Ông Nguyễn Duy Hưng: “ANZ ra đi để lại cơ hội cho SSI”
“ANZ ra đi để lại khoảng trống cho thị trường khi một lượng tiền trong thị trường bị rút đi, nhưng đó lại là cơ hội rất lớn cho SSI”
Sáng nay (29/9), Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) chính thức thông báo về việc Ngân hàng ANZ thoái vốn khỏi SSI sau 7 năm là cổ đông chiến lược.
Tổng số cổ phiếu SSI do ANZ nắm giữ tính từ tháng 9/2007 đến nay là 61,9 triệu cổ phiếu, tương đương 17,51% cổ phần.
Số cổ phiếu này sẽ được bán ra theo hình thức giao dịch thỏa thuận nên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu SSI đang lưu hành, SSI cho biết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc SSI, cho biết, SSI không ngạc nhiên về quyết định này. ANZ có những chiến lược phát triển riêng của họ. ANZ muốn tập trung phát triển ngân hàng thương mại tại Việt Nam, và đó là lý do họ thoái các khoản đầu tư khác.
Cũng theo ông Hưng, cách đây 3 năm khi ANZ lập ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng này đã chủ trương thoái vốn khỏi Sacombank và gần đây họ đã chủ trương thoái vốn khỏi SSI để tập trung xây dựng ngân hàng 100% vốn của ANZ tại Việt Nam.
“Tận dụng cơ hội này, tôi đã liên lạc với môi giới của ANZ để sắp xếp cho một nhà đầu tư trong nước cùng với Công ty Đường Mặt Trời do em trai tôi làm CEO, Công ty Bất động sản Đan Linh của gia đình em trai tôi mua lại toàn bộ 17,51% cổ phần SSI do ANZ nắm giữ. Hợp đồng đã được ký kết và sẽ giao dịch ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận”, Chủ tịch SSI nói.
Cũng theo ông Hưng, việc ANZ ra đi để lại khoảng trống cho thị trường khi một lượng tiền trong thị trường bị rút đi, nhưng đó lại là một cơ hội rất lớn cho SSI.
“Hiện tại với vị thế, quy mô cũng như đội ngũ của mình, SSI đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khác muốn hợp tác với SSI để cùng đưa SSI lên một tầm hoạt động mới theo lộ trình phát triển được McKinsey tư vấn từ năm 2010, nhưng chưa có cơ hội vì đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Hưng nói.
Tổng số cổ phiếu SSI do ANZ nắm giữ tính từ tháng 9/2007 đến nay là 61,9 triệu cổ phiếu, tương đương 17,51% cổ phần.
Số cổ phiếu này sẽ được bán ra theo hình thức giao dịch thỏa thuận nên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu SSI đang lưu hành, SSI cho biết.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc SSI, cho biết, SSI không ngạc nhiên về quyết định này. ANZ có những chiến lược phát triển riêng của họ. ANZ muốn tập trung phát triển ngân hàng thương mại tại Việt Nam, và đó là lý do họ thoái các khoản đầu tư khác.
Cũng theo ông Hưng, cách đây 3 năm khi ANZ lập ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng này đã chủ trương thoái vốn khỏi Sacombank và gần đây họ đã chủ trương thoái vốn khỏi SSI để tập trung xây dựng ngân hàng 100% vốn của ANZ tại Việt Nam.
“Tận dụng cơ hội này, tôi đã liên lạc với môi giới của ANZ để sắp xếp cho một nhà đầu tư trong nước cùng với Công ty Đường Mặt Trời do em trai tôi làm CEO, Công ty Bất động sản Đan Linh của gia đình em trai tôi mua lại toàn bộ 17,51% cổ phần SSI do ANZ nắm giữ. Hợp đồng đã được ký kết và sẽ giao dịch ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận”, Chủ tịch SSI nói.
Cũng theo ông Hưng, việc ANZ ra đi để lại khoảng trống cho thị trường khi một lượng tiền trong thị trường bị rút đi, nhưng đó lại là một cơ hội rất lớn cho SSI.
“Hiện tại với vị thế, quy mô cũng như đội ngũ của mình, SSI đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khác muốn hợp tác với SSI để cùng đưa SSI lên một tầm hoạt động mới theo lộ trình phát triển được McKinsey tư vấn từ năm 2010, nhưng chưa có cơ hội vì đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài”, ông Hưng nói.