Nông nghiệp xuất siêu: Chưa vội mừng
Quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh
Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, cán cân thương mại ngành nông nghiệp vẫn thặng dư trong tháng đầu năm 2012. Nhưng, quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2012 ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011. Đóng góp vào con số kể trên, các mặt hàng nông sản chính đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 19%; thuỷ sản đạt 370 triệu USD, giảm 13,3%; lâm sản đạt 300 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản tháng 1 ước đạt 1,1 tỉ USD giảm so với cùng kỳ là 13,2%. Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm nay, ngành này đã xuất siêu khoảng 700 triệu USD.
Giải thích cho sự sụt giảm mạnh của kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản tháng qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguyên nhân là hoạt động giao dịch mua bán chỉ diễn ra trong khoảng 20 ngày vì ảnh hưởng của hai kỳ nghỉ tết dương lịch và âm lịch.
Cho nên, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là xuất khẩu gạo trong tháng 1 chỉ đạt khoảng 400 nghìn tấn, thu về 240 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và 14,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Tuy giá gạo xuất khẩu hiện nay cao hơn cùng kỳ năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết thêm, giá gạo xuất khẩu trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước.
Quan ngại khác là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá gạo của nước ta cao hơn của các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ và Pakistan.
Tương tự, xuất khẩu cà phê tháng 1/2012 đạt 170 nghìn tấn với trị giá 350 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và 15,3% về giá trị so với cùng kỳ. Bộ cho rằng, xuất khẩu cà phê đang phải chịu chung tình cảnh ảm đạm của tình hình kinh tế châu Âu, nên trong thời gian tới giá cà phê xuất khẩu đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, mức sụt giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu thuộc về mặt hàng cao su. Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 1 ước đạt 60 nghìn tấn và thu về 200 triệu USD; giảm 19,3% về lượng và tới 38,7% về giá trị so với cùng kỳ.
Lý do khiến giá cao su giảm khá mạnh so với hồi đầu năm 2011 là do các doanh nghiệp Trung Quốc (bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và chiếm gần 2/3 giá trị xuất khẩu) tạm ngừng nhập khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu chè tương ứng cũng chỉ đạt 10 nghìn tấn với kim ngạch 15 triệu USD, giảm 11,1% về khối lượng và 9,1% về giá trị so với cùng kỳ; hạt điều ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị 98 triệu USD, giảm 12% về khối lượng còn giá trị xấp xỉ cùng kỳ năm 2011.
Riêng xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 30 triệu USD, giảm 15,7% về lượng nhưng nhờ giá hạt tiêu vẫn ở mức cao nên giá trị tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do nền kinh tế của nhiều nước châu Âu đang lâm vào khó khăn, việc tiêu thụ cũng như khả năng thanh toán của nhóm thị trường này đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2012 ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011. Đóng góp vào con số kể trên, các mặt hàng nông sản chính đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 19%; thuỷ sản đạt 370 triệu USD, giảm 13,3%; lâm sản đạt 300 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản tháng 1 ước đạt 1,1 tỉ USD giảm so với cùng kỳ là 13,2%. Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm nay, ngành này đã xuất siêu khoảng 700 triệu USD.
Giải thích cho sự sụt giảm mạnh của kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản tháng qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguyên nhân là hoạt động giao dịch mua bán chỉ diễn ra trong khoảng 20 ngày vì ảnh hưởng của hai kỳ nghỉ tết dương lịch và âm lịch.
Cho nên, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là xuất khẩu gạo trong tháng 1 chỉ đạt khoảng 400 nghìn tấn, thu về 240 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và 14,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Tuy giá gạo xuất khẩu hiện nay cao hơn cùng kỳ năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết thêm, giá gạo xuất khẩu trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước.
Quan ngại khác là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá gạo của nước ta cao hơn của các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ và Pakistan.
Tương tự, xuất khẩu cà phê tháng 1/2012 đạt 170 nghìn tấn với trị giá 350 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và 15,3% về giá trị so với cùng kỳ. Bộ cho rằng, xuất khẩu cà phê đang phải chịu chung tình cảnh ảm đạm của tình hình kinh tế châu Âu, nên trong thời gian tới giá cà phê xuất khẩu đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, mức sụt giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu thuộc về mặt hàng cao su. Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 1 ước đạt 60 nghìn tấn và thu về 200 triệu USD; giảm 19,3% về lượng và tới 38,7% về giá trị so với cùng kỳ.
Lý do khiến giá cao su giảm khá mạnh so với hồi đầu năm 2011 là do các doanh nghiệp Trung Quốc (bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và chiếm gần 2/3 giá trị xuất khẩu) tạm ngừng nhập khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu chè tương ứng cũng chỉ đạt 10 nghìn tấn với kim ngạch 15 triệu USD, giảm 11,1% về khối lượng và 9,1% về giá trị so với cùng kỳ; hạt điều ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị 98 triệu USD, giảm 12% về khối lượng còn giá trị xấp xỉ cùng kỳ năm 2011.
Riêng xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 30 triệu USD, giảm 15,7% về lượng nhưng nhờ giá hạt tiêu vẫn ở mức cao nên giá trị tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do nền kinh tế của nhiều nước châu Âu đang lâm vào khó khăn, việc tiêu thụ cũng như khả năng thanh toán của nhóm thị trường này đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp.