Phạt tới 40 triệu đồng khi quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc
Mức xử phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế lên tới 40 triệu đồng
Thông tin quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc sẽ bị phạt tối đa là 40 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt cao nhất được áp dụng.
Đó là quy định trong Nghị định số 93/2011/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực thi hành từ 15/12.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây: quảng cáo thuốc kê đơn; vacxin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Thông tin quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.
Người giới thiệu thuốc hoạt động khi chưa được cấp thẻ người giới thiệu thuốc.
Không báo cáo giải trình và thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước khi có hành vi vi phạm thông tin, quảng cáo thuốc.
Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung đối với các hành vi trên là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong thời hạn từ 3 đến 12 tháng.
Đó là quy định trong Nghị định số 93/2011/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực thi hành từ 15/12.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây: quảng cáo thuốc kê đơn; vacxin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Thông tin quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.
Người giới thiệu thuốc hoạt động khi chưa được cấp thẻ người giới thiệu thuốc.
Không báo cáo giải trình và thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước khi có hành vi vi phạm thông tin, quảng cáo thuốc.
Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung đối với các hành vi trên là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong thời hạn từ 3 đến 12 tháng.