Obama quyết tăng thuế với nhà giàu Mỹ
Tổng thống Mỹ cho rằng, tăng thuế với người giàu là biện pháp sống còn để ngăn chặn vực thẳm ngân sách
Sáng sớm ngày 15/11 (theo giờ Việt Nam), phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ ưu tiên hàng đầu việc hồi phục nền kinh tế đang gặp khó khăn hiện nay.
Tổng thống Barack Obama đã mở đầu cuộc họp báo đầu tiên của ông bằng tuyên bố sẽ hợp tác cùng với các nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ để giải quyết cái gọi là "vực thẳm ngân sách" và thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ,
"Hiện thời nền kinh tế của chúng ta vẫn đang hồi phục từ cuộc khủng hoảng sâu sắc, vì thế ưu tiên hàng đầu của chúng ta là tạo dựng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng", Obama tuyên bố. "Hai đảng có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức ngân sách theo cách cân bằng và có trách nhiệm", Tổng thống Mỹ cho biết thêm.
Tổng thống Obama nói nước Mỹ đang đứng trước một thời hạn chót rõ rệt để đưa ra các quyết định quan trọng về kinh tế và giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách. Ông có ý muốn đề cập tới cái gọi là “vực thẳm ngân sách" sẽ xuất hiện từ đầu năm tới, khi các biện pháp tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công chính thức có hiệu lực.
Ông Obama khẳng định sẽ tăng thuế với những người giàu nhất nước Mỹ. Tổng thống tuyên bố sẵn sàng thỏa hiệp, nhưng tăng thuế với những người giàu là biện pháp sống còn để ngăn tăng thuế tự động và cắt giảm chi tiêu vào cuối năm. Obama không đồng ý tăng thuế với các hộ gia đình có thu nhập chưa tới 250.000 USD một năm.
Obama khẳng định sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tất cả, nếu như "các đồng nghiệp Cộng hòa hay một số nghị sỹ Dân chủ có ý tưởng giúp chúng ta tăng thu nhập, duy trì sự thịnh vượng, đảm bảo tầng lớp trung lưu không bị tác động, giảm thâm hụt ngân sách, khuyến khích tăng trưởng". "Tôi sẽ không đóng sầm cửa trước mặt họ", ông nói.
Bên cạnh trọng tâm kinh tế Mỹ, trong cuộc họp báo đầu tiên, ông Obama cũng nêu quan điểm về các vấn đề như chương trình hạt nhân của Iran, khả năng hợp tác cùng với đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney, vấn đề thay đổi khí hậu và cả thông tin liên quan tới vụ bê bối tình ái khiến Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ mất chức.
Về vấn đề ông Mitt Romney, Tổng thống tái đắc cử nói chưa có dự định gì. "Tôi nghĩ tất cả mọi người đều cần nghỉ ngơi. Tôi chắc chắn rằng ngài cựu Thống đốc Romney sẽ cần một khoảng thời gian với gia đình ông ấy. Và tôi hy vọng rằng, trước khi hết năm, chúng tôi sẽ có một dịp cùng ngồi xuống và nói chuyện", ông Obama cho hay.
Về Syria, ông Obama cho biết Mỹ phấn khích với việc một liên minh đối lập mới được thành lập ở Syria, song chưa sẵn sàng công nhận đó là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria. "Chúng tôi chưa sẵn sàng công nhận đó như là một dạng chính phủ lưu vong, song chúng tôi nghĩ đó là một nhóm đại diện rộng rãi", ông nói.
Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại rằng một số "phần tử cực đoan đã trà trộn vào lực lượng đối lập này", đồng thời khẳng định Mỹ chưa xem xét cấp vũ khí cho lực lượng đối lập do lo ngại chúng có thể rơi vào tay các phần tử cực đoan.
Liên quan tới những nỗ lực kiềm chế tham vọng phát triển hạt nhân của Iran, Tổng thống tái đắc cử Barack Obama cho biết, ông tin rằng "vẫn còn thời gian để giải quyết vấn đề này bằng những biện pháp ngoại giao". Ông cũng nêu quan điểm, nên có một hướng đi để Chính phủ Iran có được năng lượng hạt nhân một cách hòa bình.
Căng thẳng nhất trong cuộc họp báo sớm nay là việc Tổng thống Obama chỉ trích các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa công kích Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice. Ông lên tiếng bảo vệ nữ Đại sứ Mỹ khi nói bà Rice đã làm việc hết sức mẫu mực, thể hiện sự khéo léo, tài năng, sự bền bỉ và sự uyển chuyển trong công việc.
Bà Rice bị chỉ trích sau khi phát biểu vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi ngày 11/9 bắt nguồn từ một vụ biểu tình tự phát chống bộ phim phỉ báng đạo Hồi. Hôm 14/11 Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói trên kênh Fox News rằng "sẽ làm mọi điều trong khả năng, ngăn bà Rice trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ".
Tổng thống Barack Obama đã mở đầu cuộc họp báo đầu tiên của ông bằng tuyên bố sẽ hợp tác cùng với các nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ để giải quyết cái gọi là "vực thẳm ngân sách" và thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ,
"Hiện thời nền kinh tế của chúng ta vẫn đang hồi phục từ cuộc khủng hoảng sâu sắc, vì thế ưu tiên hàng đầu của chúng ta là tạo dựng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng", Obama tuyên bố. "Hai đảng có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức ngân sách theo cách cân bằng và có trách nhiệm", Tổng thống Mỹ cho biết thêm.
Tổng thống Obama nói nước Mỹ đang đứng trước một thời hạn chót rõ rệt để đưa ra các quyết định quan trọng về kinh tế và giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách. Ông có ý muốn đề cập tới cái gọi là “vực thẳm ngân sách" sẽ xuất hiện từ đầu năm tới, khi các biện pháp tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công chính thức có hiệu lực.
Ông Obama khẳng định sẽ tăng thuế với những người giàu nhất nước Mỹ. Tổng thống tuyên bố sẵn sàng thỏa hiệp, nhưng tăng thuế với những người giàu là biện pháp sống còn để ngăn tăng thuế tự động và cắt giảm chi tiêu vào cuối năm. Obama không đồng ý tăng thuế với các hộ gia đình có thu nhập chưa tới 250.000 USD một năm.
Obama khẳng định sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tất cả, nếu như "các đồng nghiệp Cộng hòa hay một số nghị sỹ Dân chủ có ý tưởng giúp chúng ta tăng thu nhập, duy trì sự thịnh vượng, đảm bảo tầng lớp trung lưu không bị tác động, giảm thâm hụt ngân sách, khuyến khích tăng trưởng". "Tôi sẽ không đóng sầm cửa trước mặt họ", ông nói.
Ưu tiên hàng đầu của ông Obama lúc này là tạo dựng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Bên cạnh trọng tâm kinh tế Mỹ, trong cuộc họp báo đầu tiên, ông Obama cũng nêu quan điểm về các vấn đề như chương trình hạt nhân của Iran, khả năng hợp tác cùng với đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney, vấn đề thay đổi khí hậu và cả thông tin liên quan tới vụ bê bối tình ái khiến Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ mất chức.
Về vấn đề ông Mitt Romney, Tổng thống tái đắc cử nói chưa có dự định gì. "Tôi nghĩ tất cả mọi người đều cần nghỉ ngơi. Tôi chắc chắn rằng ngài cựu Thống đốc Romney sẽ cần một khoảng thời gian với gia đình ông ấy. Và tôi hy vọng rằng, trước khi hết năm, chúng tôi sẽ có một dịp cùng ngồi xuống và nói chuyện", ông Obama cho hay.
Về Syria, ông Obama cho biết Mỹ phấn khích với việc một liên minh đối lập mới được thành lập ở Syria, song chưa sẵn sàng công nhận đó là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria. "Chúng tôi chưa sẵn sàng công nhận đó như là một dạng chính phủ lưu vong, song chúng tôi nghĩ đó là một nhóm đại diện rộng rãi", ông nói.
Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại rằng một số "phần tử cực đoan đã trà trộn vào lực lượng đối lập này", đồng thời khẳng định Mỹ chưa xem xét cấp vũ khí cho lực lượng đối lập do lo ngại chúng có thể rơi vào tay các phần tử cực đoan.
Liên quan tới những nỗ lực kiềm chế tham vọng phát triển hạt nhân của Iran, Tổng thống tái đắc cử Barack Obama cho biết, ông tin rằng "vẫn còn thời gian để giải quyết vấn đề này bằng những biện pháp ngoại giao". Ông cũng nêu quan điểm, nên có một hướng đi để Chính phủ Iran có được năng lượng hạt nhân một cách hòa bình.
Căng thẳng nhất trong cuộc họp báo sớm nay là việc Tổng thống Obama chỉ trích các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa công kích Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice. Ông lên tiếng bảo vệ nữ Đại sứ Mỹ khi nói bà Rice đã làm việc hết sức mẫu mực, thể hiện sự khéo léo, tài năng, sự bền bỉ và sự uyển chuyển trong công việc.
Bà Rice bị chỉ trích sau khi phát biểu vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi ngày 11/9 bắt nguồn từ một vụ biểu tình tự phát chống bộ phim phỉ báng đạo Hồi. Hôm 14/11 Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói trên kênh Fox News rằng "sẽ làm mọi điều trong khả năng, ngăn bà Rice trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ".