Sữa gây sỏi thận có tại Việt Nam
Loại sữa có trong danh mục thu hồi do chứa chất gây sỏi thận tại Trung Quốc đã được bán cho người tiêu dùng Việt Nam
Gần 53.000 trẻ bị ốm do uống sữa nhiễm hoá chất ở Trung Quốc đã khiến cho các ngành chức năng Việt Nam phải vào cuộc với các loại sản phẩm sữa từ lâu bỏ ngỏ.
Thật bất ngờ, chỉ sau một tuần thanh tra trên toàn quốc đã phát hiện rất nhiều loại sữa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cũng khá nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói các loại sữa bột không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, đã phát hiện 307 lít sữa tươi Pure của Công ty YiLi - loại sữa có trong danh mục thu hồi do nghi chứa chất gây sỏi thận tại Trung Quốc - đã được bán cho người tiêu dùng qua Công ty Kim Ấn, nhà phân phối sữa YiLi tại Tp.HCM. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi xét nghiệm trong khi nhà phân phối ráo riết thu hồi sản phẩm.
Thu hồi, niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm
Theo bà Phan Thị Túy Vân, Giám đốc Công ty Kim Ấn, nhà phân phối sữa YiLi, có tất cả 125 cửa hàng lớn nhỏ tại thành phố được công ty này ký gửi sản phẩm, phần lớn tập trung tại các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận 11, quận 10. Công ty đã nhập về tổng lô hàng gồm 1.484 thùng, loại sữa tươi tiệt trùng do Công ty Inner Mongolia YiLi Industrial Group, Trung Quốc sản xuất.
Lô hàng này rời cảng Xiang Trung Quốc ngày 1/7 và nhập vào kho Công ty Kim Ấn ngày 19/8. Công ty chính thức đưa ra thị trường từ ngày 5/9 nhưng do nhãn hiệu còn quá mới nên các chủ cửa hàng chỉ nhận vào với số lượng nhỏ để bán thử. Giá bán lẻ mỗi hộp loại 1 lít là 25.000 đồng.
Theo xác nhận của bà Vân, Công ty Kim Ấn đang khẩn trương thu hồi, niêm phong số sữa đã phân phối ra 125 đại lý trên toàn thành phố. Hiện vẫn còn 19 hộp chưa thu hồi được do chủ đại lý đóng cửa, nghỉ bán. Tuy nhiên đã có tổng cộng 307 hộp (25 thùng, 7 hộp) sữa có chất gây sạn thận này đã được tiêu thụ.
Công ty Kim Ấn có đầy đủ các thủ tục hành chính trong việc kinh doanh cũng như giấy phép nhập khẩu lô sữa Trung Quốc nêu trên. Kim Ấn là cty duy nhất tại Việt Nam nhập sữa của YiLi để tiêu thụ và đây cũng là lô hàng đầu tiên của YiLi đến Việt Nam.
Theo Phó chánh thanh tra Sở Y tế Tp.HCM, ông Phạm Kim Bình, toàn bộ lô sữa YiLi tại kho chứa của Công ty Kim Ấn đã được niêm phong và yêu cầu Công ty nhanh chóng thu hồi lượng sữa còn lại trên thị trường và lấy mẫu để xét nghiệm melamine.
Melamine được chiết xuất từ than đá, là hóa chất công nghiệp được dùng phổ biến trong quá trình sản xuất nhựa, phân bón, vải chống cháy, thuốc nhuộm và nhiều sản phẩm gia dụng. Nguyên tố chủ yếu trong thành phần cấu tạo của nó là nitơ (chiếm 66%).
Tuy không có giá trị dinh dưỡng, song nó có thể được cho vào sữa nguyên liệu để tăng hàm lượng protein, bởi các phương pháp đánh giá hàm lượng protein trong sữa thường dựa vào tỷ lệ nitơ trong sản phẩm. Các chuyên gia khẳng định cấu tạo hóa học của melamine khiến nó dễ dàng qua mặt các thiết bị phân tích. Khi vào cơ thể, melamine gây sỏi thận và vôi hóa ống tiết niệu. Vì thế, những sản phẩm từ sữa bột chứa melamine như sữa chua, kem... có thể gây bệnh.
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Bộ Y tế coi vụ bê bối sữa bột ở Trung Quốc là một vấn đề quan trọng, nghiêm túc cần được xem xét trên cơ sở khoa học và những kết quả khách quan. Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế đang tham khảo những ý kiến tư vấn liên ngành và sẽ làm việc với các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương để bàn về việc kiểm soát sữa kém chất lượng qua đường nhập khẩu.
Hiện Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đang ráo riết lấy mẫu tất cả các loại sữa không nhãn mác và nhập ngoại khác để kiểm tra. Bộ cũng đã gửi công điện tới các tỉnh yêu cầu kiểm tra các sản phẩm sữa tại địa phương. Kết quả toàn diện sẽ sớm được công bố.
Quản lý lưu hành, nhập khẩu, kinh doanh sữa
Sau một tuần kiểm tra các loại sữa trên địa bàn, quản lý thị trường Tp.HCM đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói các loại sữa bột không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, với “công nghệ” sản xuất sữa chỉ là đổ nguyên liệu từ bao 25 kg vào máng trộn cùng một số loại phụ gia không rõ nguồn gốc rồi đưa vào đóng gói.
Đứng trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị chỉ đạo Sở Y tế, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nguồn cung ứng các sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa trên thị trường của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tại địa phương từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, đặc biệt chú trọng đến sản phẩm sữa và nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đình chỉ lưu hành tất cả các sản phẩm sữa và nguyên liệu sữa không có bao bì, nhãn mác theo quy định.
Sở Y tế phối hợp với các đơn vị kỹ thuật của trung ương và địa phương trên địa bàn để lấy mẫu định tính melamine trong sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa sản xuất trong nước và nhập khẩu; phân loại có melamine hay không có melamine, báo cáo về Bộ Y tế ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm.
Công bố danh sách 22 công ty sữa của Trung Quốc qua kiểm tra mẫu có chứa chất melamine rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẩn trương rà soát lại toàn bộ các hồ sơ lưu liên quan đến việc cấp phép lưu hành cho sản phẩm sữa, bột làm kem, làm bánh nhập khẩu, qua đó xác định có hay không sản phẩm thuộc các cty được khuyến cáo có sữa nhiễm melamine.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết thêm, Bộ Y tế sẽ có biện pháp quản lý việc lưu hành sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong đợt này, Bộ Y tế sẽ kiểm tra chặt chẽ từ các nhà sản xuất trong nước, các đơn vị nhập khẩu (đặc biệt sữa từ Trung Quốc); thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả các loại sữa Trung Quốc đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Bộ này cũng sẽ có biện pháp quản lý việc lưu hành toàn bộ sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thật bất ngờ, chỉ sau một tuần thanh tra trên toàn quốc đã phát hiện rất nhiều loại sữa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cũng khá nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói các loại sữa bột không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, đã phát hiện 307 lít sữa tươi Pure của Công ty YiLi - loại sữa có trong danh mục thu hồi do nghi chứa chất gây sỏi thận tại Trung Quốc - đã được bán cho người tiêu dùng qua Công ty Kim Ấn, nhà phân phối sữa YiLi tại Tp.HCM. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi xét nghiệm trong khi nhà phân phối ráo riết thu hồi sản phẩm.
Thu hồi, niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm
Theo bà Phan Thị Túy Vân, Giám đốc Công ty Kim Ấn, nhà phân phối sữa YiLi, có tất cả 125 cửa hàng lớn nhỏ tại thành phố được công ty này ký gửi sản phẩm, phần lớn tập trung tại các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận 11, quận 10. Công ty đã nhập về tổng lô hàng gồm 1.484 thùng, loại sữa tươi tiệt trùng do Công ty Inner Mongolia YiLi Industrial Group, Trung Quốc sản xuất.
Lô hàng này rời cảng Xiang Trung Quốc ngày 1/7 và nhập vào kho Công ty Kim Ấn ngày 19/8. Công ty chính thức đưa ra thị trường từ ngày 5/9 nhưng do nhãn hiệu còn quá mới nên các chủ cửa hàng chỉ nhận vào với số lượng nhỏ để bán thử. Giá bán lẻ mỗi hộp loại 1 lít là 25.000 đồng.
Theo xác nhận của bà Vân, Công ty Kim Ấn đang khẩn trương thu hồi, niêm phong số sữa đã phân phối ra 125 đại lý trên toàn thành phố. Hiện vẫn còn 19 hộp chưa thu hồi được do chủ đại lý đóng cửa, nghỉ bán. Tuy nhiên đã có tổng cộng 307 hộp (25 thùng, 7 hộp) sữa có chất gây sạn thận này đã được tiêu thụ.
Công ty Kim Ấn có đầy đủ các thủ tục hành chính trong việc kinh doanh cũng như giấy phép nhập khẩu lô sữa Trung Quốc nêu trên. Kim Ấn là cty duy nhất tại Việt Nam nhập sữa của YiLi để tiêu thụ và đây cũng là lô hàng đầu tiên của YiLi đến Việt Nam.
Theo Phó chánh thanh tra Sở Y tế Tp.HCM, ông Phạm Kim Bình, toàn bộ lô sữa YiLi tại kho chứa của Công ty Kim Ấn đã được niêm phong và yêu cầu Công ty nhanh chóng thu hồi lượng sữa còn lại trên thị trường và lấy mẫu để xét nghiệm melamine.
Melamine được chiết xuất từ than đá, là hóa chất công nghiệp được dùng phổ biến trong quá trình sản xuất nhựa, phân bón, vải chống cháy, thuốc nhuộm và nhiều sản phẩm gia dụng. Nguyên tố chủ yếu trong thành phần cấu tạo của nó là nitơ (chiếm 66%).
Tuy không có giá trị dinh dưỡng, song nó có thể được cho vào sữa nguyên liệu để tăng hàm lượng protein, bởi các phương pháp đánh giá hàm lượng protein trong sữa thường dựa vào tỷ lệ nitơ trong sản phẩm. Các chuyên gia khẳng định cấu tạo hóa học của melamine khiến nó dễ dàng qua mặt các thiết bị phân tích. Khi vào cơ thể, melamine gây sỏi thận và vôi hóa ống tiết niệu. Vì thế, những sản phẩm từ sữa bột chứa melamine như sữa chua, kem... có thể gây bệnh.
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Bộ Y tế coi vụ bê bối sữa bột ở Trung Quốc là một vấn đề quan trọng, nghiêm túc cần được xem xét trên cơ sở khoa học và những kết quả khách quan. Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế đang tham khảo những ý kiến tư vấn liên ngành và sẽ làm việc với các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương để bàn về việc kiểm soát sữa kém chất lượng qua đường nhập khẩu.
Hiện Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đang ráo riết lấy mẫu tất cả các loại sữa không nhãn mác và nhập ngoại khác để kiểm tra. Bộ cũng đã gửi công điện tới các tỉnh yêu cầu kiểm tra các sản phẩm sữa tại địa phương. Kết quả toàn diện sẽ sớm được công bố.
Quản lý lưu hành, nhập khẩu, kinh doanh sữa
Sau một tuần kiểm tra các loại sữa trên địa bàn, quản lý thị trường Tp.HCM đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói các loại sữa bột không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, với “công nghệ” sản xuất sữa chỉ là đổ nguyên liệu từ bao 25 kg vào máng trộn cùng một số loại phụ gia không rõ nguồn gốc rồi đưa vào đóng gói.
Đứng trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị chỉ đạo Sở Y tế, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nguồn cung ứng các sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa trên thị trường của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tại địa phương từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, đặc biệt chú trọng đến sản phẩm sữa và nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đình chỉ lưu hành tất cả các sản phẩm sữa và nguyên liệu sữa không có bao bì, nhãn mác theo quy định.
Sở Y tế phối hợp với các đơn vị kỹ thuật của trung ương và địa phương trên địa bàn để lấy mẫu định tính melamine trong sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa sản xuất trong nước và nhập khẩu; phân loại có melamine hay không có melamine, báo cáo về Bộ Y tế ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm.
Công bố danh sách 22 công ty sữa của Trung Quốc qua kiểm tra mẫu có chứa chất melamine rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẩn trương rà soát lại toàn bộ các hồ sơ lưu liên quan đến việc cấp phép lưu hành cho sản phẩm sữa, bột làm kem, làm bánh nhập khẩu, qua đó xác định có hay không sản phẩm thuộc các cty được khuyến cáo có sữa nhiễm melamine.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết thêm, Bộ Y tế sẽ có biện pháp quản lý việc lưu hành sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong đợt này, Bộ Y tế sẽ kiểm tra chặt chẽ từ các nhà sản xuất trong nước, các đơn vị nhập khẩu (đặc biệt sữa từ Trung Quốc); thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả các loại sữa Trung Quốc đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Bộ này cũng sẽ có biện pháp quản lý việc lưu hành toàn bộ sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu từ Trung Quốc.