“ACB đã có kế hoạch đối phó rủi ro”
Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại cho biết trong ngày 21/8 đã "nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi thăm"
"Cho đến giờ này các hoạt động của ACB vẫn bình thường. Tất nhiên, có chỗ này chỗ kia khách đến đông hơn một chút. Và tình hình đang trong vòng kiểm soát".
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), ông Nguyễn Thanh Toại, đã cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC chiều 21/8.
Ông cho biết trong ngày hôm nay đã "nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi thăm", vì "người ta thiếu thông tin", và "chúng tôi đã cung cấp thông tin đầy đủ".
Liên quan đến việc cổ phiếu ACB rớt giá khá mạnh hôm nay, ông Toại cho rằng thị trường chứng khoán là độc lập với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nhấn mạnh: "Về phản ứng của thị trường, người này xem đó là cơ hội, người kia xem đó là vận rủi. Cái chuyện đó mình không thể tham gia can thiệp được".
Đề cập đến khả năng khách hàng có thể rút tiền để đề phòng bất trắc, ông Toại nói ACB đã có kinh nghiệm và kế hoạch đối phó với những rủi ro như thế này. "Chúng tôi cố gắng giải thích cho khách hàng rõ thực chất của vấn đề như thế nào, để giúp khách hàng an tâm".
"Chúng tôi đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã có cam kết trong trường hợp cần thiết, sẽ đảm bảo thanh khoản cho ACB để tránh xáo trộn trong xã hội và trong hệ thống ngân hàng".
Ông cũng nhắc lại rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên diễn ra hôm 20/8 chỉ liên quan đến hoạt động của các công ty con của ông này, không liên quan và không ảnh hưởng đến hoạt động của ACB.
Trước câu hỏi về khả năng các công ty con đó vay tiền của ACB, ông Toại cho biết nếu các công ty này "đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý của Việt Nam, phù hợp với các điều kiện vay của ACB", thì có thể trở thành khách hàng của ACB như những khách hàng khác.
Ông nói: "Các công ty đó không phải là của ngân hàng nên chúng tôi không quan tâm lắm. Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện giờ là chứng minh với khách hàng rằng ACB hoạt động rõ ràng, minh bạch", và nhấn mạnh rằng chuyện liên quan tới các công ty con của ông Kiên là thuộc thẩm quyền của công an điều tra.
Liên quan đến thông tin ACB giảm hạn mức giải ngân cho vay trong ngày 21/8, theo ông Toại, đó không phải là giảm các khoản cho vay, mà là biện pháp kỹ thuật để cân đối thanh khoản. "Chúng tôi căn cứ vào tình hình khách hàng đến để có dự phòng. Với những khoản giải ngân cho vay trên 2 tỷ đồng, chúng tôi đề nghị đăng ký để cân đối thanh khoản. Với những khoản dưới 2 tỷ đồng, chúng tôi cho giải ngân bình thường".
Ông nhắc lại vụ việc diễn ra vào năm 2003, khi Tổng giám đốc ACB khi đó bị đồn là đã "bỏ trốn", dẫn đến việc hàng loạt người dân rút tiền tại ACB. Đó là lần đầu tiên ngân hàng này phải đối phó với một tình huống như vậy. "Sau những lúng túng ban đầu, nhờ sự ứng phó một cách linh hoạt và có sự chỉ đạo chặt chẽ từ phía Ngân hàng Nhà nước, ủng hộ từ phía Chính phủ, cho nên trong ba ngày chúng tôi đã giải quyết vấn đề một cách êm thấm", ông nói.
Ông cũng kể lại chuyện ACB đã giữ lại phần lãi cho những khách hàng đến rút tiền trong vụ việc năm 2003, vừa để đáp lại "tình cảm của khách hàng với ngân hàng", vừa xem đó là bài học đối với ngân hàng.
Về việc Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải phải lên làm việc với cơ quan điều tra, ông Toại nói do ACB đang phải tập trung sức để đảm bảo hoạt động ngân hàng bình thường, nên "chưa có liên hệ với cơ quan điều tra".
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), ông Nguyễn Thanh Toại, đã cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC chiều 21/8.
Ông cho biết trong ngày hôm nay đã "nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi thăm", vì "người ta thiếu thông tin", và "chúng tôi đã cung cấp thông tin đầy đủ".
Liên quan đến việc cổ phiếu ACB rớt giá khá mạnh hôm nay, ông Toại cho rằng thị trường chứng khoán là độc lập với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nhấn mạnh: "Về phản ứng của thị trường, người này xem đó là cơ hội, người kia xem đó là vận rủi. Cái chuyện đó mình không thể tham gia can thiệp được".
Đề cập đến khả năng khách hàng có thể rút tiền để đề phòng bất trắc, ông Toại nói ACB đã có kinh nghiệm và kế hoạch đối phó với những rủi ro như thế này. "Chúng tôi cố gắng giải thích cho khách hàng rõ thực chất của vấn đề như thế nào, để giúp khách hàng an tâm".
"Chúng tôi đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã có cam kết trong trường hợp cần thiết, sẽ đảm bảo thanh khoản cho ACB để tránh xáo trộn trong xã hội và trong hệ thống ngân hàng".
Ông cũng nhắc lại rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên diễn ra hôm 20/8 chỉ liên quan đến hoạt động của các công ty con của ông này, không liên quan và không ảnh hưởng đến hoạt động của ACB.
Trước câu hỏi về khả năng các công ty con đó vay tiền của ACB, ông Toại cho biết nếu các công ty này "đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý của Việt Nam, phù hợp với các điều kiện vay của ACB", thì có thể trở thành khách hàng của ACB như những khách hàng khác.
Ông nói: "Các công ty đó không phải là của ngân hàng nên chúng tôi không quan tâm lắm. Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện giờ là chứng minh với khách hàng rằng ACB hoạt động rõ ràng, minh bạch", và nhấn mạnh rằng chuyện liên quan tới các công ty con của ông Kiên là thuộc thẩm quyền của công an điều tra.
Liên quan đến thông tin ACB giảm hạn mức giải ngân cho vay trong ngày 21/8, theo ông Toại, đó không phải là giảm các khoản cho vay, mà là biện pháp kỹ thuật để cân đối thanh khoản. "Chúng tôi căn cứ vào tình hình khách hàng đến để có dự phòng. Với những khoản giải ngân cho vay trên 2 tỷ đồng, chúng tôi đề nghị đăng ký để cân đối thanh khoản. Với những khoản dưới 2 tỷ đồng, chúng tôi cho giải ngân bình thường".
Ông nhắc lại vụ việc diễn ra vào năm 2003, khi Tổng giám đốc ACB khi đó bị đồn là đã "bỏ trốn", dẫn đến việc hàng loạt người dân rút tiền tại ACB. Đó là lần đầu tiên ngân hàng này phải đối phó với một tình huống như vậy. "Sau những lúng túng ban đầu, nhờ sự ứng phó một cách linh hoạt và có sự chỉ đạo chặt chẽ từ phía Ngân hàng Nhà nước, ủng hộ từ phía Chính phủ, cho nên trong ba ngày chúng tôi đã giải quyết vấn đề một cách êm thấm", ông nói.
Ông cũng kể lại chuyện ACB đã giữ lại phần lãi cho những khách hàng đến rút tiền trong vụ việc năm 2003, vừa để đáp lại "tình cảm của khách hàng với ngân hàng", vừa xem đó là bài học đối với ngân hàng.
Về việc Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải phải lên làm việc với cơ quan điều tra, ông Toại nói do ACB đang phải tập trung sức để đảm bảo hoạt động ngân hàng bình thường, nên "chưa có liên hệ với cơ quan điều tra".