Petro Vietnam xin không thoái hết vốn tại PVFC và PVI
Có hai trường hợp đặc biệt mà Petro Vietnam sẽ đề xuất không thoái vốn hoàn toàn với Thủ tướng Chính phủ, là PVFC và PVI
Ngày 9/7/2012, tại cuộc họp báo quý 2/2012 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), nhiều câu hỏi nóng xoay quanh các vấn đề khoản nợ ngân sách 21 nghìn tỷ đồng của Petro Vietnam, đề án tái cấu trúc tập đoàn và lộ trình thoái vốn của Petro Vietnam tại những lĩnh vực không phải then chốt trong bối cảnh thị trường khó khăn liệu có đảm bảo... đã được báo giới đặt ra.
Câu hỏi nóng nhất tại cuộc họp báo xoay quanh vấn đề Petro Vietnam đã xử lý như thế nào đối với khoản nợ ngân sách 21 nghìn tỷ đồng. Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam cho biết, Petro Vietnam đã xử lý theo hướng: theo Luật Doanh nghiệp mới, Nhà nước đã giao phần vốn 760 triệu USD tham gia vào Vietsovpetro cho Petro Vietnam, nên phần lãi đó phải thuộc về Petro Vietnam sau khi trừ đi tất cả các loại thuế, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, Petro Vietnam đã nộp vào ngân sách nhà nước 50% lợi nhuận, còn 50% lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào 12 công trình trọng điểm dầu khí, các công trình này đều đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ông Thực cho biết, Petro Vietnam đã hoàn chỉnh đề án tái cấu trúc tập đoàn giai đoạn 2012 - 2015, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Hiện tập đoàn đang tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai. Theo đó, từ nay đến 2015, Petro Vietnam sẽ thoái vốn hoàn toàn ở những lĩnh vực không phải cốt lõi. Chủ trương đã thống nhất, chỉ chờ thời cơ thuận lợi, thị trường tốt là Petro Vietnam sẽ tiến hành nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn Nhà nước.
Chia sẻ về tổng các khoản đầu tư ra ngoài ngành của Petro Vietnam hiện nay khoảng 5.000 tỷ đồng, ông Thực cũng cho biết, có hai trường hợp đặc biệt mà Petro Vietnam sẽ đề xuất không thoái vốn hoàn toàn với Thủ tướng Chính phủ.
Thứ nhất là trường hợp tại PVFC - đây là tổ chức cần thiết để thực hiện thu xếp vốn cho Petro Vietnam, không sinh ra theo phong trào - nên Petro Vietnam kiến nghị chỉ thoái vốn tại PVFC xuống còn 20%.
Thứ hai là trường hợp tại PVI - đây là đơn vị quản lý rủi ro, quản lý tài sản của Petro Vietnam, nhất là các công trình trên biển - nên Petro Vietnam kiến nghị thoái vốn từ 35% xuống còn 18%.
Tuy nhiên, ông Thực cũng nhấn mạnh, nếu không được Thủ tướng đồng ý thì Petro Vietnam sẽ thoái vốn 100% tại các đơn vị này.
Lãnh đạo của Petro Vietnam cũng cho biết, hiện Petro Vietnam có hai sản phẩm rất khó tiêu thụ, gồm sản phẩm chạy thử của sơ sợi Đình Vũ và nhiên liệu sinh học ethanol. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ giảm, giá giảm.
Sản phẩm sơ sợi Đình Vũ mới chỉ là sản phẩm chạy thử nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Còn mặt hàng ethanol tiêu thụ trong nước khó khăn do Chính phủ chưa có quy định bắt buộc sử dụng xăng sinh học E5. Hơn nữa, nguyên nhân gây cháy nổ xe máy, ô tô thời gian qua đã gây hiểu nhầm ethanol với methanol. Trong khi việc đẩy mạnh tiêu dùng xăng sinh học E5 (xăng pha 5% ethanol) sẽ hạn chế hàng chục triệu USD nhập khẩu xăng dầu/năm. Thế nhưng Petro Vietnam hiện mới bán được 9.000 tấn ethanol cho thị trường trong nước, còn lại phải xuất khẩu, trong khi thị trường xuất khẩu cũng khá khó khăn, bị đối tác nước ngoài ép giá.
Trao đổi về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam trong 6 tháng đầu năm, ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc của Petro Vietnam nhấn mạnh, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của năm 2012 thì tất cả các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam đều hoàn thành vượt mức hai con số.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, gia tăng trữ lượng dầu khí của Petro Vietnam đạt 26 - 30 triệu tấn thu hồi, bằng 74,3% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13 triệu tấn, bằng 52,4% kế hoạch năm. Tính hết 6 tháng, Petro Vietnam đã sản xuất được 7,74 tỷ kWh điện, bằng 56% kế hoạch năm; sản xuất đạm đạt 673,3 nghìn tấn, bằng 55,6% kế hoạch năm. Sản phẩm sản xuất từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 2,63 triệu tấn, bằng 44% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ dầu khí đạt 109 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng doanh thu của toàn các đơn vị trong tập đoàn đạt 380,6 nghìn tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch 6 tháng và 57,6% kế hoạch năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán dầu đạt 7,45 tỷ USD, bằng 75% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước đạt 81,2 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2% kế hoạch năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận trước thuế của PetroVietnam trong 6 tháng đầu năm đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ 2011.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Câu hỏi nóng nhất tại cuộc họp báo xoay quanh vấn đề Petro Vietnam đã xử lý như thế nào đối với khoản nợ ngân sách 21 nghìn tỷ đồng. Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam cho biết, Petro Vietnam đã xử lý theo hướng: theo Luật Doanh nghiệp mới, Nhà nước đã giao phần vốn 760 triệu USD tham gia vào Vietsovpetro cho Petro Vietnam, nên phần lãi đó phải thuộc về Petro Vietnam sau khi trừ đi tất cả các loại thuế, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, Petro Vietnam đã nộp vào ngân sách nhà nước 50% lợi nhuận, còn 50% lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào 12 công trình trọng điểm dầu khí, các công trình này đều đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ông Thực cho biết, Petro Vietnam đã hoàn chỉnh đề án tái cấu trúc tập đoàn giai đoạn 2012 - 2015, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Hiện tập đoàn đang tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai. Theo đó, từ nay đến 2015, Petro Vietnam sẽ thoái vốn hoàn toàn ở những lĩnh vực không phải cốt lõi. Chủ trương đã thống nhất, chỉ chờ thời cơ thuận lợi, thị trường tốt là Petro Vietnam sẽ tiến hành nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn Nhà nước.
Chia sẻ về tổng các khoản đầu tư ra ngoài ngành của Petro Vietnam hiện nay khoảng 5.000 tỷ đồng, ông Thực cũng cho biết, có hai trường hợp đặc biệt mà Petro Vietnam sẽ đề xuất không thoái vốn hoàn toàn với Thủ tướng Chính phủ.
Thứ nhất là trường hợp tại PVFC - đây là tổ chức cần thiết để thực hiện thu xếp vốn cho Petro Vietnam, không sinh ra theo phong trào - nên Petro Vietnam kiến nghị chỉ thoái vốn tại PVFC xuống còn 20%.
Thứ hai là trường hợp tại PVI - đây là đơn vị quản lý rủi ro, quản lý tài sản của Petro Vietnam, nhất là các công trình trên biển - nên Petro Vietnam kiến nghị thoái vốn từ 35% xuống còn 18%.
Tuy nhiên, ông Thực cũng nhấn mạnh, nếu không được Thủ tướng đồng ý thì Petro Vietnam sẽ thoái vốn 100% tại các đơn vị này.
Lãnh đạo của Petro Vietnam cũng cho biết, hiện Petro Vietnam có hai sản phẩm rất khó tiêu thụ, gồm sản phẩm chạy thử của sơ sợi Đình Vũ và nhiên liệu sinh học ethanol. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ giảm, giá giảm.
Sản phẩm sơ sợi Đình Vũ mới chỉ là sản phẩm chạy thử nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Còn mặt hàng ethanol tiêu thụ trong nước khó khăn do Chính phủ chưa có quy định bắt buộc sử dụng xăng sinh học E5. Hơn nữa, nguyên nhân gây cháy nổ xe máy, ô tô thời gian qua đã gây hiểu nhầm ethanol với methanol. Trong khi việc đẩy mạnh tiêu dùng xăng sinh học E5 (xăng pha 5% ethanol) sẽ hạn chế hàng chục triệu USD nhập khẩu xăng dầu/năm. Thế nhưng Petro Vietnam hiện mới bán được 9.000 tấn ethanol cho thị trường trong nước, còn lại phải xuất khẩu, trong khi thị trường xuất khẩu cũng khá khó khăn, bị đối tác nước ngoài ép giá.
Trao đổi về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam trong 6 tháng đầu năm, ông Lê Minh Hồng, Phó tổng giám đốc của Petro Vietnam nhấn mạnh, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn của năm 2012 thì tất cả các chỉ tiêu tài chính của Petro Vietnam đều hoàn thành vượt mức hai con số.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, gia tăng trữ lượng dầu khí của Petro Vietnam đạt 26 - 30 triệu tấn thu hồi, bằng 74,3% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13 triệu tấn, bằng 52,4% kế hoạch năm. Tính hết 6 tháng, Petro Vietnam đã sản xuất được 7,74 tỷ kWh điện, bằng 56% kế hoạch năm; sản xuất đạm đạt 673,3 nghìn tấn, bằng 55,6% kế hoạch năm. Sản phẩm sản xuất từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 2,63 triệu tấn, bằng 44% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ dầu khí đạt 109 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng doanh thu của toàn các đơn vị trong tập đoàn đạt 380,6 nghìn tỷ đồng, bằng 121% kế hoạch 6 tháng và 57,6% kế hoạch năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán dầu đạt 7,45 tỷ USD, bằng 75% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước đạt 81,2 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2% kế hoạch năm, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận trước thuế của PetroVietnam trong 6 tháng đầu năm đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ 2011.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)