Ông Lý Xuân Hải từ nhiệm Tổng giám đốc ACB
Ông Đỗ Minh Toàn làm Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu, thay ông Lý Xuân Hải đã từ nhiệm
Chiều 23/8, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã tổ chức họp báo công bố việc bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc thường trực làm tân Tổng giám đốc ACB.
Tham dự họp báo có Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM Nguyễn Văn Dũng cùng toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban điều hành ACB. Lãnh đạo cao nhất của ACB có mặt tại buổi họp là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Vũ Kỳ, người nhận ủy nhiệm xử lý công việc ngân hàng khi Chủ tịch Trần Xuân Giá đang công tác tại Mỹ.
Theo thông tin từ Hội đồng Quản trị ACB, Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải hôm qua đã có đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. Và Hội đồng Quản trị ACB đã chấp thuận đơn từ nhiệm này.
Với kinh nghiệm hơn 17 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Đỗ Minh Toàn là người được Hội đồng Quản trị cử tạm điều hành thay ông Hải hôm 22/8, và nay chính thức chèo lái ACB đang trong tình thế khó khăn.
Ông Toàn từng đảm nhiệm các vị trí: Trưởng phòng Tín dụng doanh nghiệp tại Hội sở ACB, giám đốc chi nhánh, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc. Từ năm 2011, ông Đỗ Minh Toàn đã được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc thường trực.
Tuy nhiên, thủ tục để đưa ông Toàn làm Tổng giám đốc chính thức thay cho Lý Xuân Hải sẽ cần chờ phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Trao đổi với báo giới , ông Toàn cho biết, tình hình tài chính của ACB hiện vẫn lành mạnh. Tính đến ngày 22/08/2012, tổng tài sản ACB đạt hơn 225.000 tỷ đồng, chủ sở hữu đang ở mức 13.586 tỷ đồng, lợi nhuận của riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27%.
“ACB có cổ đông chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, cùng với các cổ đông nước ngoài khác bao gồm Jardines va Dragon Capital. Trong khả năng của mình, những cổ đông này vẫn liên tục hỗ trợ ACB trong hoạt động của ngân hàng”, ông nói.
Thông tin nguyên Phó chủ tịch ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam tối 20/8 đang gây khó khăn trực tiếp cho ACB và thị trường tài chính tiền tệ. Tân Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn xác nhận lượng người tới rút tiền bắt đầu tăng cao trong ngày 21/8 và tiếp tục tăng đột biến vào hôm sau.
"Tuy nhiên, đến hôm nay đã dịu lại một phần và bắt đầu có khách gửi tiền trở lại", ông Toàn nói.
Không cho biết bao nhiêu tiền đã bị rút khỏi hệ thống ACB trong 3 ngày qua, nhưng ông Toàn khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB.
Tương tự như vậy với thanh khoản ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút. “Riêng thanh khoản vàng, chúng tôi khó khăn và đã có kế hoạch dùng tiền mặt chi trả nếu khách rút vàng nhiều hơn khả năng mình có”.
Tham dự họp báo có Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM Nguyễn Văn Dũng cùng toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban điều hành ACB. Lãnh đạo cao nhất của ACB có mặt tại buổi họp là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Vũ Kỳ, người nhận ủy nhiệm xử lý công việc ngân hàng khi Chủ tịch Trần Xuân Giá đang công tác tại Mỹ.
Theo thông tin từ Hội đồng Quản trị ACB, Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải hôm qua đã có đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. Và Hội đồng Quản trị ACB đã chấp thuận đơn từ nhiệm này.
Với kinh nghiệm hơn 17 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Đỗ Minh Toàn là người được Hội đồng Quản trị cử tạm điều hành thay ông Hải hôm 22/8, và nay chính thức chèo lái ACB đang trong tình thế khó khăn.
Ông Toàn từng đảm nhiệm các vị trí: Trưởng phòng Tín dụng doanh nghiệp tại Hội sở ACB, giám đốc chi nhánh, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc. Từ năm 2011, ông Đỗ Minh Toàn đã được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc thường trực.
Tuy nhiên, thủ tục để đưa ông Toàn làm Tổng giám đốc chính thức thay cho Lý Xuân Hải sẽ cần chờ phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Trao đổi với báo giới , ông Toàn cho biết, tình hình tài chính của ACB hiện vẫn lành mạnh. Tính đến ngày 22/08/2012, tổng tài sản ACB đạt hơn 225.000 tỷ đồng, chủ sở hữu đang ở mức 13.586 tỷ đồng, lợi nhuận của riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27%.
“ACB có cổ đông chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, cùng với các cổ đông nước ngoài khác bao gồm Jardines va Dragon Capital. Trong khả năng của mình, những cổ đông này vẫn liên tục hỗ trợ ACB trong hoạt động của ngân hàng”, ông nói.
Thông tin nguyên Phó chủ tịch ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam tối 20/8 đang gây khó khăn trực tiếp cho ACB và thị trường tài chính tiền tệ. Tân Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn xác nhận lượng người tới rút tiền bắt đầu tăng cao trong ngày 21/8 và tiếp tục tăng đột biến vào hôm sau.
"Tuy nhiên, đến hôm nay đã dịu lại một phần và bắt đầu có khách gửi tiền trở lại", ông Toàn nói.
Không cho biết bao nhiêu tiền đã bị rút khỏi hệ thống ACB trong 3 ngày qua, nhưng ông Toàn khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB.
Tương tự như vậy với thanh khoản ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút. “Riêng thanh khoản vàng, chúng tôi khó khăn và đã có kế hoạch dùng tiền mặt chi trả nếu khách rút vàng nhiều hơn khả năng mình có”.