Nước Anh có thể phải trả hàng chục tỷ USD cho “hóa đơn Brexit”
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu nói rằng Anh sẽ phải trả số tiền khoảng 50 tỷ Bảng, nếu rời khỏi EU
Nước Anh cần sẵn sàng trả cho Liên minh Châu Âu (EU) một khoản tiền lớn để rút khỏi khối này. Đó là thông điệp mà Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra mới đây.
Trao đổi với hãng tin BBC vào cuối tuần vừa rồi, ông Juncker nói rằng Anh sẽ phải trả số tiền khoảng 50 tỷ Bảng, tương đương 62,4 tỷ USD, nếu rời khỏi EU - hay còn gọi là Brexit.
Ông Juncker nói thêm con số chính xác về số tiền mà Anh phải trả cho EU sẽ “được tính toán một cách khoa học”.
Cảnh báo trên được ông Juncker đưa ra chỉ vài ngày trước khi Anh chính thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, tức bắt đầu quy trình đàm phán cho việc Anh rút khỏi EU. Theo dự kiến, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ là người chính thức khởi động quy trình kéo dài và phức tạp này vào ngày thứ Tư (29/3).
Quy mô của “hóa đơn Brexit” - số tiền mà Anh phải trả cho EU - được nhật định sẽ là một vấn đề gai góc trong quá trình đàm phán.
Theo quy định, các nước thành viên EU phải đóng góp vào ngân sách chung của khối. Ngân sách này được dùng để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, chương trình xã hội, nghiên cứu khoa học, và lương hưu cho các quan chức EU. Ngân sách của EU được đàm phán theo từng giai đoạn kéo dài nhiều năm, trong đó thỏa thuận ngân sách hiện tại có thời hạn đến năm 2020.
Những người ủng hộ Brexit vẫn thường lập luận rằng số tiền mỗi năm nước Anh nộp vào ngân sách EU nhiều hơn khoảng 10 tỷ Bảng, tương đương khoảng 12,5 tỷ USD, so với những gì mà nước này nhận được từ EU.
Trong khi đó, ông Juncker nói Anh phải tôn trọng cam kết ngân sách của mình. “Chính phủ và Quốc hội Anh đã có những cam kết nhất định như các thành viên EU khác, và những cam kết đó cần phải được tôn trọng. Đây không phải là một sự trừng phạt nhằm vào nước Anh”, ông Juncker phát biểu.
Một số chính trị gia Anh đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng London phải trả 50 tỷ Bảng cho Brexit. Cuộc đấu này, theo CNN Money, rút cục có thể sẽ được đưa đến tòa án.
Hồi tháng 1, bà May tuyên bố muốn đàm phán xóa bỏ hoàn toàn các ràng buộc với EU, và đồng thời đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại mới với khối này. Thủ tướng Anh cũng nói rõ rằng không có thỏa thuận nào còn hơn là có một “thỏa thuận tồi”.
Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại lớn có thể phải mất cả thập kỷ mới đạt được sự nhất trí của hai bên. Các quan chức EU nói họ thậm chí sẽ không đàm phán về một mối quan hệ thương mại tương lai với Anh trừ phi các vấn đề khác được giải quyết.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói với đài tiếng nói nước này rằng châu Âu “sẽ cố gắng giữ những bất lợi đối với Anh ở mức thấp nhất có thể”. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Anh sẽ gặp khó khăn lớn nếu không đạt được thỏa thuận nào với EU sau khi không còn là thành viên của khối - một điều mà cả hai bên có lẽ đều không mong muốn.
Tuần trước, trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier, cũng cảnh báo về gián đoạn không lưu nghiêm trọng, thiếu xăng hạt nhân, và gián đoạn dòng chảy hàng hóa đi qua eo biển English Channel có thể xảy ra nếu đàm phán Anh-EU thất bại.
Một cuộc khảo sát do IHS Markit thực hiện mới đây cho thấy chỉ 29% hộ gia đình Anh được thăm dò ý kiến tin rằng Brexit sẽ tốt cho kinh tế Anh trong 10 năm tới. Tỷ lệ này đã sụt mạnh so với thời điểm tháng 7/2016, khi có 39% hộ gia đình Anh được hỏi tin rằng kinh tế nước này sẽ tốt lên nếu Anh rời EU.
Ngược lại, tỷ lệ hộ gia đình tin rằng triển vọng kinh tế Anh sẽ xấu đi trong 10 năm tới đã tăng lên 53%, từ 42% vào tháng 7 năm ngoái. 8% tin rằng triển vọng kinh tế Anh sẽ không bị ảnh hưởng bởi Brexit.
Cuối tuần vừa rồi, hàng chục nghìn người phản đối Brexit đã xuống đường tuần hành ở London, kêu gọi Anh tiếp tục ở lại trong EU.
Trao đổi với hãng tin BBC vào cuối tuần vừa rồi, ông Juncker nói rằng Anh sẽ phải trả số tiền khoảng 50 tỷ Bảng, tương đương 62,4 tỷ USD, nếu rời khỏi EU - hay còn gọi là Brexit.
Ông Juncker nói thêm con số chính xác về số tiền mà Anh phải trả cho EU sẽ “được tính toán một cách khoa học”.
Cảnh báo trên được ông Juncker đưa ra chỉ vài ngày trước khi Anh chính thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, tức bắt đầu quy trình đàm phán cho việc Anh rút khỏi EU. Theo dự kiến, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ là người chính thức khởi động quy trình kéo dài và phức tạp này vào ngày thứ Tư (29/3).
Quy mô của “hóa đơn Brexit” - số tiền mà Anh phải trả cho EU - được nhật định sẽ là một vấn đề gai góc trong quá trình đàm phán.
Theo quy định, các nước thành viên EU phải đóng góp vào ngân sách chung của khối. Ngân sách này được dùng để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, chương trình xã hội, nghiên cứu khoa học, và lương hưu cho các quan chức EU. Ngân sách của EU được đàm phán theo từng giai đoạn kéo dài nhiều năm, trong đó thỏa thuận ngân sách hiện tại có thời hạn đến năm 2020.
Những người ủng hộ Brexit vẫn thường lập luận rằng số tiền mỗi năm nước Anh nộp vào ngân sách EU nhiều hơn khoảng 10 tỷ Bảng, tương đương khoảng 12,5 tỷ USD, so với những gì mà nước này nhận được từ EU.
Trong khi đó, ông Juncker nói Anh phải tôn trọng cam kết ngân sách của mình. “Chính phủ và Quốc hội Anh đã có những cam kết nhất định như các thành viên EU khác, và những cam kết đó cần phải được tôn trọng. Đây không phải là một sự trừng phạt nhằm vào nước Anh”, ông Juncker phát biểu.
Một số chính trị gia Anh đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng London phải trả 50 tỷ Bảng cho Brexit. Cuộc đấu này, theo CNN Money, rút cục có thể sẽ được đưa đến tòa án.
Hồi tháng 1, bà May tuyên bố muốn đàm phán xóa bỏ hoàn toàn các ràng buộc với EU, và đồng thời đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại mới với khối này. Thủ tướng Anh cũng nói rõ rằng không có thỏa thuận nào còn hơn là có một “thỏa thuận tồi”.
Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại lớn có thể phải mất cả thập kỷ mới đạt được sự nhất trí của hai bên. Các quan chức EU nói họ thậm chí sẽ không đàm phán về một mối quan hệ thương mại tương lai với Anh trừ phi các vấn đề khác được giải quyết.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói với đài tiếng nói nước này rằng châu Âu “sẽ cố gắng giữ những bất lợi đối với Anh ở mức thấp nhất có thể”. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Anh sẽ gặp khó khăn lớn nếu không đạt được thỏa thuận nào với EU sau khi không còn là thành viên của khối - một điều mà cả hai bên có lẽ đều không mong muốn.
Tuần trước, trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier, cũng cảnh báo về gián đoạn không lưu nghiêm trọng, thiếu xăng hạt nhân, và gián đoạn dòng chảy hàng hóa đi qua eo biển English Channel có thể xảy ra nếu đàm phán Anh-EU thất bại.
Một cuộc khảo sát do IHS Markit thực hiện mới đây cho thấy chỉ 29% hộ gia đình Anh được thăm dò ý kiến tin rằng Brexit sẽ tốt cho kinh tế Anh trong 10 năm tới. Tỷ lệ này đã sụt mạnh so với thời điểm tháng 7/2016, khi có 39% hộ gia đình Anh được hỏi tin rằng kinh tế nước này sẽ tốt lên nếu Anh rời EU.
Ngược lại, tỷ lệ hộ gia đình tin rằng triển vọng kinh tế Anh sẽ xấu đi trong 10 năm tới đã tăng lên 53%, từ 42% vào tháng 7 năm ngoái. 8% tin rằng triển vọng kinh tế Anh sẽ không bị ảnh hưởng bởi Brexit.
Cuối tuần vừa rồi, hàng chục nghìn người phản đối Brexit đã xuống đường tuần hành ở London, kêu gọi Anh tiếp tục ở lại trong EU.