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Bild am Sonntag của Đức, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đưa ra những cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa sự ổn định của Khu vực đồng Euro vẫn chưa kết thúc cho dù Liên minh châu Âu đã tìm được giải pháp đáng hoan nghênh cho vấn đề này.
Theo ông Trichet, cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp sau đó lây lan sang Ireland và Tây Ban Nha có nguyên nhân là sự yếu kém của một số nền kinh tế tiên tiến trong Khu vực đồng Euro, và vẫn đang tồn tại dai dẳng. Đáng lý đây chỉ là những cảnh báo thận trọng, nhưng động thái trưng cầu dân ý của Hy Lạp đã biến cảnh báo này thành nguy cơ thực sự.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã chao đảo dữ dội khi nhà đầu tư bất an về triển vọng kinh tế châu Âu. Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 297,05 điểm, tương ứng 2,48%, xuống mức 11.657,96 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 2,79%, xuống 1.218,28 điểm. Chỉ số Nasdaq bốc hơi 77,45 điểm, tương ứng 2,89%, xuống còn 2.606,96 điểm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu ngập đỏ nhưng biên độ giảm mạnh hơn nhiều. Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 122,65 điểm, tương ứng 2,21%, xuống 5.421.57 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 174,51 điểm, tương ứng 5,38%, xuống 3.068,33 điểm. DAX của Đức trượt 306,83 điểm, tương ứng 5%.
Không chỉ tác động mạnh lên chứng khoán, thị trường năng lượng cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ động thái của Hy Lạp. Chốt phiên đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 1 USD, tương ứng 1,1%, xuống mức 92,19 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu loại này dao động mạnh trong khoảng từ 89,17 USD đến 92,88 USD/thùng.
Trên thị trường vàng, đầu phiên giao dịch, giá mặt hàng này sụt giảm mạnh từ vùng trên 1.700 USD/ounce xuống tới 1.680 USD/ounce. Nhưng sau đó, giá vàng đã có sự bứt phá trở lại. Kết thúc ngày, giá giao ngay chốt ở mức 1.718,55 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 13,4 USD xuống 1.711,8 USD/ounce.
Ngoài yếu tố châu Âu, góp phần vào bức tranh u ám hôm qua còn có các số liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất Mỹ chậm lại trong tháng 10, tại Trung Quốc tốc độ tăng trưởng này cũng ở mức thấp nhất 3 năm, trong khi đó, sản xuất của Anh giảm mạnh. Những tin xấu dồn dập trong một ngày đã khiến nỗi lo suy thoái toàn cầu bao trùm trở lại.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, tối 31/10, cũng chính Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou lại bất ngờ ra một tuyên bố cho biết, nước này sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về gói cứu trợ mới và nếu người dân Hy Lạp không chấp nhận, gói cứu trợ mới đạt được trong hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu tuần trước sẽ không được thông qua.
“Chúng tôi có niềm tin vào dân chúng, chúng tôi tin vào quyết định của người dân và quyết định của chúng tôi. Tất cả các lực lượng chính trị cần phải hỗ trợ cho thỏa thuận giải cứu. Người dân cũng sẽ làm như vậy một khi họ thực sự hiểu được vấn đề", Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố.
Cuộc trưng cầu ý dân dự kiến tổ chức vài tuần tới sẽ là câu trả lời chính thức cho quyết định của Chính phủ trong việc có nhận hay không gói cứu trợ mới. Tuy nhiên, hầu hết giới phân tích cho rằng, trong thời điểm hiện nay, người dân Hy Lạp chắc chắn sẽ nói không với kế hoạch cứu trợ mới, bởi đã có quá nhiều bất ổn xã hội liên quan tới các kế hoạch trước đó.
Theo giới phân tích, động thái trưng cầu dân ý của Chính phủ Hy Lạp vào thời điểm này mang màu sắc chính trị nhiều hơn là ý nghĩa về mặt xã hội. Bởi lẽ, quyết định của ông Papandreou được đưa ra trong bối cảnh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính sách của chính phủ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ bốn năm tại quốc hội sắp được tiến hành, dự kiến vào ngày 4/11.
Hiện tại, chỉ số tín nhiệm của đảng Xã hội cầm quyền đã sụt giảm thê thảm. Bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý và thực hiện theo kết quả được cho là "hợp lòng dân" này, uy tín của Chính phủ Hy Lạp và Thủ tướng George Papandreou chắc chắn sẽ được nâng lên cao hơn so với trước kia.
Theo một cuộc thăm dò dư luận của tờ To Vima ngày 29/10, đa số người dân Hy Lạp có cái nhìn tiêu cực về gói cứu trợ. Một ngày sau khi Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận mới, biểu tình phản đối đã diễn ra tại một số thành phố của Hy Lạp. Trước đó, Hy Lạp đã có những cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Ông Jan Poser, chuyên gia kinh tế trưởng tại Sarasin, nhận xét: “Thủ tướng Hy Lạp đang chịu nhiều áp lực từ chính đảng của ông về việc từ chức còn Đảng đối lập đang muốn tổ chức bầu cử lại. Bằng việc đưa ra trưng cầu dân ý, ông đang chơi một canh bạc lớn".
Do vậy, với sự "lựa chọn giữa khả năng vỡ nợ cấp quốc gia và nhận giải cứu từ Liên minh châu Âu, ông tin người Hy Lạp sẽ ủng hộ ông”. Theo ông Poser, “để giữ chức cho mình, ông Papandreou đang đẩy người Hy Lạp đến vực thẳm và cho họ thấy khả năng vỡ nợ cấp quốc gia và rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu như thế nào”.
Ngay sau khi Thủ tướng Hy Lạp thông báo tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận cứu trợ mới đạt được ở Brussel, các nước châu Âu đã có phản ứng tiêu cực. Trong một thông cáo đưa ra hôm qua, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ra thông cáo cho rằng việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này sẽ tạo ra tình trạng mất niềm tin trên thị trường.
Các tổ chức cho vay cũng bất bình với quyết định của ông Papandreou. Ông Michael Kemmer đứng đầu Hiệp hội ngân hàng BdB của Đức cho rằng, tình trạng bất ổn chắc chắn sẽ kéo dài nhiều tuần, việc thực thi thỏa thuận mà EU mới đạt được sẽ bị trì hoãn, thậm chí bị “đóng băng”. Tuy nhiên, các tổ chức cho vay tuyên bố họ vẫn sẽ thực hiện cam kết xóa nợ cho Hy Lạp.
Trong khi đó, Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng Euro, tối qua đã ra tuyên bố chung cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã nhất trí tổ chức hội nghị bàn tròn với các nhà lãnh đạo châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hy Lạp tại Cannes (Pháp) vào hôm nay (2/11), bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel Christopher Pissarides, nếu người Hy Lạp bác bỏ kế hoạch cứu trợ của châu Âu, nhiều tác hại khôn lường sẽ xảy ra với nền kinh tế Hy Lạp, Liên minh châu Âu và đặc biệt là toàn bộ khu vực đồng tiền chung Euro, do đây vẫn là trung tâm của các mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ban phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) của The Economist cho biết, những khó khăn của khu vực này đang ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ, thông qua các thị trường tài chính và lĩnh vực ngân hàng, cùng với đó là tâm lý của người tiêu dùng và doanh nghiệp yếu.
Việc thiếu một sự lãnh đạo chính trị vững mạnh làm châu Âu gần như không thể đẩy mạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng vì ngay khi có đề xuất thúc đẩy thì đã có những phản đối bác bỏ kế hoạch. Việc các đề xuất chính sách lớn phải được tất cả 17 nước thông qua làm cho việc đưa ra các quyết định trở nên chậm trễ.
Hôm 31/10, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Bild am Sonntag của Đức, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đưa ra những cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa sự ổn định của Khu vực đồng Euro vẫn chưa kết thúc cho dù Liên minh châu Âu đã tìm được giải pháp đáng hoan nghênh cho vấn đề này.
Theo ông Trichet, cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp sau đó lây lan sang Ireland và Tây Ban Nha có nguyên nhân là sự yếu kém của một số nền kinh tế tiên tiến trong Khu vực đồng Euro, và vẫn đang tồn tại dai dẳng. Đáng lý đây chỉ là những cảnh báo thận trọng, nhưng động thái trưng cầu dân ý của Hy Lạp đã biến cảnh báo này thành nguy cơ thực sự.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã chao đảo dữ dội khi nhà đầu tư bất an về triển vọng kinh tế châu Âu. Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 297,05 điểm, tương ứng 2,48%, xuống mức 11.657,96 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 2,79%, xuống 1.218,28 điểm. Chỉ số Nasdaq bốc hơi 77,45 điểm, tương ứng 2,89%, xuống còn 2.606,96 điểm.
Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu ngập đỏ nhưng biên độ giảm mạnh hơn nhiều. Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 122,65 điểm, tương ứng 2,21%, xuống 5.421.57 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 174,51 điểm, tương ứng 5,38%, xuống 3.068,33 điểm. DAX của Đức trượt 306,83 điểm, tương ứng 5%.
Không chỉ tác động mạnh lên chứng khoán, thị trường năng lượng cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ động thái của Hy Lạp. Chốt phiên đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 1 USD, tương ứng 1,1%, xuống mức 92,19 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu loại này dao động mạnh trong khoảng từ 89,17 USD đến 92,88 USD/thùng.
Trên thị trường vàng, đầu phiên giao dịch, giá mặt hàng này sụt giảm mạnh từ vùng trên 1.700 USD/ounce xuống tới 1.680 USD/ounce. Nhưng sau đó, giá vàng đã có sự bứt phá trở lại. Kết thúc ngày, giá giao ngay chốt ở mức 1.718,55 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 13,4 USD xuống 1.711,8 USD/ounce.
Ngoài yếu tố châu Âu, góp phần vào bức tranh u ám hôm qua còn có các số liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất Mỹ chậm lại trong tháng 10, tại Trung Quốc tốc độ tăng trưởng này cũng ở mức thấp nhất 3 năm, trong khi đó, sản xuất của Anh giảm mạnh. Những tin xấu dồn dập trong một ngày đã khiến nỗi lo suy thoái toàn cầu bao trùm trở lại.