Phá rừng, làm hại động vật hoang dã bị phạt nặng
Người có hành vi săn, bẫy, nuôi nhốt động vật hoang dã, kinh doanh lâm sản trái phép có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Người có hành vi săn, bẫy, nuôi nhốt động vật hoang dã, kinh doanh lâm sản trái phép có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.
Đó là quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ban hành ngày 30/10/2007. Nếu như Nghị định 159 chỉ quy định mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng, thì nghị định mới có mức xử phạt cao gấp nhiều lần.
Nghị định mới cũng quy định rõ lực lượng kiểm lâm và chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Còn các cơ quan chức năng như: công an, bộ đội biên phòng, hải quan, thuế, quản lý thị trường, thanh tra và chủ rừng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Cũng theo nghị định, đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2 - 50 triệu đồng; hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị phạt từ 3 - 50 triệu đồng, tùy theo hậu quả đã gây ra.
Người có hành vi phá rừng trái pháp luật bị phạt từ 200 nghìn đồng đến 50 triệu đồng tùy theo diện tích rừng đã phá hoặc loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng. Đối với các hành vi khai thác rừng trái phép, mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng.
Đó là quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 và thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ban hành ngày 30/10/2007. Nếu như Nghị định 159 chỉ quy định mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng, thì nghị định mới có mức xử phạt cao gấp nhiều lần.
Nghị định mới cũng quy định rõ lực lượng kiểm lâm và chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Còn các cơ quan chức năng như: công an, bộ đội biên phòng, hải quan, thuế, quản lý thị trường, thanh tra và chủ rừng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Cũng theo nghị định, đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2 - 50 triệu đồng; hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị phạt từ 3 - 50 triệu đồng, tùy theo hậu quả đã gây ra.
Người có hành vi phá rừng trái pháp luật bị phạt từ 200 nghìn đồng đến 50 triệu đồng tùy theo diện tích rừng đã phá hoặc loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng. Đối với các hành vi khai thác rừng trái phép, mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng.