Nước Đức có thể hưởng lợi gì từ người nhập cư?
Đã nhiều năm, Nhật có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nhưng từ tháng 5 năm nay, vị trí số 1 đó đã thuộc về... nước Đức
Trong khi thế giới đang tranh cãi về việc châu Âu có nên tiếp nhận thêm người tị nạn hay không và nước Đức phải tiêu tốn bao nhiêu tiền để trợ cấp, lo nơi ăn chốn ở dậy tiếng và đào tạo nghề cho những người mới đến thì hôm 9/9, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã đưa ra một tuyên bố gây sốc.
Trả lời phóng viên AFP về vấn đề người tị nạn, ông nói: “Tôi tin chúng tôi sẽ có thể đón nhận khoảng nửa triệu người tị nạn/năm trong vài năm. Nước Đức giàu có hơn nên sẽ nhận nhiều người tị nạn hơn, không có gì để tranh cãi về điều đó”.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh rằng các nước châu Âu khác cần phải chia sẻ gánh nặng đón nhận người tị nạn với Đức. Việc chỉ có Đức và vài nước châu Âu khác đón nhận người tị nạn, theo ông là “không thể chấp nhận được”.
Hơn 100.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức trong tháng 8, và dự kiến năm nay tổng số lượng đơn xin tị nạn có thể lên đến 800.000, gấp 4 lần so với năm trước.
Cuối tuần trước, ngay cả sau khi hàng chục nghìn người đã đến Đức và dự kiến sẽ còn nhiều chục nghìn người nữa đang trên đường đến, Thủ tướng ĐứcAngela Merkel vẫn hối thúc Chính phủ chi thêm 6 tỷ euro cho ngân quỹ trung ương và các địa phương để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người tị nạn.
Bà khẳng định rằng, kể cả nước Đức có phải đón 800.000 người tị nạn thì Chính phủ cũng sẽ không cần phải tăng thuế, và thậm chí còn đưa ra cam kết không tăng thuế trước giới truyền thông Đức.
Một thống kê được hãng tin DW đăng tải cho thấy ở thời điểm năm 2013, trung bình mỗi năm nước Đức phải chi 12.500 Euro cho mỗi người tị nạn.
Nhưng, các chính trị gia cũng không phải không có lý do, khi họ “rộng rãi” với người nhập cư đến vậy.
Tại sao Đức cần nhập cư?
Đã nhiều năm, Nhật có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nhưng từ tháng 5 năm nay, vị trí số 1 đó đã thuộc về... nước Đức.
Số liệu của Viện Kinh tế quốc tế Hamburg cho thấy tại Đức, trong 5 năm qua, tính trung bình 1.000 người dân Đức thì chỉ có 8,2 đứa trẻ được sinh ra. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Nhật là 8,4 đứa trẻ/1.000 người dân.
Năm này qua năm khác, tỷ lệ sinh tại Đức vẫn không ngừng giảm, bất chấp các chính sách hỗ trợ sinh đẻ và nuôi con rất hào phòng của Chính phủ.
Tỷ lệ sinh thấp đồng nghĩa với đến năm 2030, tỷ lệ người Đức trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 65 tuổi) sẽ giảm từ 61% xuống 54%. Các chuyên gia còn tính toán rằng kể cả khi tuổi hưu được nâng lên mức 70 tuổi, thì nước Đức vẫn thiếu nhiều lao động.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, vào năm 2013, Đức đã áp dụng hệ thống “thẻ xanh” cho những công dân không thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nếu họ muốn sống và làm việc tại Đức.
Cũng giống như hệ thống thẻ xanh ở Mỹ, một người nhập cư sẽ được phép nộp hồ sơ xin cấp “thẻ xanh”, nếu người đó đã được một công ty nhận làm việc và ký hợp đồng lao động, có bằng đại học và có mức lương hàng năm tối thiểu 35.000 Euro.
Báo Der Spiegel của Đức đưa tin nửa đầu năm 2012, khoảng nửa triệu người nhập cư có bằng đại học đã đến Đức, con số cao nhất từ năm 1990.
Nhưng, con số này vẫn không đủ để bù đắp sự thiếu hụt lao động.
Nghiên cứu được thực hiện năm 2011 của Viện Nghiên cứu việc làm Nuremburg cho thấy với tình trạng nguồn cung lao động thấp như hiện tại, đến năm 2025, tổng số lượng người lao động Đức sẽ giảm 7 triệu.
Viện này ước tính, mỗi năm nước Đức cần thêm khoảng 400.000 lao động nhập cư.
Ngoài lợi ích về bổ sung cho lực lượng lao động, người nhập cư cũng mang đến cả lợi ích về thuế. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Châu Âu (ZEW) cho thấy trong năm 2012, số thuế mà 6,6 triệu người nước ngoài ở Đức đóng cho chính phủ cao hơn 22 tỷ Euro so với tổng số tiền trợ cấp mà chính phủ đã dành cho họ khi họ mới đến Đức. Trợ cấp trên bao gồm chi phí ăn ở, đào tạo, phúc lợi xã hội khác.
Thực tế khắc nghiệt
Dù Đức hiện là nước tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất châu Âu, nhưng tỷ lệ người nhập cư được tiếp nhận vào thị trường lao động lại rất thấp và tình trạng đó đã duy trì suốt nhiều thập kỷ.
Báo Der Spiegel đã đưa ra nhiều lý giải cho vấn đề này. Cụ thể, Luật Nhập cư của Đức còn nhiều bất cập, chưa theo sát những thay đổi mới trong cộng đồng người nhập cư ở nước này.
Để được phép làm việc, người nhập cư phải biết tiếng Đức và được đào tạo nghề. Nhưng trước hết họ chỉ có thể tham gia các khóa học tiếng miễn phí của Chính phủ nếu họ có tư cách lưu trú.
Sau khi được cho phép ở lại, để có tư cách lưu trú họ phải chờ ít nhất 9 tháng nếu họ cực kỳ may mắn, nhiều người phải chờ đến gần 2 năm.
Tư cách lưu trú nhiều khi chỉ có thời hạn trong 6 tháng hoặc 1 năm, người nhập cư gặp nhiều khó khăn, bởi giới chủ không thích tuyển những người không có tương lai rõ ràng ở Đức.
Hết thời hạn cư trú tạm thời, người nhập cư lại phải đi nộp hồ sơ để được xét đợt mới. Thời gian chờ đợi và đi lại quá lâu, các kỹ năng làm việc cũ của họ cũng mai một dần.
Ngoài ra, có một sự bất cân xứng giữa nhu cầu của Đức và cấu trúc nhân khẩu của người nhập cư. Thống kê cho thấy 32% người nhập cư dưới 18 tuổi - đối tượng này không thể làm việc ngay. Khoảng 50% thuộc độ tuổi lao động, nhưng trong số này chỉ 20% có bằng đại học.
Chỉ khoảng 30% người nhập cư là phụ nữ (chủ yếu không có học vấn và trình độ đại học) trong khi đó nước Đức lại cần nhiều lao động nữ có trình độ.
Trên thực tế đã có nhiều người nhập cư đã chờ đợi đến 4-5 năm mà không thể kiếm được việc làm và tiếp tục sống nhờ vào trợ cấp xã hội.
Trả lời phóng viên AFP về vấn đề người tị nạn, ông nói: “Tôi tin chúng tôi sẽ có thể đón nhận khoảng nửa triệu người tị nạn/năm trong vài năm. Nước Đức giàu có hơn nên sẽ nhận nhiều người tị nạn hơn, không có gì để tranh cãi về điều đó”.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh rằng các nước châu Âu khác cần phải chia sẻ gánh nặng đón nhận người tị nạn với Đức. Việc chỉ có Đức và vài nước châu Âu khác đón nhận người tị nạn, theo ông là “không thể chấp nhận được”.
Hơn 100.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức trong tháng 8, và dự kiến năm nay tổng số lượng đơn xin tị nạn có thể lên đến 800.000, gấp 4 lần so với năm trước.
Cuối tuần trước, ngay cả sau khi hàng chục nghìn người đã đến Đức và dự kiến sẽ còn nhiều chục nghìn người nữa đang trên đường đến, Thủ tướng ĐứcAngela Merkel vẫn hối thúc Chính phủ chi thêm 6 tỷ euro cho ngân quỹ trung ương và các địa phương để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người tị nạn.
Bà khẳng định rằng, kể cả nước Đức có phải đón 800.000 người tị nạn thì Chính phủ cũng sẽ không cần phải tăng thuế, và thậm chí còn đưa ra cam kết không tăng thuế trước giới truyền thông Đức.
Một thống kê được hãng tin DW đăng tải cho thấy ở thời điểm năm 2013, trung bình mỗi năm nước Đức phải chi 12.500 Euro cho mỗi người tị nạn.
Nhưng, các chính trị gia cũng không phải không có lý do, khi họ “rộng rãi” với người nhập cư đến vậy.
Tại sao Đức cần nhập cư?
Đã nhiều năm, Nhật có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Nhưng từ tháng 5 năm nay, vị trí số 1 đó đã thuộc về... nước Đức.
Số liệu của Viện Kinh tế quốc tế Hamburg cho thấy tại Đức, trong 5 năm qua, tính trung bình 1.000 người dân Đức thì chỉ có 8,2 đứa trẻ được sinh ra. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Nhật là 8,4 đứa trẻ/1.000 người dân.
Năm này qua năm khác, tỷ lệ sinh tại Đức vẫn không ngừng giảm, bất chấp các chính sách hỗ trợ sinh đẻ và nuôi con rất hào phòng của Chính phủ.
Tỷ lệ sinh thấp đồng nghĩa với đến năm 2030, tỷ lệ người Đức trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 65 tuổi) sẽ giảm từ 61% xuống 54%. Các chuyên gia còn tính toán rằng kể cả khi tuổi hưu được nâng lên mức 70 tuổi, thì nước Đức vẫn thiếu nhiều lao động.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, vào năm 2013, Đức đã áp dụng hệ thống “thẻ xanh” cho những công dân không thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nếu họ muốn sống và làm việc tại Đức.
Cũng giống như hệ thống thẻ xanh ở Mỹ, một người nhập cư sẽ được phép nộp hồ sơ xin cấp “thẻ xanh”, nếu người đó đã được một công ty nhận làm việc và ký hợp đồng lao động, có bằng đại học và có mức lương hàng năm tối thiểu 35.000 Euro.
Báo Der Spiegel của Đức đưa tin nửa đầu năm 2012, khoảng nửa triệu người nhập cư có bằng đại học đã đến Đức, con số cao nhất từ năm 1990.
Nhưng, con số này vẫn không đủ để bù đắp sự thiếu hụt lao động.
Nghiên cứu được thực hiện năm 2011 của Viện Nghiên cứu việc làm Nuremburg cho thấy với tình trạng nguồn cung lao động thấp như hiện tại, đến năm 2025, tổng số lượng người lao động Đức sẽ giảm 7 triệu.
Viện này ước tính, mỗi năm nước Đức cần thêm khoảng 400.000 lao động nhập cư.
Ngoài lợi ích về bổ sung cho lực lượng lao động, người nhập cư cũng mang đến cả lợi ích về thuế. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Châu Âu (ZEW) cho thấy trong năm 2012, số thuế mà 6,6 triệu người nước ngoài ở Đức đóng cho chính phủ cao hơn 22 tỷ Euro so với tổng số tiền trợ cấp mà chính phủ đã dành cho họ khi họ mới đến Đức. Trợ cấp trên bao gồm chi phí ăn ở, đào tạo, phúc lợi xã hội khác.
Thực tế khắc nghiệt
Dù Đức hiện là nước tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất châu Âu, nhưng tỷ lệ người nhập cư được tiếp nhận vào thị trường lao động lại rất thấp và tình trạng đó đã duy trì suốt nhiều thập kỷ.
Báo Der Spiegel đã đưa ra nhiều lý giải cho vấn đề này. Cụ thể, Luật Nhập cư của Đức còn nhiều bất cập, chưa theo sát những thay đổi mới trong cộng đồng người nhập cư ở nước này.
Để được phép làm việc, người nhập cư phải biết tiếng Đức và được đào tạo nghề. Nhưng trước hết họ chỉ có thể tham gia các khóa học tiếng miễn phí của Chính phủ nếu họ có tư cách lưu trú.
Sau khi được cho phép ở lại, để có tư cách lưu trú họ phải chờ ít nhất 9 tháng nếu họ cực kỳ may mắn, nhiều người phải chờ đến gần 2 năm.
Tư cách lưu trú nhiều khi chỉ có thời hạn trong 6 tháng hoặc 1 năm, người nhập cư gặp nhiều khó khăn, bởi giới chủ không thích tuyển những người không có tương lai rõ ràng ở Đức.
Hết thời hạn cư trú tạm thời, người nhập cư lại phải đi nộp hồ sơ để được xét đợt mới. Thời gian chờ đợi và đi lại quá lâu, các kỹ năng làm việc cũ của họ cũng mai một dần.
Ngoài ra, có một sự bất cân xứng giữa nhu cầu của Đức và cấu trúc nhân khẩu của người nhập cư. Thống kê cho thấy 32% người nhập cư dưới 18 tuổi - đối tượng này không thể làm việc ngay. Khoảng 50% thuộc độ tuổi lao động, nhưng trong số này chỉ 20% có bằng đại học.
Chỉ khoảng 30% người nhập cư là phụ nữ (chủ yếu không có học vấn và trình độ đại học) trong khi đó nước Đức lại cần nhiều lao động nữ có trình độ.
Trên thực tế đã có nhiều người nhập cư đã chờ đợi đến 4-5 năm mà không thể kiếm được việc làm và tiếp tục sống nhờ vào trợ cấp xã hội.