Nói thêm chuyện bà Nguyệt Hường có hai quốc tịch
“Không thể đang là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam mà lại cùng lúc sử dụng một quốc tịch khác”
“Không thể đang là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam mà lại cùng lúc sử dụng một quốc tịch khác”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo chí bên lề hội nghị tổng kết công tác bầu cử sáng 18/7, sau vụ việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14.
Câu hỏi từ báo chí xoay quanh quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội được cho là rất chặt chẽ, vậy tại sao vẫn để lọt những người sau khi trúng cử lại không được xác nhận tư cách đại biểu như bà Hường và ông Trịnh Xuân Thanh.
“Chặt chẽ thì người ta cũng giấu, có nói ra đâu. Nếu biết thông tin thì Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã làm ngay, chứ sao phải hôm trước (15/7) thì bỏ phiếu với ông Thanh, hôm sau lại là bà Hường”, ông Phúc đáp.
Tổng thư ký nhấn mạnh: quy trình rất đúng, nhưng người ta giấu.
“Việc người ta đăng ký xin nhập một quốc tịch khác, như nhiều nơi là vào mạng, đăng ký trên mạng, thì ai biết được. Nhưng khi có kết quả rồi thì mới biết, à, thì ra cô này có một hộ chiếu của nước ngoài, mang một quốc tịch nước ngoài. Cái đó hoàn toàn rất bất ngờ, thông tin về việc bà Hường có hai quốc tịch là do cơ quan chức năng báo, chứ Hội đồng Bầu cử Quốc gia không ai biết”, ông Phúc cho biết thêm.
Dù bà Hường đã có đơn xin rút, ông Phúc cho biết lá đơn đó cũng không đủ thông tin để khẳng định bà Hường có xác định được việc làm của mình là vi phạm quy định không. Vì, có khi cũng có người hiểu người Việt Nam được quyền có hai quốc tịch.
“Nhưng, luật thì đã quy định rất cụ thể tại điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam chỉ một quốc tịch được Nhà nước công nhận. Vậy khi anh muốn có một quốc tịch khác, thì phải xin thôi quốc tịch Việt Nam, sau đó mới nhận quốc tịch mới. Còn khi đã ra nước ngoài rồi, nếu quốc gia sở tại cho phép được giữ một hay hai quốc tịch, thì là tuỳ thuộc vào quy định của quốc gia đó”, ông Phúc giải thích cặn kẽ.
“Tuy nhiên, kể cả khi ra nước ngoài, có hai quốc tịch rồi, thì khi về Việt Nam cũng chỉ được sử dụng một quốc tịch thôi. Nếu sử dụng hộ chiếu, quốc tịch nước ngoài, thì anh được xác định là người nước ngoài, còn nếu sử dụng hộ chiếu việt Nam, thì anh là công dân Việt Nam, được hưởng mọi quy chế đối với người trong nước”.
“Tóm lại, chỉ được sử dụng một hộ chiếu trong nước! Vậy nên, không thể đang là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam, mà lại cùng lúc sử dụng một quốc tịch, một hộ chiếu khác”, ông nói.
Vẫn theo ông Phúc, mọi trường hợp người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam, chưa từ bỏ quốc tịch của mình, mà lại nhận một quốc tịch khác là vi phạm luật. Sai phạm đó thì buộc cơ quan chức năng phải thu hồi một quốc tịch, với đại biểu Quốc hội thì không xem xét cho làm đại biểu nữa.
“Như vậy, trường hợp bà Hường có thể coi là không trung thực khi không kê khai về việc này trong quá trình ứng cử đại biểu Quốc hội hay không?”, phóng viên đặt vấn đề.
“Nói thế thì cũng không đúng, vì trong hồ sơ không có mục nào bắt người ta kê khai quốc tịch, chứ nếu có mục quốc tịch, anh có cả quốc tịch khác mà khai là quốc tịch Việt Nam thì rõ là không trung thực”, ông Phúc trả lời.
Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết, đến thời điểm này mới chỉ xác định được bà Hường vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam. Và chỉ riêng lý do đó đã có thể không xác nhận tư cách đại biểu, không cần lý do nào khác.
“Để có thêm một quốc tịch nước ngoài thì có khi phải đầu tư vào quốc gia đó rất lớn, cơ quan chức năng có công bố vấn đề này hay không?”, ông Phúc tiếp tục nhận được câu hỏi.
Và câu trả lời của ông Phúc là tuỳ thuộc quy định của mỗi nước, phải đáp ứng điều kiện của họ.
Riêng với Cộng hoà Malta, nơi bà Hường có quốc tịch thứ hai, ông Phúc cho biết: “Ban đầu, tôi cũng không biết Malta là nước nào nữa, sau đó tìm hiểu mới biết, đây là một nước thuộc châu Âu. Đó là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Địa Trung Hải, diện tích chỉ có 386 km2 với 396.000 dân”.
Câu hỏi từ báo chí xoay quanh quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội được cho là rất chặt chẽ, vậy tại sao vẫn để lọt những người sau khi trúng cử lại không được xác nhận tư cách đại biểu như bà Hường và ông Trịnh Xuân Thanh.
“Chặt chẽ thì người ta cũng giấu, có nói ra đâu. Nếu biết thông tin thì Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã làm ngay, chứ sao phải hôm trước (15/7) thì bỏ phiếu với ông Thanh, hôm sau lại là bà Hường”, ông Phúc đáp.
Tổng thư ký nhấn mạnh: quy trình rất đúng, nhưng người ta giấu.
“Việc người ta đăng ký xin nhập một quốc tịch khác, như nhiều nơi là vào mạng, đăng ký trên mạng, thì ai biết được. Nhưng khi có kết quả rồi thì mới biết, à, thì ra cô này có một hộ chiếu của nước ngoài, mang một quốc tịch nước ngoài. Cái đó hoàn toàn rất bất ngờ, thông tin về việc bà Hường có hai quốc tịch là do cơ quan chức năng báo, chứ Hội đồng Bầu cử Quốc gia không ai biết”, ông Phúc cho biết thêm.
Dù bà Hường đã có đơn xin rút, ông Phúc cho biết lá đơn đó cũng không đủ thông tin để khẳng định bà Hường có xác định được việc làm của mình là vi phạm quy định không. Vì, có khi cũng có người hiểu người Việt Nam được quyền có hai quốc tịch.
“Nhưng, luật thì đã quy định rất cụ thể tại điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam chỉ một quốc tịch được Nhà nước công nhận. Vậy khi anh muốn có một quốc tịch khác, thì phải xin thôi quốc tịch Việt Nam, sau đó mới nhận quốc tịch mới. Còn khi đã ra nước ngoài rồi, nếu quốc gia sở tại cho phép được giữ một hay hai quốc tịch, thì là tuỳ thuộc vào quy định của quốc gia đó”, ông Phúc giải thích cặn kẽ.
“Tuy nhiên, kể cả khi ra nước ngoài, có hai quốc tịch rồi, thì khi về Việt Nam cũng chỉ được sử dụng một quốc tịch thôi. Nếu sử dụng hộ chiếu, quốc tịch nước ngoài, thì anh được xác định là người nước ngoài, còn nếu sử dụng hộ chiếu việt Nam, thì anh là công dân Việt Nam, được hưởng mọi quy chế đối với người trong nước”.
“Tóm lại, chỉ được sử dụng một hộ chiếu trong nước! Vậy nên, không thể đang là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam, mà lại cùng lúc sử dụng một quốc tịch, một hộ chiếu khác”, ông nói.
Vẫn theo ông Phúc, mọi trường hợp người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam, chưa từ bỏ quốc tịch của mình, mà lại nhận một quốc tịch khác là vi phạm luật. Sai phạm đó thì buộc cơ quan chức năng phải thu hồi một quốc tịch, với đại biểu Quốc hội thì không xem xét cho làm đại biểu nữa.
“Như vậy, trường hợp bà Hường có thể coi là không trung thực khi không kê khai về việc này trong quá trình ứng cử đại biểu Quốc hội hay không?”, phóng viên đặt vấn đề.
“Nói thế thì cũng không đúng, vì trong hồ sơ không có mục nào bắt người ta kê khai quốc tịch, chứ nếu có mục quốc tịch, anh có cả quốc tịch khác mà khai là quốc tịch Việt Nam thì rõ là không trung thực”, ông Phúc trả lời.
Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết, đến thời điểm này mới chỉ xác định được bà Hường vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam. Và chỉ riêng lý do đó đã có thể không xác nhận tư cách đại biểu, không cần lý do nào khác.
“Để có thêm một quốc tịch nước ngoài thì có khi phải đầu tư vào quốc gia đó rất lớn, cơ quan chức năng có công bố vấn đề này hay không?”, ông Phúc tiếp tục nhận được câu hỏi.
Và câu trả lời của ông Phúc là tuỳ thuộc quy định của mỗi nước, phải đáp ứng điều kiện của họ.
Riêng với Cộng hoà Malta, nơi bà Hường có quốc tịch thứ hai, ông Phúc cho biết: “Ban đầu, tôi cũng không biết Malta là nước nào nữa, sau đó tìm hiểu mới biết, đây là một nước thuộc châu Âu. Đó là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Địa Trung Hải, diện tích chỉ có 386 km2 với 396.000 dân”.