Nông dân Mỹ đổ bỏ hàng trăm triệu lít sữa
Số sữa này đủ để đổ đầy 66 bể bơi Thế vận hội và là lượng sữa bị đổ bỏ lớn nhất trong ít nhất 16 năm qua ở Mỹ
Các nông trại chăn nuôi bò sữa ở Mỹ đã phải đổ bỏ hàng trăm triệu lít sữa trong bối cảnh nguồn cung thừa mứa đẩy giá sữa xuống thấp và khiến các nhà kho đầy chật pho mát.
Theo tờ Wall Street Journal, trong 8 tháng đầu năm 2016, hơn 43 triệu gallon, tương đương khoảng 163 triệu lít, sữa đã bị nông dân Mỹ đổ ra các cánh đồng hoặc dùng làm thức ăn cho động vật. Số sữa này đủ để đổ đầy 66 bể bơi Thế vận hội, và là lượng sữa bị đổ bỏ lớn nhất trong ít nhất 16 năm qua ở Mỹ.
Các nhà sản xuất sữa của Mỹ đang ra sức tìm cách để sử dụng hết lượng sữa dôi dư, chẳng hạn đưa thêm sữa vào bữa trưa tại các trường học, vào thực đơn nhà hàng… Tuy nhiên, nhiều nông trại thậm chí không thể bù đắp nổi chi phí vận chuyển sữa tươi ra thị trường ở mức giá hiện nay.
So với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2014, giá sữa ở Mỹ hiện đã sụt 36%.
“Ai ai cũng phải đổ bỏ sữa, từ Minnesota cho tới New England”, ông Ken Nobis, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan, phát biểu.
Các nhà sản xuất sữa và thịt ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã ra sức tăng sản lượng sau khi thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm này cách đây hai năm, và kết quả là tình trạng dư cung hiện nay.
Theo dự báo, vụ ngô và đậu tương mà nông dân Mỹ đang thu hoạch sẽ đạt sản lượng kỷ lục. Sản lượng của các công ty đóng gói thịt gia súc và gia cầm ở nước này cũng đang ở mức cao chưa từng thấy. Vi vậy, giá thực phẩm ở Mỹ đã sụt giảm mạnh và thu nhập của các nông hộ ở nước này trong năm 201 6 nhiều khả năng sẽ giảm năm thứ ba liên tiếp.
Hôm thứ Ba, Bộ Nông nghiệp Mỹ cam kết thu mua khoảng 20 triệu USD pho mát dể hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 3 tháng Bộ Nông nghiệp Mỹ can thiệp vào thị trường.
Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan, một hợp tác xã do nông dân điều hành, đã phải tăng ca tại các nhà máy sữa của hiệp hội ở Ovid và Constantine, đồng thời mua thêm thiết bị để giải quyết thêm hàng triệu lít sữa tươi mỗi ngày. Sữa thừa nhiều, hiệp hội này đã tài trợ 83.000 gallon sữa cho một ngân hàng thực phẩm.
Mặc dù vậy, trong mùa hè năm nay, Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan đã phải đổ bỏ một lượng lớn sữa gầy vì không thể vận chuyển đến một nhà máy còn thừa công suất ở Wisconsin.
“Mỗi lần đổ sữa đều là một quyết định rất khó khăn”, ông Nobis cho hay. “Không ai thu được bất kỳ lợi ích nào từ số sữa đó cả”.
Trong khi đó, Dairy Management Inc (DMI), một công ty marketing được trả bởi khoảng 43.000 trang trại bò sữa ở Mỹ, đã đầu tư hàng chục triệu USD trong vòng 1 năm qua để phát triển những món ăn sử dụng nhiều sữa trong thực đơn của các hãng đồ ăn nhanh như McDonald’s, Taco Bell, Domino’s Pizza…
Chẳng hạn, các nhà khoa học được DMI tài trợ đã làm việc với McDonald’s để thay thế margarine lỏng bằng bơ trong các món bánh sandwich, bánh hamburger… của McDonald’s. Công thức mới đã được áp dụng tại 15.000 nhà hàng của McDonald’s từ tháng 9/2015, nhờ đó lượng bơ mà chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh sử dụng cũng tăng đáng kể.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhờ các công thức bánh pizza nhiều pho mát hơn và hamburger nhiều bơ hơn, lượng sử dụng thương mại của hai sản phẩm từ sữa này đã tăng 4% trong vòng 1 năm tính đến tháng 7 năm nay. Điều này giúp ngành sản xuất sữa ở Mỹ chống chọi với việc người Mỹ giảm tiêu thụ sữa nước đã kéo dài hàng thập kỷ qua.
Riêng việc McDonald’s tăng sử dụng bơ được dự báo sẽ giúp tiêu thụ 600 triệu pound sữa mỗi năm.
Theo tờ Wall Street Journal, trong 8 tháng đầu năm 2016, hơn 43 triệu gallon, tương đương khoảng 163 triệu lít, sữa đã bị nông dân Mỹ đổ ra các cánh đồng hoặc dùng làm thức ăn cho động vật. Số sữa này đủ để đổ đầy 66 bể bơi Thế vận hội, và là lượng sữa bị đổ bỏ lớn nhất trong ít nhất 16 năm qua ở Mỹ.
Các nhà sản xuất sữa của Mỹ đang ra sức tìm cách để sử dụng hết lượng sữa dôi dư, chẳng hạn đưa thêm sữa vào bữa trưa tại các trường học, vào thực đơn nhà hàng… Tuy nhiên, nhiều nông trại thậm chí không thể bù đắp nổi chi phí vận chuyển sữa tươi ra thị trường ở mức giá hiện nay.
So với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2014, giá sữa ở Mỹ hiện đã sụt 36%.
“Ai ai cũng phải đổ bỏ sữa, từ Minnesota cho tới New England”, ông Ken Nobis, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan, phát biểu.
Các nhà sản xuất sữa và thịt ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã ra sức tăng sản lượng sau khi thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm này cách đây hai năm, và kết quả là tình trạng dư cung hiện nay.
Theo dự báo, vụ ngô và đậu tương mà nông dân Mỹ đang thu hoạch sẽ đạt sản lượng kỷ lục. Sản lượng của các công ty đóng gói thịt gia súc và gia cầm ở nước này cũng đang ở mức cao chưa từng thấy. Vi vậy, giá thực phẩm ở Mỹ đã sụt giảm mạnh và thu nhập của các nông hộ ở nước này trong năm 201 6 nhiều khả năng sẽ giảm năm thứ ba liên tiếp.
Hôm thứ Ba, Bộ Nông nghiệp Mỹ cam kết thu mua khoảng 20 triệu USD pho mát dể hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 3 tháng Bộ Nông nghiệp Mỹ can thiệp vào thị trường.
Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan, một hợp tác xã do nông dân điều hành, đã phải tăng ca tại các nhà máy sữa của hiệp hội ở Ovid và Constantine, đồng thời mua thêm thiết bị để giải quyết thêm hàng triệu lít sữa tươi mỗi ngày. Sữa thừa nhiều, hiệp hội này đã tài trợ 83.000 gallon sữa cho một ngân hàng thực phẩm.
Mặc dù vậy, trong mùa hè năm nay, Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Michigan đã phải đổ bỏ một lượng lớn sữa gầy vì không thể vận chuyển đến một nhà máy còn thừa công suất ở Wisconsin.
“Mỗi lần đổ sữa đều là một quyết định rất khó khăn”, ông Nobis cho hay. “Không ai thu được bất kỳ lợi ích nào từ số sữa đó cả”.
Trong khi đó, Dairy Management Inc (DMI), một công ty marketing được trả bởi khoảng 43.000 trang trại bò sữa ở Mỹ, đã đầu tư hàng chục triệu USD trong vòng 1 năm qua để phát triển những món ăn sử dụng nhiều sữa trong thực đơn của các hãng đồ ăn nhanh như McDonald’s, Taco Bell, Domino’s Pizza…
Chẳng hạn, các nhà khoa học được DMI tài trợ đã làm việc với McDonald’s để thay thế margarine lỏng bằng bơ trong các món bánh sandwich, bánh hamburger… của McDonald’s. Công thức mới đã được áp dụng tại 15.000 nhà hàng của McDonald’s từ tháng 9/2015, nhờ đó lượng bơ mà chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh sử dụng cũng tăng đáng kể.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhờ các công thức bánh pizza nhiều pho mát hơn và hamburger nhiều bơ hơn, lượng sử dụng thương mại của hai sản phẩm từ sữa này đã tăng 4% trong vòng 1 năm tính đến tháng 7 năm nay. Điều này giúp ngành sản xuất sữa ở Mỹ chống chọi với việc người Mỹ giảm tiêu thụ sữa nước đã kéo dài hàng thập kỷ qua.
Riêng việc McDonald’s tăng sử dụng bơ được dự báo sẽ giúp tiêu thụ 600 triệu pound sữa mỗi năm.