“Nóng” đào tạo nhân lực bất động sản
Đón chính sách mới, hoạt động đào tạo nhân lực cho thị trường bất động sản đang vào kỳ “nóng sốt”
Đón chính sách mới, hoạt động đào tạo nhân lực cho thị trường bất động sản đang vào kỳ “nóng sốt”.
Theo Nghị định 153 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2009, những người kinh doanh bất động sản bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành này.
Chuẩn bị cho chính sách mới, từ đầu năm 2008 đến nay, nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ bất động sản lần lượt ra đời. Trên website Bộ Xây dựng, cuối tháng 4, cả nước mới chỉ có 31 cơ sở đào tạo về lĩnh vực này, nhưng con số này hiện đã lên đến 53.
Nhu cầu lớn
Theo PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Chủ nhiệm Khoa Bất động sản và Địa chính, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản hiện đang đứng trước nhu cầu lớn.
Ngoài các công ty trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu còn có từ các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các tổng công ty lớn… Tại một số ngân hàng thương mại, các chuyên viên tín dụng phụ trách mảng khách hàng liên quan đến bất động sản cũng buộc phải có chứng chỉ nói trên. Đây cũng là yêu cầu có ở nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là trình độ về khả năng thẩm định.
TS. Cường cho biết, ngay trong khóa đào tạo mở rộng đầu tiên đầu năm 2008 của Khoa Bất động sản và Địa chính, riêng khối ngân hàng đã chiếm tới 30% số học viên.
“Hiện Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng mạnh mẽ. Theo đó, nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản sẽ cần rất nhiều, nhất là nhân lực có chuyên môn, chuyên nghiệp trong định giá, quản lý sàn”, ông Cường nói.
Trực tiếp hơn, ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế kỷ (Century Group), nhận định một trong những “cú hích” cụ thể đối với lực cầu hiện nay là những quy định bắt buộc của chính sách mới.
Theo Nghị định 153, từ năm 2009, các giao dịch kinh doanh bất động sản phải thực hiện qua sàn, người tham gia kinh doanh phải có chứng chỉ. Hiện đã có khoảng 10 đầu mối đang lên kế hoạch mở sàn quy mô lớn trong thời gian tới; đi cùng với đó là yêu cầu một nguồn nhân lực lớn. “Chính điều này đã tạo sức ép cung cấp nguồn nhân lực cho quản lý, điều hành sàn”, ông Hưng nói.
Với Century Group, dự kiến tháng 10 tới sàn giao dịch bất động sản của công ty sẽ đi vào hoạt động. 100 nhân viên đã được cử đi đào tạo và có chứng chỉ để phục vụ cho mục tiêu đưa sàn giao dịch này trở thành “lớn nhất nhì cả nước” như mục tiêu đặt ra.
Cũng từ tác động của chính sách mới nói trên, ngay trong khóa đào tạo mở rộng đầu tiên của Khoa Bất động sản và Địa chính (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), kế hoạch dự kiến chỉ khoảng 80 – 100 học viên nhưng khi chốt danh sách có tới trên 300 đối tượng đăng ký. Hiện “tần suất” đào tạo tại đây bình quân 1 tháng một khóa; tổng số học viên qua 5 khóa gần đây được cấp chứng chỉ đạt gần 1.000 người.
Ngoài đầu mối lớn nhất nói trên, chỉ trong vòng 4 tháng qua, số lượng các trung tâm, cơ sở đào tạo theo thống kê của Bộ Xây dựng đã tăng gần gấp đôi, từ 31 lên 53 đầu mối. Thống kê sơ bộ 5 đầu báo kinh tế trong tháng 8 cho thấy có tới khoảng 30 thông báo “liên tục tuyển sinh” từ những đầu mối nói trên.
“Nóng” có đảm bảo chất lượng?
Để có được chứng nhận đào tạo về môi giới, định giá hay quản lý sàn bất động sản, các học viên chỉ mất trên dưới hai tháng, với học phí từ 4 - 5 triệu đồng/khóa.
Trong khi đó, đào tạo chính quy chuyên sâu theo bậc đại học, thời gian đào tạo là 4 năm, trong đó có 2 năm học các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Với việc đào tạo “đại trà” hiện nay, theo Nghị định 153, những đơn vị nào có chức năng đào tạo và thực hiện đào tạo theo đúng quy định của Bộ Xây dựng thì đều được đào tạo về lĩnh vực này.
“Nghị định 153 không qui định cấp phép đào tạo cho một đơn vị nào mà xét theo điều kiện, theo chủ trương xã hội hóa đào tạo. Đây là một hướng mở của chính sách nhằm tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu lớn về được đào tạo và có chứng chỉ khi thời gian bắt buộc thực hiện theo chính sách mới chỉ có duy nhất một năm”, TS. Hoàng Văn Cường giải thích.
Tuy nhiên, theo ông Cường, trong quy định chưa xác định những tiêu chí cụ thể trong đào tạo nên việc các trung tâm đào tạo ồ ạt ra đời trong thời gian qua chắc chắn sẽ không đảm bảo được một chất lượng cao, đồng đều; nhất là khi có ảnh hưởng của sự “chạy đua” về thời gian và khối lượng theo chính sách mới.
Còn theo đánh giá của ông Nguyễn Đỗ Việt, trợ lý Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, chất lượng của các chương trình đào tạo hiện nay còn thiếu yếu tố thực tế.
“Chúng tôi đã cử hơn 10 nhân viên qua học các lớp đào tạo cấp chứng chỉ kinh doanh bất động sản về cả định giá, điều hành, quản lý sàn. Tuy nhiên, chính học viên của Nam Cường cũng chỉ được đào tạo một kiến thức chung chung, kiến thức “chay” mà chưa được thực hành, cọ xát với sàn mẫu, sàn thật nên còn thiếu tính thực hành và chưa phát huy được hết khả năng”, ông Việt nhận định thẳng thắn.
Ngoài ra, theo phân tích của TS. Hoàng Văn Cường, nếu xét về sự chuyên sâu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chỉ với thời lượng trên dưới hai tháng chất lượng đào tạo khó đảm bảo tương xứng.
Như trong định giá bất động sản, việc định giá tương đối chính xác giá trị từng công trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, khả năng phân tích, đánh giá… “Mặc dù theo quy định, chỉ cấp chứng chỉ định giá với những học viên đã có bằng cao đẳng trở nên, nhưng nếu không có sẵn những kiến thức trên ở mức độ nhất định thì chỉ một tháng rưỡi đến hai tháng đào tạo sẽ khó định giá đúng giá trị bất động sản. Như thế sẽ dễ dẫn đến những thiệt hại cho cả người bán và người mua”, ông Cường cho biết.
Còn theo nhận định của một chuyên gia đầu ngành, những hạn chế như trên là khó tránh khỏi. Theo ông, thị trường sẽ sàng lọc; và trải qua thực tế, chất lượng đào tạo sẽ được kiểm định. Về lâu dài, khi thị trường và chính sách mới ổn định, cơ quan quản lý cần đưa ra những tiêu chí cụ thể về chất lượng trong hoạt động đào tạo này.
* Điều 12 của Nghị định 153 quy định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh về đào tạo đối với doanh nghiệp hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đối với các tổ chức khác;
2. Có chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với chương trình khung do Bộ Xây dựng ban hành;
3. Giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng yêu cầu của các môn học. Giảng viên là các nhà giáo chuyên nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý, người có chứng chỉ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo Nghị định 153 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2009, những người kinh doanh bất động sản bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành này.
Chuẩn bị cho chính sách mới, từ đầu năm 2008 đến nay, nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ bất động sản lần lượt ra đời. Trên website Bộ Xây dựng, cuối tháng 4, cả nước mới chỉ có 31 cơ sở đào tạo về lĩnh vực này, nhưng con số này hiện đã lên đến 53.
Nhu cầu lớn
Theo PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Chủ nhiệm Khoa Bất động sản và Địa chính, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản hiện đang đứng trước nhu cầu lớn.
Ngoài các công ty trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu còn có từ các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các tổng công ty lớn… Tại một số ngân hàng thương mại, các chuyên viên tín dụng phụ trách mảng khách hàng liên quan đến bất động sản cũng buộc phải có chứng chỉ nói trên. Đây cũng là yêu cầu có ở nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là trình độ về khả năng thẩm định.
TS. Cường cho biết, ngay trong khóa đào tạo mở rộng đầu tiên đầu năm 2008 của Khoa Bất động sản và Địa chính, riêng khối ngân hàng đã chiếm tới 30% số học viên.
“Hiện Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng mạnh mẽ. Theo đó, nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản sẽ cần rất nhiều, nhất là nhân lực có chuyên môn, chuyên nghiệp trong định giá, quản lý sàn”, ông Cường nói.
Trực tiếp hơn, ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thế kỷ (Century Group), nhận định một trong những “cú hích” cụ thể đối với lực cầu hiện nay là những quy định bắt buộc của chính sách mới.
Theo Nghị định 153, từ năm 2009, các giao dịch kinh doanh bất động sản phải thực hiện qua sàn, người tham gia kinh doanh phải có chứng chỉ. Hiện đã có khoảng 10 đầu mối đang lên kế hoạch mở sàn quy mô lớn trong thời gian tới; đi cùng với đó là yêu cầu một nguồn nhân lực lớn. “Chính điều này đã tạo sức ép cung cấp nguồn nhân lực cho quản lý, điều hành sàn”, ông Hưng nói.
Với Century Group, dự kiến tháng 10 tới sàn giao dịch bất động sản của công ty sẽ đi vào hoạt động. 100 nhân viên đã được cử đi đào tạo và có chứng chỉ để phục vụ cho mục tiêu đưa sàn giao dịch này trở thành “lớn nhất nhì cả nước” như mục tiêu đặt ra.
Cũng từ tác động của chính sách mới nói trên, ngay trong khóa đào tạo mở rộng đầu tiên của Khoa Bất động sản và Địa chính (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), kế hoạch dự kiến chỉ khoảng 80 – 100 học viên nhưng khi chốt danh sách có tới trên 300 đối tượng đăng ký. Hiện “tần suất” đào tạo tại đây bình quân 1 tháng một khóa; tổng số học viên qua 5 khóa gần đây được cấp chứng chỉ đạt gần 1.000 người.
Ngoài đầu mối lớn nhất nói trên, chỉ trong vòng 4 tháng qua, số lượng các trung tâm, cơ sở đào tạo theo thống kê của Bộ Xây dựng đã tăng gần gấp đôi, từ 31 lên 53 đầu mối. Thống kê sơ bộ 5 đầu báo kinh tế trong tháng 8 cho thấy có tới khoảng 30 thông báo “liên tục tuyển sinh” từ những đầu mối nói trên.
“Nóng” có đảm bảo chất lượng?
Để có được chứng nhận đào tạo về môi giới, định giá hay quản lý sàn bất động sản, các học viên chỉ mất trên dưới hai tháng, với học phí từ 4 - 5 triệu đồng/khóa.
Trong khi đó, đào tạo chính quy chuyên sâu theo bậc đại học, thời gian đào tạo là 4 năm, trong đó có 2 năm học các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Với việc đào tạo “đại trà” hiện nay, theo Nghị định 153, những đơn vị nào có chức năng đào tạo và thực hiện đào tạo theo đúng quy định của Bộ Xây dựng thì đều được đào tạo về lĩnh vực này.
“Nghị định 153 không qui định cấp phép đào tạo cho một đơn vị nào mà xét theo điều kiện, theo chủ trương xã hội hóa đào tạo. Đây là một hướng mở của chính sách nhằm tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu lớn về được đào tạo và có chứng chỉ khi thời gian bắt buộc thực hiện theo chính sách mới chỉ có duy nhất một năm”, TS. Hoàng Văn Cường giải thích.
Tuy nhiên, theo ông Cường, trong quy định chưa xác định những tiêu chí cụ thể trong đào tạo nên việc các trung tâm đào tạo ồ ạt ra đời trong thời gian qua chắc chắn sẽ không đảm bảo được một chất lượng cao, đồng đều; nhất là khi có ảnh hưởng của sự “chạy đua” về thời gian và khối lượng theo chính sách mới.
Còn theo đánh giá của ông Nguyễn Đỗ Việt, trợ lý Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, chất lượng của các chương trình đào tạo hiện nay còn thiếu yếu tố thực tế.
“Chúng tôi đã cử hơn 10 nhân viên qua học các lớp đào tạo cấp chứng chỉ kinh doanh bất động sản về cả định giá, điều hành, quản lý sàn. Tuy nhiên, chính học viên của Nam Cường cũng chỉ được đào tạo một kiến thức chung chung, kiến thức “chay” mà chưa được thực hành, cọ xát với sàn mẫu, sàn thật nên còn thiếu tính thực hành và chưa phát huy được hết khả năng”, ông Việt nhận định thẳng thắn.
Ngoài ra, theo phân tích của TS. Hoàng Văn Cường, nếu xét về sự chuyên sâu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chỉ với thời lượng trên dưới hai tháng chất lượng đào tạo khó đảm bảo tương xứng.
Như trong định giá bất động sản, việc định giá tương đối chính xác giá trị từng công trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, khả năng phân tích, đánh giá… “Mặc dù theo quy định, chỉ cấp chứng chỉ định giá với những học viên đã có bằng cao đẳng trở nên, nhưng nếu không có sẵn những kiến thức trên ở mức độ nhất định thì chỉ một tháng rưỡi đến hai tháng đào tạo sẽ khó định giá đúng giá trị bất động sản. Như thế sẽ dễ dẫn đến những thiệt hại cho cả người bán và người mua”, ông Cường cho biết.
Còn theo nhận định của một chuyên gia đầu ngành, những hạn chế như trên là khó tránh khỏi. Theo ông, thị trường sẽ sàng lọc; và trải qua thực tế, chất lượng đào tạo sẽ được kiểm định. Về lâu dài, khi thị trường và chính sách mới ổn định, cơ quan quản lý cần đưa ra những tiêu chí cụ thể về chất lượng trong hoạt động đào tạo này.
* Điều 12 của Nghị định 153 quy định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh về đào tạo đối với doanh nghiệp hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đối với các tổ chức khác;
2. Có chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với chương trình khung do Bộ Xây dựng ban hành;
3. Giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng yêu cầu của các môn học. Giảng viên là các nhà giáo chuyên nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý, người có chứng chỉ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản.