Nới thời gian hỗ trợ phát triển thủy sản thêm 1 năm
Tạo điều kiện tối đa trên cơ sở hỗ trợ lãi suất, để ngư dân và các ngân hàng có thể làm việc trực tiếp với nhau có hiệu quả nhất
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng đã đồng ý kéo dài thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản thêm 1 năm, đến hết năm 2017.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2016 của Chính phủ, chiều 29/12, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết việc thực hiện Nghị định này để xem “thủ tục cho vay, lãi suất, thời gian vay có vấn đề gì hay không, mẫu mã của tàu có phù hợp không và các chính sách hỗ trợ khác”.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014 của Chính phủ, có hiệu lực từ 25/8/2014, với nhiều chính sách phát triển thủy sản, ưu tiên đánh bắt xa bờ.
Trọng tâm của nghị định này, là Nhà nước sẽ tạo điều kiện tối đa trên cơ sở hỗ trợ lãi suất, để ngư dân và các ngân hàng có thể làm việc trực tiếp với nhau có hiệu quả nhất.
Điểm mới cốt yếu, quan trọng nhất của Nghị định 67/CP là quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển của nước ta.
Nghị định cũng quy định rõ các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.
Cùng với đó, nghị định nêu rõ quan điểm của Chính phủ trong việc khuyến khích đóng tàu công suất lớn vỏ thép/vật liệu mới, trong đó ưu tiên hơn cho tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tàu dịch vụ hậu cần này là yếu tố cơ bản để cho một đội tàu khai thác xa bờ hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, chính sách tín dụng trong nghị định này được xây dựng trên quan hệ tín dụng thương mại, không phải việc lấy tiền từ ngân sách Nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt lãi suất, hạn mức vay,...
Đối với ngư dân vay vốn đóng tàu, nhất là tàu vỏ thép, Nghị định quy định dải mức lãi suất khá ưu đãi, cụ thể là từ 1 - 3%/năm, thời gian vay dài là 11 năm. Hạn mức cho vay từ 70 - 95% giá trị đóng mới tàu.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2016 của Chính phủ, chiều 29/12, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết việc thực hiện Nghị định này để xem “thủ tục cho vay, lãi suất, thời gian vay có vấn đề gì hay không, mẫu mã của tàu có phù hợp không và các chính sách hỗ trợ khác”.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014 của Chính phủ, có hiệu lực từ 25/8/2014, với nhiều chính sách phát triển thủy sản, ưu tiên đánh bắt xa bờ.
Trọng tâm của nghị định này, là Nhà nước sẽ tạo điều kiện tối đa trên cơ sở hỗ trợ lãi suất, để ngư dân và các ngân hàng có thể làm việc trực tiếp với nhau có hiệu quả nhất.
Điểm mới cốt yếu, quan trọng nhất của Nghị định 67/CP là quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển của nước ta.
Nghị định cũng quy định rõ các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.
Cùng với đó, nghị định nêu rõ quan điểm của Chính phủ trong việc khuyến khích đóng tàu công suất lớn vỏ thép/vật liệu mới, trong đó ưu tiên hơn cho tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tàu dịch vụ hậu cần này là yếu tố cơ bản để cho một đội tàu khai thác xa bờ hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, chính sách tín dụng trong nghị định này được xây dựng trên quan hệ tín dụng thương mại, không phải việc lấy tiền từ ngân sách Nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt lãi suất, hạn mức vay,...
Đối với ngư dân vay vốn đóng tàu, nhất là tàu vỏ thép, Nghị định quy định dải mức lãi suất khá ưu đãi, cụ thể là từ 1 - 3%/năm, thời gian vay dài là 11 năm. Hạn mức cho vay từ 70 - 95% giá trị đóng mới tàu.