Ông Nguyễn Đức Hưởng rời vị trí Phó chủ tịch LienVietPostBank
Đây có thể là bước chuẩn bị cho nhiệm vụ mới do Ngân hàng Nhà nước biệt phái
Chiều 24/4, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để thay đổi nhân sự cao cấp và lên kế hoạch tăng vốn.
Tại đại hội này, LienVietPostBank đã thông qua việc miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị và ông Phạm Hải Âu, Trưởng ban Kiểm soát.
“Tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của LienVietPostBank. Dù không giữ cương vị Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn tham gia hoạt động của LienVietPostBank với vai trò cố vấn cao cấp. Ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tập trung các công việc quan trọng của Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam trong thời gian tới với vai trò Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội và theo phân công, biệt phái nhận nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước (nếu có)”, thông cáo của LienVietPostBank cho biết.
Bên lề đại hội, ông Hưởng cho biết, sau khi rời LienVietPostBank, ông sẽ tiếp tục tập trung và bám sát đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, đề án mà LienVietPostBank và công ty Him Lam triển khai từ hai năm qua.
Ông Hưởng cũng cho biết đang lên kế hoạch đầu tư tại khu vực Tây Bắc để xây dựng mô hình trồng mắc-ca mẫu của riêng mình. Ngoài ra, tại Tây Nguyên, ông cũng đã có vườn giống mắc-ca được xây dựng với mục đích từ thiện, cung cấp cây giống miễn phí cho các hộ dân tham gia dự án.
Tại đại hội trên, LienVietPostBank đã thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi của LienVietPostBank năm 2017 và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi.
LienVietPostBank được thành lập vào năm 2008. Ông Nguyễn Đức Hưởng là một trong những lãnh đạo cao cấp tham gia sáng lập và điều hành ngân hàng này suốt từ những ngày đầu.
Là một trong những ngân hàng trẻ nhất Việt Nam, nhưng đến nay LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần (không có tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước) có mạng lưới mạnh nhất hệ thống, với chi nhánh được thiết lập tại tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước, có hơn 1.000 phòng giao dịch bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện đến tận cấp huyện, xã.
Tính đến 31/3/2017, tổng tài sản của LienVietPostBank đã đạt trên 138.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn trên 127.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 93.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt gần 470 tỷ đồng.
Tại đại hội này, LienVietPostBank đã thông qua việc miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị và ông Phạm Hải Âu, Trưởng ban Kiểm soát.
“Tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của LienVietPostBank. Dù không giữ cương vị Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn tham gia hoạt động của LienVietPostBank với vai trò cố vấn cao cấp. Ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tập trung các công việc quan trọng của Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam trong thời gian tới với vai trò Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội và theo phân công, biệt phái nhận nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước (nếu có)”, thông cáo của LienVietPostBank cho biết.
Bên lề đại hội, ông Hưởng cho biết, sau khi rời LienVietPostBank, ông sẽ tiếp tục tập trung và bám sát đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, đề án mà LienVietPostBank và công ty Him Lam triển khai từ hai năm qua.
Ông Hưởng cũng cho biết đang lên kế hoạch đầu tư tại khu vực Tây Bắc để xây dựng mô hình trồng mắc-ca mẫu của riêng mình. Ngoài ra, tại Tây Nguyên, ông cũng đã có vườn giống mắc-ca được xây dựng với mục đích từ thiện, cung cấp cây giống miễn phí cho các hộ dân tham gia dự án.
Tại đại hội trên, LienVietPostBank đã thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi của LienVietPostBank năm 2017 và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi.
LienVietPostBank được thành lập vào năm 2008. Ông Nguyễn Đức Hưởng là một trong những lãnh đạo cao cấp tham gia sáng lập và điều hành ngân hàng này suốt từ những ngày đầu.
Là một trong những ngân hàng trẻ nhất Việt Nam, nhưng đến nay LienVietPostBank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần (không có tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước) có mạng lưới mạnh nhất hệ thống, với chi nhánh được thiết lập tại tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước, có hơn 1.000 phòng giao dịch bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện đến tận cấp huyện, xã.
Tính đến 31/3/2017, tổng tài sản của LienVietPostBank đã đạt trên 138.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn trên 127.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 93.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt gần 470 tỷ đồng.