OCB hướng tới vượt mục tiêu kinh doanh 2016
Định vị là một ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, OCB đã có những bước đi vững chắc
Định vị là một ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có những bước đi vững chắc và đặc biệt năm 2016, OCB đã có nhiều thành công, mở đầu cho giai đoạn "bứt phá thành công".
Trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng đang chuyển mình sau hàng loạt chính sách vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước và những biến động từ quá trình tái cấu trúc, sát nhập thì bài toán quan trọng đặt ra cho toàn hệ thống là sự đứng vững và từng bước khẳng định mình.
Được thành lập từ năm 1996, qua 20 năm phát triển, Ngân hàng Phương Đông đã đi qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế và giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng nhưng OCB là một trong những ngân hàng “về đích” sớm nhất trong việc tái cơ cấu.
Năm 2015, OCB đã chủ động hoàn thành tái cơ cấu. Các chỉ số hoạt động của Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định.
Năm 2015, OCB đã chủ động hoàn thành tái cơ cấu. Các chỉ số hoạt động của Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định.
Theo đó, OCB đã nhận được sự tín nhiệm từ đông đảo khách hàng và được đánh giá là một ngân hàng tận tâm, thân thiện với khách hàng. Từ năm 2010 trở đi, ngân hàng OCB cũng đã có nhiều thay đổi cơ bản trong hệ thống quản trị điều hành lẫn chiến lược hoạt động.
Kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi, OCB lấy khách hàng làm trọng tâm phát triển. Những thành tựu này tạo nền tảng vững chắc giúp OCB phát triển lâu dài, gắn kết với phương châm mang đến “Niềm tin và Thịnh vượng” cho khách hàng.
Kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi, OCB lấy khách hàng làm trọng tâm phát triển. Những thành tựu này tạo nền tảng vững chắc giúp OCB phát triển lâu dài, gắn kết với phương châm mang đến “Niềm tin và Thịnh vượng” cho khách hàng.
Đến nay, OCB đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, luôn lấy tiêu chí công khai minh bạch làm phương châm cho sự phát triển bền vững.
Đây cũng là Ngân hàng tiên phong trong việc chủ động thực hiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Quốc tế. Đến ngày 11/11/2016, OCB đã hoàn tất giai đoạn 1 của dự án Phòng, chống rửa tiền góp phần quan trọng hoàn thành dự án Basel II vào tháng 2/2017 để đảm bảo hệ thống quản trị hoạt động tốt và an toàn tối đa cho khách hàng khi giao dịch.
Đây cũng là Ngân hàng tiên phong trong việc chủ động thực hiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Quốc tế. Đến ngày 11/11/2016, OCB đã hoàn tất giai đoạn 1 của dự án Phòng, chống rửa tiền góp phần quan trọng hoàn thành dự án Basel II vào tháng 2/2017 để đảm bảo hệ thống quản trị hoạt động tốt và an toàn tối đa cho khách hàng khi giao dịch.
Những bước đi trong 3 năm gần đây đã tạo đà cho những thành quả trong thời gian tới. Những chỉ số về hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của OCB đang thuộc top các ngân hàng dẫn đầu.
Đặc biệt, trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng tài sản tăng trưởng của OCB đạt 61.216 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 427 tỷ tăng 160% so với năm 2015, dư nợ cho vay tăng 30%, tổng huy động thị trường 1 tăng 42,5% tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất và giảm xuống 1,77%.
Đặc biệt, trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng tài sản tăng trưởng của OCB đạt 61.216 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 427 tỷ tăng 160% so với năm 2015, dư nợ cho vay tăng 30%, tổng huy động thị trường 1 tăng 42,5% tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất và giảm xuống 1,77%.
Hiện đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, OCB đang triển khai các giải pháp đồng bộ để tăng tốc và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2016.
“Bên cạnh việc đánh giá lại hệ thống quản trị, nắm bắt các vấn đề công nghệ, đổi mới sản phẩm, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng, lấy họ làm trọng tâm phát triển thì sẽ hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Hiện khả năng tiếp cận thông tin của các ngân hàng Việt Nam không thua kém so với với các ngân hàng ngoại quốc. Mới đây, ngân hàng OCB vừa hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu thế giới như Tập đoàn Microsolf, Gartner,.. nhằm tư vấn nội bộ cho Ngân hàng về định hướng phát triển và cập nhật thông tin thường xuyên, nhờ đó giúp OCB nhanh chóng nắm bắt những đổi mới công nghệ và thay đổi hệ thống quản trị theo kịp xu hướng chung toàn cầu”, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB, nói.
Năm 2016, OCB dự kiến phát triển mạnh về quy mô và số lượng khách hàng với kế hoạch lợi nhuận đạt 450 tỷ đồng. Các giải pháp đồng bộ đang được triển khai ở OCB bắt đầu từ việc gia tăng giá trị cho khách hàng trên mỗi sản phẩm dịch vụ đến chất lượng phục vụ và cơ cấu vận hành với phương châm “tốc độ” sẽ góp phần thực hiện lộ trình chiến lược đưa OCB vào nhóm ngân hàng mạnh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020.
Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh doanh, trong quý 4/2016, OCB vừa công bố tuyển dụng hơn 300 nhân sự phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Các chuyên viên quan hệ khách hàng này sẽ được làm việc tại hệ thống OCB trong cả nước.
Đồng thời, OCB cho biết sẽ khai trương hoạt động mới thêm 9 điểm giao dịch mới để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng trong cả nước. OCB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng về quy mô khách hàng nhanh chóng bằng những gói sản phẩm, dịch vụ chương trình thiết thực theo từng phân khúc khách hàng khác nhau, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu trở thành Ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.