Olympic Bắc Kinh, cơ hội “vàng” cho các hãng thiết bị an ninh
Trung Quốc sẽ chi khoảng 6,5 tỷ USD vào lĩnh vực an ninh cho sự kiện lớn này
Trong khi những thương hiệu “đình đám” như McDonald’s, Adidas và Coca-Cola chi hàng triệu USD để quảng bá cho sự xuất hiện của họ ở Olympic Bắc Kinh, có một nhóm các công ty đa quốc gia khác cũng tham gia vào sự kiện này tỏ ra “im hơi kín tiếng” hơn.
Trung Quốc sẽ chi khoảng 6,5 tỷ USD vào lĩnh vực an ninh cho sự kiện lớn này, và phần lớn số tiền đó thuộc về hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của những hợp đồng này, các nhà cung cấp thường không muốn đề cập tới chuyện họ đang làm gì và sẽ kiếm được bao nhiêu.
“Chúng tôi muốn tránh trả lời những câu hỏi nhạy cảm”, một nhân viên văn phòng Bắc Kinh của hãng Panasonic, nhà cung cấp camera theo dõi cho Olympic Bắc Kinh, cho biết.
Chi phí an ninh kỷ lục
Nhưng điều này không có nghĩa các công ty thiết bị an ninh không tích cực trong việc “giành giật” hợp đồng cho mình. Các hãng như General Electric (GE), IBM, Honeywell, Siemens, Panasonic và LG đều đã dành được những hợp đồng lớn cung cấp thiết bị an ninh cho Olympic mùa hè năm nay - sự kiện được coi là một trong những cơ hội kinh doanh lớn nhất cho ngành này từ trước tới nay.
Theo Hiệp hội Công nghiệp An ninh Mỹ, tại Olympic Athen năm 2004, Hy Lạp chỉ chi có 1,5 tỷ USD cho vấn đề an ninh, ít hơn 4 lần so với số tiền mà Bắc Kinh bỏ ra lần này.
Một phần lý do khiến Trung Quốc phải chi số tiền lớn như vậy là do quy mô khổng lồ của Olympic 2008. Chỉ riêng thành phố Bắc Kinh đã có tới 31 địa điểm thi đấu. Ngoài Bắc Kinh, còn có tới 6 thành phố khác tham gia sự kiện - một con số lớn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic. Các thành phố này sẽ là địa điểm tổ chức các trận đấu bóng đá, chèo thuyền và các lễ diễu hành. Sẽ có 10.000 vận động viên tới tham dự Olympic Bắc Kinh, cùng với 30.000 nhà báo và hơn 80 nguyên thủ quốc gia.
Mối lo ngại của Bắc Kinh về khả năng xảy ra khủng bố cũng là một lý do của khoản chi phí an ninh khổng lồ trên. Ngày 4/8, hai kẻ khủng bố đã tấn công vào một nhóm cảnh sát ở phía Tây nước này, khiến 16 cảnh sát thiệt mạng. Do đó, Trung Quốc đã triển khai 34.000 chiến binh thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân và hơn 75.000 nhân viên an ninh khác để đảm bảo an ninh cho sự kiện.
Các tên lửa phòng không đã được lắp đặt xung quanh sân vận động hình tổ chim Bird’s Nest, trung tâm của sự kiện Olympic. Sân bay quốc tế Bắc Kinh cũng sẽ được đóng cửa trong suốt thời gian diễn ra lễ khai mạc Olympic tại sân vận động này.
“An toàn là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi”, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết khi đang khảo sát các địa điểm tổ chức Olympic hôm 21/7 vừa qua.
Theo ước tính của Hiệp hội Công nghiệp An ninh Mỹ, các công ty nước ngoài chiếm tới gần 90% trong các hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh cho Olympic Bắc Kinh. Hãng Honeywell Security của Mỹ đã cung cấp thiết bị theo dõi xâm nhập và camera theo dõi cho hơn 10 địa điểm tổ chức thi đấu, bao gồm một hợp đồng cung cấp thiết bị 20 triệu Usd cho sân vận động Bird’s Nest.
Hãng Panasonic đã cung cấp khoảng 2.000 camera theo dõi cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, nơi diễn ra các cuộc thi đấu kiếm và là trung tâm báo chí của sự kiện. Siemens cũng cung cấp cho Trung tâm Thể thao dưới nước của Trung Quốc các hệ thống kiểm soát an ninh và tự động hóa trong nhà trị giá 7 triệu USD.
Hãng IBM cũng cung cấp cho các nhà tổ chức Olympic Trung Quốc một sản phẩm mang tên hệ thống kiểm soát thông minh (S3) giúp họ theo dõi được hình ảnh từ khoảng 300.000 camera gắn trên các đường phố Bắc Kinh để phát hiện các đối tượng có khả năng gây rối.
Thị trường tiềm năng
Các công ty nhỏ hơn cũng tham gia vào cơ hội làm ăn lớn tại Olympic năm nay. Hãng Segway, nhà sản xuất của các loại xe điện hai bánh đã cung cấp hơn 100 chiếc xe điện giá 5.300 USD/chiếc cho các nhân viên an ninh của sự kiện.
Một công ty công nghệ liên doanh giữ Trung Quốc và Pháp có tên ASK-TongFang cũng sẽ cung cấp cho Olympic loại vé có gắn chip nhận diện sóng radio. Những chiếc vé loại này cho phép ban tổ chức duy trì một cơ sở dữ liệu trung tâm về thông tin của những người sở hữu vé và theo dõi sự di chuyển của họ.
Nhưng có lẽ, không công ty nước ngoài nào lại có sự tham gia lớn vào sự kiện Olympic Bắc Kinh như tập đoàn GE. Thiết bị của GE được lắp đặt tại 22 địa điểm thi đấu và hãng đã cử tới Trung Quốc 150 kỹ thuật viên để đề phòng sự cố xảy ra đối với các thiết bị này trong suốt thời gian diễn ra Olympic.
Tại sân bay Bắc Kinh, GE đã cung cấp 7 hệ thống theo dõi có thể phát hiện xem một vật thể lạ trong không khí có phải là bom hay thuốc kích thích hay không. Một đường tàu điện ngầm mới xây dựng đi qua Làng Olympic cũng sử dụng các thiết bị theo dõi bằng video của GM. Ngoài ra, còn có 168 tòa nhà tại thủ đô Bắc Kinh được lắp đặt thiết bị an ninh của GE.
Chưa hết, hãng GE mới đây còn giành được toàn bộ hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh cho trụ sở mới của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tuy nhiên, GE từ chối cung cấp thông tin về việc các hợp đồng trên trị giá bao nhiêu.
Thậm chí cả khi Olympic Bắc Kinh đã kết thúc, cơ hội kinh doanh cho các hãng thiết bị an ninh tại Trung Quốc cũng chưa hết. Hợp đồng cung cấp thiết bị cho sự kiện này là bước đột phá quan trọng vào thị trường an ninh Trung Quốc, thị trường có tốc độ tăng trưởng 30% trong năm nay, đạt mức 11 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Hãng GE sẽ cung cấp thiết bị an ninh cho hội chợ quốc tế World Expo tại Thượng Hải năm 2010 và sự kiện Asian Games tổ chức cùng năm tại Quảng Châu. “Đây là những sự kiện lớn cần tới nhiều thiết bị an ninh”, ông James D. Fisher, người chịu trách nhiệm về các hợp đồng của GE với Olympic Bắc Kinh, nhận xét.
Ngoài ra, ông còn lạc quan cho biết, Trung Quốc có rất nhiều thành phố trên 5 triệu dân và những thành phố này đang xây dựng đường tàu điện ngầm mới, sân bay mới, sân vận động mới, và các tòa nhà mới.
“Đó đều là những cơ hội kinh doanh lớn cho chúng tôi”, ông nói.
(Theo Business Week)
Trung Quốc sẽ chi khoảng 6,5 tỷ USD vào lĩnh vực an ninh cho sự kiện lớn này, và phần lớn số tiền đó thuộc về hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của những hợp đồng này, các nhà cung cấp thường không muốn đề cập tới chuyện họ đang làm gì và sẽ kiếm được bao nhiêu.
“Chúng tôi muốn tránh trả lời những câu hỏi nhạy cảm”, một nhân viên văn phòng Bắc Kinh của hãng Panasonic, nhà cung cấp camera theo dõi cho Olympic Bắc Kinh, cho biết.
Chi phí an ninh kỷ lục
Nhưng điều này không có nghĩa các công ty thiết bị an ninh không tích cực trong việc “giành giật” hợp đồng cho mình. Các hãng như General Electric (GE), IBM, Honeywell, Siemens, Panasonic và LG đều đã dành được những hợp đồng lớn cung cấp thiết bị an ninh cho Olympic mùa hè năm nay - sự kiện được coi là một trong những cơ hội kinh doanh lớn nhất cho ngành này từ trước tới nay.
Theo Hiệp hội Công nghiệp An ninh Mỹ, tại Olympic Athen năm 2004, Hy Lạp chỉ chi có 1,5 tỷ USD cho vấn đề an ninh, ít hơn 4 lần so với số tiền mà Bắc Kinh bỏ ra lần này.
Một phần lý do khiến Trung Quốc phải chi số tiền lớn như vậy là do quy mô khổng lồ của Olympic 2008. Chỉ riêng thành phố Bắc Kinh đã có tới 31 địa điểm thi đấu. Ngoài Bắc Kinh, còn có tới 6 thành phố khác tham gia sự kiện - một con số lớn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic. Các thành phố này sẽ là địa điểm tổ chức các trận đấu bóng đá, chèo thuyền và các lễ diễu hành. Sẽ có 10.000 vận động viên tới tham dự Olympic Bắc Kinh, cùng với 30.000 nhà báo và hơn 80 nguyên thủ quốc gia.
Mối lo ngại của Bắc Kinh về khả năng xảy ra khủng bố cũng là một lý do của khoản chi phí an ninh khổng lồ trên. Ngày 4/8, hai kẻ khủng bố đã tấn công vào một nhóm cảnh sát ở phía Tây nước này, khiến 16 cảnh sát thiệt mạng. Do đó, Trung Quốc đã triển khai 34.000 chiến binh thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân và hơn 75.000 nhân viên an ninh khác để đảm bảo an ninh cho sự kiện.
Các tên lửa phòng không đã được lắp đặt xung quanh sân vận động hình tổ chim Bird’s Nest, trung tâm của sự kiện Olympic. Sân bay quốc tế Bắc Kinh cũng sẽ được đóng cửa trong suốt thời gian diễn ra lễ khai mạc Olympic tại sân vận động này.
“An toàn là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi”, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết khi đang khảo sát các địa điểm tổ chức Olympic hôm 21/7 vừa qua.
Theo ước tính của Hiệp hội Công nghiệp An ninh Mỹ, các công ty nước ngoài chiếm tới gần 90% trong các hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh cho Olympic Bắc Kinh. Hãng Honeywell Security của Mỹ đã cung cấp thiết bị theo dõi xâm nhập và camera theo dõi cho hơn 10 địa điểm tổ chức thi đấu, bao gồm một hợp đồng cung cấp thiết bị 20 triệu Usd cho sân vận động Bird’s Nest.
Hãng Panasonic đã cung cấp khoảng 2.000 camera theo dõi cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, nơi diễn ra các cuộc thi đấu kiếm và là trung tâm báo chí của sự kiện. Siemens cũng cung cấp cho Trung tâm Thể thao dưới nước của Trung Quốc các hệ thống kiểm soát an ninh và tự động hóa trong nhà trị giá 7 triệu USD.
Hãng IBM cũng cung cấp cho các nhà tổ chức Olympic Trung Quốc một sản phẩm mang tên hệ thống kiểm soát thông minh (S3) giúp họ theo dõi được hình ảnh từ khoảng 300.000 camera gắn trên các đường phố Bắc Kinh để phát hiện các đối tượng có khả năng gây rối.
Thị trường tiềm năng
Các công ty nhỏ hơn cũng tham gia vào cơ hội làm ăn lớn tại Olympic năm nay. Hãng Segway, nhà sản xuất của các loại xe điện hai bánh đã cung cấp hơn 100 chiếc xe điện giá 5.300 USD/chiếc cho các nhân viên an ninh của sự kiện.
Một công ty công nghệ liên doanh giữ Trung Quốc và Pháp có tên ASK-TongFang cũng sẽ cung cấp cho Olympic loại vé có gắn chip nhận diện sóng radio. Những chiếc vé loại này cho phép ban tổ chức duy trì một cơ sở dữ liệu trung tâm về thông tin của những người sở hữu vé và theo dõi sự di chuyển của họ.
Nhưng có lẽ, không công ty nước ngoài nào lại có sự tham gia lớn vào sự kiện Olympic Bắc Kinh như tập đoàn GE. Thiết bị của GE được lắp đặt tại 22 địa điểm thi đấu và hãng đã cử tới Trung Quốc 150 kỹ thuật viên để đề phòng sự cố xảy ra đối với các thiết bị này trong suốt thời gian diễn ra Olympic.
Tại sân bay Bắc Kinh, GE đã cung cấp 7 hệ thống theo dõi có thể phát hiện xem một vật thể lạ trong không khí có phải là bom hay thuốc kích thích hay không. Một đường tàu điện ngầm mới xây dựng đi qua Làng Olympic cũng sử dụng các thiết bị theo dõi bằng video của GM. Ngoài ra, còn có 168 tòa nhà tại thủ đô Bắc Kinh được lắp đặt thiết bị an ninh của GE.
Chưa hết, hãng GE mới đây còn giành được toàn bộ hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh cho trụ sở mới của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tuy nhiên, GE từ chối cung cấp thông tin về việc các hợp đồng trên trị giá bao nhiêu.
Thậm chí cả khi Olympic Bắc Kinh đã kết thúc, cơ hội kinh doanh cho các hãng thiết bị an ninh tại Trung Quốc cũng chưa hết. Hợp đồng cung cấp thiết bị cho sự kiện này là bước đột phá quan trọng vào thị trường an ninh Trung Quốc, thị trường có tốc độ tăng trưởng 30% trong năm nay, đạt mức 11 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Hãng GE sẽ cung cấp thiết bị an ninh cho hội chợ quốc tế World Expo tại Thượng Hải năm 2010 và sự kiện Asian Games tổ chức cùng năm tại Quảng Châu. “Đây là những sự kiện lớn cần tới nhiều thiết bị an ninh”, ông James D. Fisher, người chịu trách nhiệm về các hợp đồng của GE với Olympic Bắc Kinh, nhận xét.
Ngoài ra, ông còn lạc quan cho biết, Trung Quốc có rất nhiều thành phố trên 5 triệu dân và những thành phố này đang xây dựng đường tàu điện ngầm mới, sân bay mới, sân vận động mới, và các tòa nhà mới.
“Đó đều là những cơ hội kinh doanh lớn cho chúng tôi”, ông nói.
(Theo Business Week)