Nông nghiệp khốn khó vì khủng hoảng
Khủng hoảng tài chính đang tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp nhiều nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp nhiều nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo như vậy, trong báo cáo mới nhất về "Triển vọng lương thực". Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon ngày 11/11 đã đề nghị hội nghị thượng đỉnh tài chính G-20 tổ chức ở Mỹ tập trung thảo luận về khủng hoảng lương thực và việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Thị trường nông sản ảm đạm
FAO cho rằng cơn bão tài chính xảy ra ngay sau đợt tăng giá lương thực, nên đã tác động xấu tới cung-cầu của thị trường nông sản thế giới cũng như ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm từ gia súc và hàng tươi sống. Riêng những mặt hàng chủ lực như gạo, có thể ít chịu ảnh hưởng hơn.
Tình trạng bất ổn kinh tế lan rộng và những dự báo về triển vọng ảm đạm trên thị trường toàn cầu cũng khiến nhu cầu nông sản ngày càng giảm sút. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài mấy tháng qua đã tạo đà cho sự giảm giá nông sản, gây khó khăn cho ngành nông nghiệp.
Trong khi đó, an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Số người nghèo cần cứu trợ lương thực gia tăng, theo dự báo của Liên hiệp quốc có thể lên gần 1 tỉ người. Và khủng hoảng tài chính cũng đã làm giảm ngân sách đóng góp cho các quỹ cứu trợ.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 11/11 cho biết, do bị thiếu khoảng 145.000 tấn lương thực vì không nhận được tài trợ, tổ chức này đã phải giảm phần trợ cấp cho hơn 4 triệu người Zimbabue. WFP cần tới 140 triệu USD để tiếp tục chương trình cứu trợ lương thực ở nước này.
Bất chấp năm nay nhiều nước được mùa ngũ cốc và giá lương thực đã giảm, theo FAO, mức giảm giá và sản lượng hiện chưa đủ để xây dựng lòng tin về an ninh lương thực, khủng hoảng tài chính đã khiến các thị trường tín dụng bị thắt chặt hơn và vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế. Nhiều nước sản xuất lương thực đang thực thi những chính sách nông nghiệp "hết sức dè dặt".
Ngoài ra, nông nghiệp thế giới còn đang phải đối mặt những vấn đề và thách thức như đất đai bị thu hẹp; thiếu nước phục vụ sản xuất; thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu...
Mối lo an ninh lương thực
An ninh lương thực cũng đang là mối lo của các nước ASEAN - khu vực sản xuất, xuất khẩu lúa gạo chủ yếu của thế giới, trong bối cảnh vốn đầu tư vào nông nghiệp có nguy cơ giảm sút và số người thất nghiệp, người nghèo cần cứu trợ lương thực gia tăng.
Theo quan chức của ASEAN, các nước Đông Nam Á đã nghiên cứu nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính với an ninh lương thực, từ đó tìm giải pháp đối phó.
Một trong những nguy cơ đáng kể là sự giảm sút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay. Điều này có thể làm chậm lại các chương trình canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực.
Các quan chức phụ trách nông nghiệp và lương thực ASEAN vừa gặp những người đồng cấp Liên hiệp quốc trong cuộc họp tại Philipines để thảo luận khả năng hợp tác đảm bảo ổn định nguồn cung lương thực của Đông Nam Á.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ thảo luận vấn đề an ninh lương thực trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nhân dịp hội nghị cấp cao ASEAN tại Thái Lan vào tháng 12 tới. ASEAN dự kiến sẽ thảo luận về đề nghị tiến hành tích trữ gạo quy mô khu vực, thành lập cơ sở dữ liệu và hệ thống phổ biến thông tin nhằm báo động cho các nước thành viên về bất kỳ vấn đề an ninh lương thực nào đang xuất hiện...
Dù cả thế giới đang chú tâm chống khủng hoảng tài chính, song Liên hiệp quốc vẫn liên tiếp cảnh báo nguy cơ từ khủng hoảng lương thực và tình trạng đói nghèo gia tăng. Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf ngày 11/11 đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực vào nửa đầu năm 2009 với ưu tiên hàng đầu là xóa đói, giảm nghèo.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon phát biểu với báo giới hôm 11/11 đã khẳng định, việc tìm ra giải pháp hỗ trợ những người nghèo nhất trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu lúc này còn quan trọng hơn việc cải tổ những thiết chế tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Ban Ki-moon cho biết cũng sẽ có lời kêu gọi quan tâm an ninh lương thực, người nghèo, tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển, do Liên hiệp quốc chủ trì tại Doha từ ngày 29/11 đến 2/12 tới.
Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo như vậy, trong báo cáo mới nhất về "Triển vọng lương thực". Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon ngày 11/11 đã đề nghị hội nghị thượng đỉnh tài chính G-20 tổ chức ở Mỹ tập trung thảo luận về khủng hoảng lương thực và việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Thị trường nông sản ảm đạm
FAO cho rằng cơn bão tài chính xảy ra ngay sau đợt tăng giá lương thực, nên đã tác động xấu tới cung-cầu của thị trường nông sản thế giới cũng như ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm từ gia súc và hàng tươi sống. Riêng những mặt hàng chủ lực như gạo, có thể ít chịu ảnh hưởng hơn.
Tình trạng bất ổn kinh tế lan rộng và những dự báo về triển vọng ảm đạm trên thị trường toàn cầu cũng khiến nhu cầu nông sản ngày càng giảm sút. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài mấy tháng qua đã tạo đà cho sự giảm giá nông sản, gây khó khăn cho ngành nông nghiệp.
Trong khi đó, an ninh lương thực vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Số người nghèo cần cứu trợ lương thực gia tăng, theo dự báo của Liên hiệp quốc có thể lên gần 1 tỉ người. Và khủng hoảng tài chính cũng đã làm giảm ngân sách đóng góp cho các quỹ cứu trợ.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 11/11 cho biết, do bị thiếu khoảng 145.000 tấn lương thực vì không nhận được tài trợ, tổ chức này đã phải giảm phần trợ cấp cho hơn 4 triệu người Zimbabue. WFP cần tới 140 triệu USD để tiếp tục chương trình cứu trợ lương thực ở nước này.
Bất chấp năm nay nhiều nước được mùa ngũ cốc và giá lương thực đã giảm, theo FAO, mức giảm giá và sản lượng hiện chưa đủ để xây dựng lòng tin về an ninh lương thực, khủng hoảng tài chính đã khiến các thị trường tín dụng bị thắt chặt hơn và vốn đầu tư cho nông nghiệp bị hạn chế. Nhiều nước sản xuất lương thực đang thực thi những chính sách nông nghiệp "hết sức dè dặt".
Ngoài ra, nông nghiệp thế giới còn đang phải đối mặt những vấn đề và thách thức như đất đai bị thu hẹp; thiếu nước phục vụ sản xuất; thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu...
Mối lo an ninh lương thực
An ninh lương thực cũng đang là mối lo của các nước ASEAN - khu vực sản xuất, xuất khẩu lúa gạo chủ yếu của thế giới, trong bối cảnh vốn đầu tư vào nông nghiệp có nguy cơ giảm sút và số người thất nghiệp, người nghèo cần cứu trợ lương thực gia tăng.
Theo quan chức của ASEAN, các nước Đông Nam Á đã nghiên cứu nguy cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính với an ninh lương thực, từ đó tìm giải pháp đối phó.
Một trong những nguy cơ đáng kể là sự giảm sút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay. Điều này có thể làm chậm lại các chương trình canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực.
Các quan chức phụ trách nông nghiệp và lương thực ASEAN vừa gặp những người đồng cấp Liên hiệp quốc trong cuộc họp tại Philipines để thảo luận khả năng hợp tác đảm bảo ổn định nguồn cung lương thực của Đông Nam Á.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ thảo luận vấn đề an ninh lương thực trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nhân dịp hội nghị cấp cao ASEAN tại Thái Lan vào tháng 12 tới. ASEAN dự kiến sẽ thảo luận về đề nghị tiến hành tích trữ gạo quy mô khu vực, thành lập cơ sở dữ liệu và hệ thống phổ biến thông tin nhằm báo động cho các nước thành viên về bất kỳ vấn đề an ninh lương thực nào đang xuất hiện...
Dù cả thế giới đang chú tâm chống khủng hoảng tài chính, song Liên hiệp quốc vẫn liên tiếp cảnh báo nguy cơ từ khủng hoảng lương thực và tình trạng đói nghèo gia tăng. Tổng giám đốc FAO Jacques Diouf ngày 11/11 đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Mỹ Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực vào nửa đầu năm 2009 với ưu tiên hàng đầu là xóa đói, giảm nghèo.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon phát biểu với báo giới hôm 11/11 đã khẳng định, việc tìm ra giải pháp hỗ trợ những người nghèo nhất trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu lúc này còn quan trọng hơn việc cải tổ những thiết chế tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Ban Ki-moon cho biết cũng sẽ có lời kêu gọi quan tâm an ninh lương thực, người nghèo, tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển, do Liên hiệp quốc chủ trì tại Doha từ ngày 29/11 đến 2/12 tới.