Nuôi quân ba năm, dụng quân một giờ
Về hưu, ông Hoàng Văn Lộc mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở công ty ứng cứu sự cố tràn dầu
Không như những người khác về hưu là dành quãng thời gian còn lại để trở về với chính mình và được sum vầy với những người thân trong gia đình, ông Hoàng Văn Lộc lại chọn cách mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở Công ty Đại Minh chuyên ứng cứu sự cố tràn dầu.
Tuy nhiên, trong thực tế nguồn thu từ hoạt động cứu hộ không đủ “nuôi quân” đã khiến ông giám đốc phải vất vả ngược xuôi suốt sáu năm nay và có lúc tưởng chừng phải buông xuôi…
Quy trình 24/24, 7/7 và 365/365
Khoảng 15 giờ, ngày 15/5/2007, nhận được tin báo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM về vụ tai nạn giao thông đường thủy do đụng nhau giữa tàu Hoàng Đạt 36 và tàu Gas Shanghai, tại khu vực cảng Lotus, quận 7, Tp.HCM, chưa đầy 30 phút sau, từ “đại bản doanh” đóng ở khu vực cảng Cát Lái, quận 2, lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty TNHH Đại Minh đã có mặt tại hiện trường.
Theo ông Hoàng Văn Lộc, Giám đốc công ty, sở dĩ lực lượng cứu hộ triển khai nhanh đội hình và kịp thời có mặt tại nơi xảy ra tai nạn là do Đại Minh áp dụng quy trình ứng cứu “24/24 giờ, 7/7 ngày và 365/365 ngày”.
Thứ nhất, lực lượng cứu hộ gần 30 nhân viên được chia thành các tổ trực có mặt tại “đại bản doanh” trong tư thế sẵn sàng 24/24 giờ suốt tuần và duy trì quanh năm. Để tham gia vào lực lượng cứu hộ các nhân viên phải cam kết không sử dụng bia rượu, thuốc lá trong giờ làm việc.
Thứ hai, đội tàu ứng phó sự cố tràn dầu luôn luôn được bố trí ở vị trí gần giữa sông, không có cầu cảng để khi cần có thể nhổ neo ngay, không bị ảnh hưởng của thủy triều. Hơn nữa đội tàu cứu hộ còn được trang bị máy phát điện để có thể phát huy tối đa khả năng cứu hộ…
“Nếu tàu cứu hộ neo vào cầu cảng, trang thiết bị cứu hộ cất vào kho, sau giờ làm việc lực lượng cứu hộ ai về nhà nấy thì khi có tai nạn giao thông đường thủy xảy ra, gây tràn dầu gặp lúc nước ròng làm sao kịp tập trung đội hình, tàu cứu hộ để xuất phát?”, ông Lộc đặt vấn đề.
Theo ông Đoàn Thanh Cường, Phó giám đốc phụ trách tàu thuyền của Đại Minh, trong 25 ngày qua (từ 15/5 đến 9/6/2007), lực lượng cứu hộ đã thu gom được khoảng 5.000 lít dầu tại khu vực cảng Lotus. Đó không phải là vụ ứng cứu duy nhất mà công ty đã thực hiện trong suốt sáu năm nay.
Về hưu để bắt đầu
Không như những người khác về hưu là dành quãng thời gian còn lại để trở về với chính mình và được sum vầy với những người thân trong gia đình, ông Hoàng Văn Lộc lại chọn cách mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở công ty ứng cứu sự cố tràn dầu.
Năm 2000, thế chấp căn nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, được 2 tỉ đồng nhưng ông Lộc (lúc đó đã 63 tuổi) cảm thấy số tiền đó chưa đủ để mua trang thiết bị và 10 tàu cứu hộ… nên ông vay thêm người thân 2 tỉ nữa.
Từ kinh nghiệm làm việc trên biển cả trước đây ở Công ty Cứu hộ Hàng Hải, ông Lộc quyết định đầu tư sắm tàu cứu hộ loại nhỏ và vừa để có thể di chuyển thuận tiện trên hệ thống sông, kênh rạch ở lưu vực sông Sài Gòn - Nhà Bè - Đồng Nai.
Tuy là công ty tư nhân duy nhất ở Tp.HCM hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ sự cố tràn dầu nhưng Đại Minh đặt lên hàng đầu ba tiêu chí: cứu người (cứu nạn), cứu của cải, vật chất (cứu hộ) và cứu môi trường (ứng cứu tràn dầu).
Ông Nguyễn Đức Huỳnh, Giám đốc Trung tâm An toàn và Môi trường dầu khí (thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) cho rằng công việc mà Công ty Đại Minh đang thực hiện rất có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thiệt hại môi trường không chỉ ở Tp.HCM.
“Mục tiêu đặt ra là như vậy, tuy nhiên trong suốt sáu năm qua những vụ tai nạn giao thông đường thủy hay ứng cứu sự cố tràn dầu mà Đại Minh đã tham gia ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ cũng chưa quá con số mười bởi không phải lúc nào cũng xảy ra tai nạn và tràn dầu để ứng cứu”, ông Lộc cho biết.
Doanh thu không đạt như mong muốn, tiền lãi ngân hàng mỗi tháng phải trả vài chục triệu đồng, trong tình cảnh đó Đại Minh chỉ biết “khéo co thì ấm”. Để rèn quân và truyền ngọn lửa yêu nghề bảo vệ môi trường cho nhân viên, đã sáu năm nay ông giám đốc dành đến hai phần ba thời gian sống tại “đại bản doanh”.
Chưa đủ, ông Lộc và các thành viên lãnh đạo công ty còn bươn chải, tìm việc làm thêm như bảo vệ hiện trường cho các tàu sang mạn dầu từ tàu này sang tàu kia, để có kinh phí trả lương nhân viên. Cho đến bây giờ số tiền gốc mà Đại Minh vay ngân hàng vẫn chưa trả được, tuổi của ông giám đốc thì ngày càng cao nhưng Đại Minh đã xây dựng được một thế hệ kế thừa.
Tuy nhiên, trong thực tế nguồn thu từ hoạt động cứu hộ không đủ “nuôi quân” đã khiến ông giám đốc phải vất vả ngược xuôi suốt sáu năm nay và có lúc tưởng chừng phải buông xuôi…
Quy trình 24/24, 7/7 và 365/365
Khoảng 15 giờ, ngày 15/5/2007, nhận được tin báo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM về vụ tai nạn giao thông đường thủy do đụng nhau giữa tàu Hoàng Đạt 36 và tàu Gas Shanghai, tại khu vực cảng Lotus, quận 7, Tp.HCM, chưa đầy 30 phút sau, từ “đại bản doanh” đóng ở khu vực cảng Cát Lái, quận 2, lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty TNHH Đại Minh đã có mặt tại hiện trường.
Theo ông Hoàng Văn Lộc, Giám đốc công ty, sở dĩ lực lượng cứu hộ triển khai nhanh đội hình và kịp thời có mặt tại nơi xảy ra tai nạn là do Đại Minh áp dụng quy trình ứng cứu “24/24 giờ, 7/7 ngày và 365/365 ngày”.
Thứ nhất, lực lượng cứu hộ gần 30 nhân viên được chia thành các tổ trực có mặt tại “đại bản doanh” trong tư thế sẵn sàng 24/24 giờ suốt tuần và duy trì quanh năm. Để tham gia vào lực lượng cứu hộ các nhân viên phải cam kết không sử dụng bia rượu, thuốc lá trong giờ làm việc.
Thứ hai, đội tàu ứng phó sự cố tràn dầu luôn luôn được bố trí ở vị trí gần giữa sông, không có cầu cảng để khi cần có thể nhổ neo ngay, không bị ảnh hưởng của thủy triều. Hơn nữa đội tàu cứu hộ còn được trang bị máy phát điện để có thể phát huy tối đa khả năng cứu hộ…
“Nếu tàu cứu hộ neo vào cầu cảng, trang thiết bị cứu hộ cất vào kho, sau giờ làm việc lực lượng cứu hộ ai về nhà nấy thì khi có tai nạn giao thông đường thủy xảy ra, gây tràn dầu gặp lúc nước ròng làm sao kịp tập trung đội hình, tàu cứu hộ để xuất phát?”, ông Lộc đặt vấn đề.
Theo ông Đoàn Thanh Cường, Phó giám đốc phụ trách tàu thuyền của Đại Minh, trong 25 ngày qua (từ 15/5 đến 9/6/2007), lực lượng cứu hộ đã thu gom được khoảng 5.000 lít dầu tại khu vực cảng Lotus. Đó không phải là vụ ứng cứu duy nhất mà công ty đã thực hiện trong suốt sáu năm nay.
Về hưu để bắt đầu
Không như những người khác về hưu là dành quãng thời gian còn lại để trở về với chính mình và được sum vầy với những người thân trong gia đình, ông Hoàng Văn Lộc lại chọn cách mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở công ty ứng cứu sự cố tràn dầu.
Năm 2000, thế chấp căn nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, được 2 tỉ đồng nhưng ông Lộc (lúc đó đã 63 tuổi) cảm thấy số tiền đó chưa đủ để mua trang thiết bị và 10 tàu cứu hộ… nên ông vay thêm người thân 2 tỉ nữa.
Từ kinh nghiệm làm việc trên biển cả trước đây ở Công ty Cứu hộ Hàng Hải, ông Lộc quyết định đầu tư sắm tàu cứu hộ loại nhỏ và vừa để có thể di chuyển thuận tiện trên hệ thống sông, kênh rạch ở lưu vực sông Sài Gòn - Nhà Bè - Đồng Nai.
Tuy là công ty tư nhân duy nhất ở Tp.HCM hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ sự cố tràn dầu nhưng Đại Minh đặt lên hàng đầu ba tiêu chí: cứu người (cứu nạn), cứu của cải, vật chất (cứu hộ) và cứu môi trường (ứng cứu tràn dầu).
Ông Nguyễn Đức Huỳnh, Giám đốc Trung tâm An toàn và Môi trường dầu khí (thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) cho rằng công việc mà Công ty Đại Minh đang thực hiện rất có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thiệt hại môi trường không chỉ ở Tp.HCM.
“Mục tiêu đặt ra là như vậy, tuy nhiên trong suốt sáu năm qua những vụ tai nạn giao thông đường thủy hay ứng cứu sự cố tràn dầu mà Đại Minh đã tham gia ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ cũng chưa quá con số mười bởi không phải lúc nào cũng xảy ra tai nạn và tràn dầu để ứng cứu”, ông Lộc cho biết.
Doanh thu không đạt như mong muốn, tiền lãi ngân hàng mỗi tháng phải trả vài chục triệu đồng, trong tình cảnh đó Đại Minh chỉ biết “khéo co thì ấm”. Để rèn quân và truyền ngọn lửa yêu nghề bảo vệ môi trường cho nhân viên, đã sáu năm nay ông giám đốc dành đến hai phần ba thời gian sống tại “đại bản doanh”.
Chưa đủ, ông Lộc và các thành viên lãnh đạo công ty còn bươn chải, tìm việc làm thêm như bảo vệ hiện trường cho các tàu sang mạn dầu từ tàu này sang tàu kia, để có kinh phí trả lương nhân viên. Cho đến bây giờ số tiền gốc mà Đại Minh vay ngân hàng vẫn chưa trả được, tuổi của ông giám đốc thì ngày càng cao nhưng Đại Minh đã xây dựng được một thế hệ kế thừa.