“Nóng bỏng” chất lượng mũ bảo hiểm
Trên thị trường Việt Nam chưa có sản phẩm nào mà tỷ lệ không đạt chất lượng lại lớn như sản phẩm mũ bảo hiểm
Đã hơn 3 tháng từ khi thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vấn đề chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã các loại mũ bảo hiểm trên thị trường vẫn tiếp tục là đề tài “nóng bỏng”.
Theo thống kê của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay tất cả các địa phương trên cả nước đã tiến hành thanh tra hơn 1.800 cơ sở trong đó đã phát hiện và xử lý tới 950 cơ sở vi phạm (chiếm hơn 52%).
Kết quả thử nghiệm chất lượng mũ bảo hiểm, kiểm tra khảo sát 136 mẫu mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM thì có tới 85 mẫu (chiếm 55%) không đạt tiêu chuẩn. Thử nghiệm 47 mẫu mũ tại các cơ sở sản xuất thì vẫn còn 9 mẫu không đạt yêu cầu.
Đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu chính ngạch, từ 2005-2007 đã kiểm tra hơn 615.000 chiếc là các lô hàng nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan... và các khu chế xuất trong nước đã phát hiện hơn 25.000 mũ không đạt chất lượng. Kiểm tra 1.500 lô mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì có tới gần 63% số lô không có tem chứng nhận.
Theo ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng, một lượng lớn mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường là hàng nhập lậu, nhập tiểu ngạch, không qua kiểm tra, không được dán tem chứng nhận của các cơ quan.
Điều này cũng cho thấy việc các cơ quan chức năng tập trung kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu là hết sức quan trọng, sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các loại mũ kém chất lượng lọt vào thị trường nội địa, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.
Trong đợt kiểm tra nhanh cuối tháng 3/2008 tại thị trường Tp.HCM, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đưa ra một số kết quả đáng buồn. Thử nghiệm chỉ tiêu độ bền va đập và hấp thu xung động 50OC trên đe cầu với 50 mẫu với nhãn hiệu khác nhau của 40 nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu thì có tới 40/50 mẫu không đạt yêu cầu.
Ông Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, so với những lần kiểm tra trước, nguyên liệu nhựa và công nghệ làm vỏ nhựa đã có tiến bộ rõ rệt nhưng chất lượng lớp đệm mềm bên trong lại kém hơn. Điều này thể hiện qua tỷ lệ số mũ có kết quả gia tốc dội lại tức thì tăng hơn so với đợt trước.
Như vậy, chất lượng lớp đệm mềm bên trong không đáp ứng yêu cầu để thực hiện chức năng hấp thu xung động để ngăn chặn chấn động ảnh hưởng đến đầu người đội mũ.
Cùng với đó, mặc dù kiểu dáng mũ trên thị trường khi kiểm tra có phong phú hơn trước nhưng số lượng các mẫu đạt yêu cầu lại giảm từ 30% xuống còn 20%. Đặc biệt, theo ông Nguyễn Minh Thế - Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, trên thị trường xuất hiện những loại mũ nhãn mác lạ.
Trong khi nhiều loại mũ còn chưa đảm bảo chất lượng thì trên thị trường lại xuất hiện các loại mũ kiểu dáng mẫu mã cách điệu, thời trang, chẳng giống ai với tán cứng rộng, đinh tán dài nhọn...
Qua kết quả thanh kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trên toàn quốc có thể thấy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mũ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, cũng không ít đơn vị vẫn chưa thực sự coi trọng điều này.
Bằng chứng rõ nhất là tỷ lệ mũ khi kiểm tra không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn ở Việt Nam vẫn còn cao. Không ít trường hợp khi cùng một lô hàng nhưng 2 trung tâm lại cho kết quả kiểm tra khác nhau. Điều này một phần do lý do kiểm tra nhưng chủ yếu thể hiện vấn đề yếu kém về trình độ công nghệ và chất lượng nguyên liệu sản xuất mũ không đồng đều.
Để thực hiện nghiêm Nghị quyết của Chính phủ, tiếp tục coi trọng đảm bảo, nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm, các chuyên gia kiến nghị cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước chặt chẽ đối với các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm.
Bởi thực tế chỉ trong vòng một năm, Việt Nam đã có tới gần 2.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm trong đó hơn 100 doanh nghiệp sản xuất. Và đến nay, trên thị trường Việt Nam cũng chưa có sản phẩm nào mà tỷ lệ không đạt chất lượng lại lớn như sản phẩm mũ bảo hiểm.
Theo thống kê của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay tất cả các địa phương trên cả nước đã tiến hành thanh tra hơn 1.800 cơ sở trong đó đã phát hiện và xử lý tới 950 cơ sở vi phạm (chiếm hơn 52%).
Kết quả thử nghiệm chất lượng mũ bảo hiểm, kiểm tra khảo sát 136 mẫu mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM thì có tới 85 mẫu (chiếm 55%) không đạt tiêu chuẩn. Thử nghiệm 47 mẫu mũ tại các cơ sở sản xuất thì vẫn còn 9 mẫu không đạt yêu cầu.
Đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu chính ngạch, từ 2005-2007 đã kiểm tra hơn 615.000 chiếc là các lô hàng nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan... và các khu chế xuất trong nước đã phát hiện hơn 25.000 mũ không đạt chất lượng. Kiểm tra 1.500 lô mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì có tới gần 63% số lô không có tem chứng nhận.
Theo ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng, một lượng lớn mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường là hàng nhập lậu, nhập tiểu ngạch, không qua kiểm tra, không được dán tem chứng nhận của các cơ quan.
Điều này cũng cho thấy việc các cơ quan chức năng tập trung kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu là hết sức quan trọng, sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các loại mũ kém chất lượng lọt vào thị trường nội địa, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.
Trong đợt kiểm tra nhanh cuối tháng 3/2008 tại thị trường Tp.HCM, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đưa ra một số kết quả đáng buồn. Thử nghiệm chỉ tiêu độ bền va đập và hấp thu xung động 50OC trên đe cầu với 50 mẫu với nhãn hiệu khác nhau của 40 nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu thì có tới 40/50 mẫu không đạt yêu cầu.
Ông Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, so với những lần kiểm tra trước, nguyên liệu nhựa và công nghệ làm vỏ nhựa đã có tiến bộ rõ rệt nhưng chất lượng lớp đệm mềm bên trong lại kém hơn. Điều này thể hiện qua tỷ lệ số mũ có kết quả gia tốc dội lại tức thì tăng hơn so với đợt trước.
Như vậy, chất lượng lớp đệm mềm bên trong không đáp ứng yêu cầu để thực hiện chức năng hấp thu xung động để ngăn chặn chấn động ảnh hưởng đến đầu người đội mũ.
Cùng với đó, mặc dù kiểu dáng mũ trên thị trường khi kiểm tra có phong phú hơn trước nhưng số lượng các mẫu đạt yêu cầu lại giảm từ 30% xuống còn 20%. Đặc biệt, theo ông Nguyễn Minh Thế - Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, trên thị trường xuất hiện những loại mũ nhãn mác lạ.
Trong khi nhiều loại mũ còn chưa đảm bảo chất lượng thì trên thị trường lại xuất hiện các loại mũ kiểu dáng mẫu mã cách điệu, thời trang, chẳng giống ai với tán cứng rộng, đinh tán dài nhọn...
Qua kết quả thanh kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trên toàn quốc có thể thấy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mũ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, cũng không ít đơn vị vẫn chưa thực sự coi trọng điều này.
Bằng chứng rõ nhất là tỷ lệ mũ khi kiểm tra không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn ở Việt Nam vẫn còn cao. Không ít trường hợp khi cùng một lô hàng nhưng 2 trung tâm lại cho kết quả kiểm tra khác nhau. Điều này một phần do lý do kiểm tra nhưng chủ yếu thể hiện vấn đề yếu kém về trình độ công nghệ và chất lượng nguyên liệu sản xuất mũ không đồng đều.
Để thực hiện nghiêm Nghị quyết của Chính phủ, tiếp tục coi trọng đảm bảo, nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm, các chuyên gia kiến nghị cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước chặt chẽ đối với các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm.
Bởi thực tế chỉ trong vòng một năm, Việt Nam đã có tới gần 2.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm trong đó hơn 100 doanh nghiệp sản xuất. Và đến nay, trên thị trường Việt Nam cũng chưa có sản phẩm nào mà tỷ lệ không đạt chất lượng lại lớn như sản phẩm mũ bảo hiểm.